Các nhân tố tác động đến hiệu quả huy động vốn tại NHTM 1 Nhân tố ngoài ngân hàng

Một phần của tài liệu huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 32)

1.4.1. Nhân tố ngoài ngân hàng

* Lạm phát: Yếu tố lạm phát của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến đến lãi suất của ngân hàng. Theo nguyên tắc lãi suất tiền gửi của ngân hàng phải thực dương (lãi suất tiền gửi phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát), do đó trong điều kiện lạm phát ở mức cao, lãi suất tiền huy động qua hình thức tiết kiệm không đủ mạnh để giữ được sức mua của đồng tiền so với tốc độ lạm phát do đó người dân sẽ không ưu tiên việc giữ tiền thông qua việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng mà có thể lựa chọn một hình thức giữ tiền khác như thông qua kim loại quý, qua bất động sản hay chứng khoán vì vậy ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn qua tiết kiệm. Ngược lại, nếu tình hình lạm phát ở mức ổn định thì việc huy động vốn qua hình thức tiết kiệm sẽ thuận lợi hơn.

* Tình hình kinh tế chính trị xã hội và tăng trưởng kinh tế: Tình hình chính trị xã hội ổn định thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế, đẩy mạnh các hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng thu nhập quốc dân, tăng tiết kiệm và khuyến khích đầu tư. Ngược lại, tình hình chính trị xã hội bất ổn, các cuộc biểu tình, bãi công làm suy giảm uy tín của chính phủ luôn dẫn đến tình trạng kìm hãm sự phát

23

triển của các hoạt động kinh tế, hoạt động đầu tư, giảm thu nhập quốc dân và huy động vốn của ngân hàng bị trì trệ.

Nền kinh tế ở vào tình trạng tăng trưởng hay suy thoái đều tác động tới việc huy động vốn của các NHTM. Trong điều kiện kinh tế tăng trưởng, có nhiều cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh, việc huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một nhu cầu được đặt ra hàng đầu, nên các nhà đầu tư sẽ tạo những điều kiện thuận lợi nhất để thu hút được các nguồn vốn vì vậy xu hướng gửi tiền tiết kiệm cũng sẽ gia tăng. Ngược lại trong điều kiện kinh tế suy thoái, lợi ích thu được từ gửi tiết kiệm sẽ bằng hoặc thấp hơn các hình thức khác nên người dân sẽ cân nhắc việc gửi tiết kiệm với các hình thức giữ tiền hoặc đầu tư khác.

* Cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, các kênh đầu tư: Nói đến cạnh tranh là nói đến sự tranh đua, giành giật khách hàng, tăng thị phần giữa các đối thủ cạnh tranh. Nền kinh tế càng phát triển thì ngày càng có nhiều các ngân hàng và các tổ chức tài chính, tiền tệ trong và ngoài nước, ngày càng có nhiều kênh đầu tư tham gia thị trường. Sự cạnh tranh giữa các tổ chức, kênh đầu tư trên thị trường ngày càng mạnh mẽ. Trong huy động vốn tính cạnh tranh thể hiện ở sự tranh đua về số lượng khách hàng, lượng vốn huy động được, số lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng và được khách hàng lựa chọn, sự bền vững của nguồn khách hàng khác. Ngày nay các ngân hàng không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các thể chế tài chính phi ngân hàng, các sản phẩm của ngân hàng đang bị các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng, cho vay lấy lãi…cạnh tranh mạnh mẽ trong việc thu hút nguồn vốn và khách hàng. Khi số lượng các định chế tài chính, các kênh đầu tư tăng lên, thì thị phần của mỗi ngân hàng sẽ bị chia sẻ, nguồn vốn huy động có thể bị giảm đi. Nếu một ngân hàng nào đó không có ưu thế cạnh tranh thì tất yếu sẽ thất bại trong huy động vốn nói riêng và trong nghiệp vụ kinh doanh nói chung. (Tô Ngọc Hưng, 2009)

* Pháp luật, chính sách của nhà nước: Pháp luật được đặt ra để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Cụ thể là luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng nhà nước

24

Việt Nam và hệ thống các văn bản pháp quy khác về lãi suất, dự trữ bắt buộc, tỷ giá...Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh đặc biệt nên được quản lý chặt chẽ bởi các chính sách, quy định của Chính phủ và Ngân hàng Trung Ương. Thay đổi chính sách của nhà nước về chính sách tài chính-tiền tệ-tín dụng rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn, quy mô, cơ cấu và hiệu quả huy động vốn của NHTM.

