Phân tích SWOT về huy động vốn tại Agribank Chi nhánhThăng Long * Điểm mạnh.

Một phần của tài liệu huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 55)

4 TG đầu tư tự động trên

3.2.2. Phân tích SWOT về huy động vốn tại Agribank Chi nhánhThăng Long * Điểm mạnh.

* Điểm mạnh.

- Agribank chi nhánh Thăng Long là một trong những chi nhánh cấp 1 loại 1 hàng đầu của hệ thống Agribank. Nhờ vậy, Agribank chi nhánh Thăng Long có thể sử dụng thương hiệu, uy tín và độ tín nhiệm của Agribank để xây dựng và phát triển thương hiệu riêng phục vụ cho hoạt động huy động vốn.

- Bộ máy tương đối gọn nhẹ. Ban lãnh đạo có kinh nghiệm quản lý, nhạy bén với thị trường. Đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh được đánh giá là có trình

46

độ và kinh nghiệm tương đối cao so với mặt bằng chung của toàn nghành. Có một sự kết hợp của một bộ phận có thâm niên, giàu kinh nghiệm trong công tác với đội ngũ cán bộ trẻ năng động, dễ tiếp thu công nghệ mới.

- Được trang bị hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến. vì vậy chi nhánh có thể sử dụng nền tảng công nghệ này để đáp ứng nhu cầu đổi mới, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Là NHTM 100% vốn nhà nước, nên được sự hậu thuẫn, ưu tiên từ Agribank và Chính phủ.

- Có tiềm lực về vốn, đặc biệt là ngoại tệ so với các ngân hàng khác.

- Mạng lưới khách hàng truyền thống, sau hơn 25 năm đi vào hoạt động, chi nhánh đã xây dựng được một cơ sở khách hàng ổn định, đặc biệt có nhiều khách hàng lớn có số dư nguồn vốn lớn như BHXH Việt Nam, Kho bạc Nhà Nước, Cục Tần số Vô tuyến điện, Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam…

* Điểm yếu.

- Sản phẩm tiền gửi tại Agribank chi nhánh Thăng Long chỉ có các sản phẩm truyền thống, đơn điệu. Việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới hầu như không được tiến hành và phụ thuộc hoàn toàn vào Agribank. Hơn nữa, các dịch vụ và tiện ích để hỗ trợ hoạt động huy động vốn như mạng lưới ATM, mobilebanking, internetbanking ...chưa được chú trọng phát triển hoặc tốc độ phát triển không theo kịp tốc độ phát triển của hệ thống ngân hàng.

- Là chi nhánh phụ thuộc của Agribank-NHTM nhà nước, nên bên cạnh thực hiện nhiệm vụ kinh doanh thì chi nhánh còn là công cụ để chính phủ điều hành, thực hiện chính sách vĩ mô điều hành nền kinh tế. Do đó, lãi suất huy động tiền gửi của chi nhánh nhiều khi còn thấp hơn lãi suất huy động của các ngân hàng khác trong khu vực, điều này dẫn khó khăn trong công tác huy động vốn của chi nhánh.

- So với các ngân hàng khác trong khu vực thì nguồn lực tài chính, quy mô của chi nhánh còn nhỏ. Sự hiểu biết về thị trường tài chính còn hạn hẹp. Còn lệ thuộc nhiều vào sự điều hành của ngân hàng cấp trên. Cơ cấu thu nhập chưa thực sự đa

47

dạng, dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động về lãi suất và biến động của thị trường tín dụng.

- Nguồn vốn tại chi nhánh phụ thuộc vào ít các khách hàng lớn, một sự thay đổi nhỏ của khách hàng dẫn đến rủi ro và tăng chi phí cho chi nhánh. Nguồn tiền không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn, tuy nhiên nguồn vốn này không ổn định, khó đoán trước, tập chung chủ yếu là nguồn tiền của của BHXH Việt Nam, Cục tần số vô tuyến điện. Khi các khách hàng này rút tiền, nguồn vốn của chi nhánh sụt giảm, mất cân đối, chi nhánh phải huy động các nguồn vốn khác với chi phí cao hơn để bù đắp vào nguồn vốn thiếu hụt trên.

- Mô hình tổ chức chưa thực sự hướng tới khách hàng. Các hoạt động truyền thông, quảng cáo để giới thiệu về ngân hàng, về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, về các chiến dịch huy động vốn chưa được tiến hành thường xuyên qua các phương tiện thông tin đại chúng. Mô hình kiểm tra, kiểm soát chưa phát huy tính hiệu quả, độc lập. Tất cả các hoạt động truyền thông, quảng cáo đều do Agribank thực hiện.

- Lịch sử hoạt động theo mô hình NHTM nhà nước với nhiều thói quen hoạt động chưa hiệu quả, chưa được thay đổi. Trong công tác huy động vốn, một bộ phận cán bộ vẫn còn ỷ lại, chưa tự giác, chưa năng động trong việc khơi tăng nguồn vốn. Năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý còn kém do việc bổ nhiệm từ chỉ định không phải bằng năng lực thực có, vẫn còn tồn tại cơ chế xin cho trong hoạt động kinh doanh.

- Nguồn lực công nghệ thông tin còn thiếu cả về nhân lực và máy móc thiết bị. Chưa khai thác hết, sử dụng triệt để các tính năng của công nghệ trong hoạt động huy động vốn.

- Mạng lưới phòng giao dịch khá mỏng, quá khiêm tốn khó đẩy mạnh công tác huy động vốn.

* Cơ hội.

- Nền tảng phát triển kinh tế vĩ mô của Việt Nam: Chính phủ cam kết tự do hóa thị trường ngân hàng với lộ trình gia nhập WTO.

48

- Chính sách của Chính Phủ trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán thúc đẩy nhu cầu và thói quen sử dụng các sản phẩm ngân hàng của người dân.

- Việt Nam là quốc gia đang phát triển, dân số đông, có nhiều tập đoàn, tổng công ty, có hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ đang hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Do đó, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng.

* Thách thức.

- Chính thức tham gia WTO, cạnh tranh khốc liệt trên thị trường tài chính ngân hàng giữa các ngân hàng cũng như sự chảy máu chất xám làm cho nhân sự của ngân hàng luôn bị biến động. Đây là một thách thức lớn cho hoạt động của các NHTM.

- Yêu cầu về luật định và giám sát hoạt động ngân hàng ngày càng chặt chẽ và theo thông lệ quốc tế.

- Sự bùng nổ, hấp dẫn của các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, vàng, ngoại hối, tự do kinh doanh làm phân tán nguồn vốn của nền kinh tế, giảm quy mô vốn huy động của các NHTM.

- Tỷ lệ lạm phát cao, chỉ số giá hàng tiêu dùng thay đổi lớn trong thời gian qua ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của ngân hàng.

- Tội phạm công nghệ ngày càng tinh vi và có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng đến uy tín, chi phí của ngân hàng.

Một phần của tài liệu huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)