Nguyên nhân

Một phần của tài liệu huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 80)

b. Đang xem xét 52 21% 245 c Dừng và chuyển sang ngân

3.4.3. Nguyên nhân

Các nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Agribank chi nhánh Thăng Long là chi nhánh hoạt động lâu năm, được kế thừa từ Sở giao dịch, nên các nghiệp vụ truyền thống còn chiếm phần lớn, nên đã phần nào làm cho chi nhánh ít quan tâm đến việc phải tăng cường tiếp thị, mở rộng mạng lưới, cải cách quản trị nhằm thu hút khách hàng, nhất là khách hàng gửi tiền, khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

Thứ hai, Agribank chi nhánh Thăng Long vẫn chưa xác định rõ được chiến lược khách hàng phù hợp, từ đó chưa có chính sách khách hàng hợp lý. Việc tổ chức thực hiện chính sách chưa thường xuyên, mức độ chưa thoả đáng. Chi nhánh cũng chưa đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và phân đoạn khách hàng trong việc phát triển hoạt động tín dụng, mà mới tập trung vào một số khách hàng truyền thống.

Thứ ba, Agribank chi nhánh Thăng Long chưa thực sự chú trọng đến việc tăng trưởng tín dụng thể hiện thông qua hiệu quả sử dụng vốn còn thấp.

Thứ tư, Agribank chi nhánh Thăng Long chưa sát sao trong việc đánh giá và đo lường rủi ro đối với sự biến động của lãi suất qua các giai đoạn. Chưa xây dựng được chính sách lãi suất linh hoạt. Ưu thế của chi nhánh là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán tốt, do đó nguồn tiền gửi thanh toán có tỷ trọng cao, nên nhiều lúc chi nhánh thu hút được tiết kiệm có lãi suất thấp hơn ngân hàng khác. Song chi phí lãi đầu vào bình quân vẫn không cao. Điều này cũng gây ra sự ỷ lại như chi nhánh không cần phải tạo ra sự “thuận tiện cho khách hàng”

71

Thứ năm, Chưa có chính sách marketing đồng bộ, chưa có nhiều các công tác marketing về huy động vốn, hoặc các hình thức khuyến mại, hoạt động Marketing chưa thực sự phát huy hiệu quả. Trong thời gian gần đây, hoạt động marketing đã được chú trọng hơn nhưng vẫn chưa chuyên nghiệp và hiệu quả. Hoạt động nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chưa được tiến hành thường xuyên và có hệ thống, chưa xác định được chiến lược khách hàng phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng do đó chưa đưa ra được chính sách khách hàng thống nhất trong toàn hệ thống. Số lượng các hoạt động truyền thông lớn nhưng lại rải rác, không tập trung … những hoạt động này chỉ mang tính bộc phát không có chính sách hay kế hoạch lâu dài nên kết quả thu lại không cao như mong muốn.

Thứ sáu, nguồn nhân lực còn hạn chế do việc đào tạo cán bộ huy động vốn ít được thực hiện, không thể hiện được tính thường xuyên liên tục. Thái độ làm việc của một số nhân viên còn thờ ơ, chưa am hiểu về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thể hiện tinh thần trách nhiệm chưa cao gây ra sự phiền lòng cho khách hàng. Sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng chưa nhịp nhàng nên hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng còn chưa cao

Thứ bẩy, cơ sở vật chất, công nghệ tồn tại nhiều bất cập: tính đồng bộ về công nghệ trong toàn hệ thống còn thấp khiến cho công nghệ ngân hàng hiện đại mà ngân hàng đã đầu tư không phát huy hiệu quả. Hệ thống thanh toán giữa doanh nghiệp và ngân hàng còn sơ sài, chưa thực hiện trực tiếp qua mạng máy tính nên khách hàng phải thường xuyên đi lại, gây khó khăn trong việc thu hút khách hàng.

Các nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, trong giai đoạn vừa qua, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải chịu nhiều ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng tài chính- kinh tế. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như thu nhập của người dân điều này làm cho chính sách lãi suất thay đổi ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khiến cho việc huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng nói chung và

72

Agribank chi nhánh Thăng Long nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ hai, hệ thống pháp luật còn thiếu nhất quán, chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của chi nhánh.

Thứ ba, là sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trong nội bộ hệ thống các NHTM với nhau và với các định chế tài chính phi ngân hàng. Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn. Thậm chí, một số ngân hàng đã vượt qua cả các quy định của NHNN (trần lãi suất huy động, cho vay, thu phí nghiệp vụ cho vay, trần tỷ giá…) để lôi kéo khách hàng. Một số ngân hàng được cấp phép thành lập, mở thêm chi nhánh đã hút các doanh nghiệp và dân cư về hoạt động tại ngân hàng mình nên cũng làm tiền gửi tại chi nhánh giảm đáng kể.

Từ thực trạng nguồn vốn và hoạt động huy động vốn của Agribank chi nhánh Thăng Long, vấn đề đặt ra cấp thiết là phải có các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả huy động vốn để đáp ứng yêu cầu không ngừng mở rộng, nâng cao kết quả kinh doanh của ngân hàng.

73

CHƢƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ HUY

ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG

Một phần của tài liệu huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)