Chính sách tài khóa: Là các chính sách của Chính phủ, thông qua hoạt động chi tiêu và thuế khóa, nhằm tác động lên định hướng phát triển của nền kinh tế. Khi áp dụng chính sách tài khóa mở rộng, Chính phủ tăng chi tiêu hoặc giảm thuế làm cầu tiền giao dịch tăng, làm tăng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, mở rộng đầu tư, mở rộng sản xuất, lãi suất huy động sẽ tăng lên để thu hút các nguồn vốn trong đó có vốn tiết kiệm. Ngược lại khi sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt, chính sách thắt chặt tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát, khi đó để giữ được sức mua của đồng tiền thì lãi suất phải giảm, do vậy có thể làm lượng vốn mà người dân lựa chọn kênh tiết kiệm giảm xuống.

Chính sách tiền tệ-tín dụng: Đây là một trong những chính sách lớn của Nhà nước để điều tiết khối lượng tiền lưu thông và lãi suất cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ nhất định. Chính sách tiền tệ có thể được thực hiện theo hai hướng đó là: chính sách tiền tệ mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt. Chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng cung tiền trên thị trường, làm lãi suất giảm, nếu lãi suất tiền gửi giảm xuống thì lượng tiền tiết kiệm sẽ giảm do người gửi tiết kiệm sẽ lựa chọn cách thức giữ tiền khác hiệu quả hơn, xu hướng gửi tiết kiệm sẽ có thể giảm. Khi áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, đồng nghĩa với việc giảm cung tiền, khi đó Chính phủ phải tìm cách thu hút lượng tiền trên thị trường bằng cách tăng lãi suất, lượng tiền gửi tiết kiệm sẽ gia tăng.

* Thu nhập, thói quen cất trữ, chi tiêu và tâm lý của khách hàng. Thu nhập của người dân cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lượng vốn huy động của ngân hàng. Giữa thu nhập, tiêu dùng và tích luỹ luôn có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Khi thu nhập thấp thì thường chỉ đủ cho tiêu dùng mà không có tích luỹ, ngân

25

hàng khó huy động vốn. Khi thu nhập tăng thì tỷ trọng dành cho tích lũy sẽ tăng dần và tỷ trọng thu nhập dành cho tiêu dùng sẽ giảm xuống, ngân hàng huy động vốn dễ dàng hơn.

Thói quen chi tiêu và tiết kiệm: Thói quen chi tiêu và tiết kiệm của người dân sẽ ảnh hưởng tới quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng. Nếu tâm lý của khách hàng chủ yếu nghiêng về việc tiết kiệm hơn là chi tiêu thì việc huy động vốn của ngân hàng sẽ thuận lợi hơn.

Thói quen cất trữ tài sản: Có nhiều cách để cất trữ và bảo toàn giá trị tài sản cá nhân. Bên cạnh gủi tiết kiệm bằng tiền mặt, có thể dưới dạng VNĐ hoặc ngoại tệ thì còn có thể giữ tài sản dưới dạng tiền mặt, các kim loại quý có giá trị như vàng, kim cương… Với những người yêu thích rủi ro cao, họ sẽ lựa chọn các kênh mạo hiểm như đầu tư vào chứng khoán, bất động sản…,còn với những người thích sự an toàn thì gửi tiền tiết kiệm sẽ là lựa chọn hàng đầu. Bên cạnh đó những tài sản nào mà giá trị của chúng được bảo toàn theo thời gian, không bị ảnh hưởng bởi sự trượt giá hay lạm phát thì cũng sẽ được quan tâm và lựa chọn nhiều hơn.

Sự tin tưởng, hiểu biết của khách hàng về ngân hàng: Nếu khách hàng có đầy đủ các thông tin về ngân hàng đồng thời họ có được sự tin tưởng và cảm thấy an toàn đối với các hoạt động của ngân hàng thì họ sẽ quan tâm hơn đến việc gửi tiền của mình tại ngân hàng.

Một phần của tài liệu huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 32)