Huy động dƣới hình thức đi vay

Một phần của tài liệu huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 25)

Khi ngân hàng thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng hay cho mục đích đầu tư phát triển mà các nguồn khác chưa đáp ứng đủ thì NHTM có thể đi vay. Nghiệp vụ vay vốn của NHTM thông qua phát hành giấy tờ có giá và vay trực tiếp.

Vay trên thị trường vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá

Các NHTM có thể tìm kiếm vốn hoạt động bằng cách phát hành các giấy nợ (kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi; các giấy tờ có giá ngắn hạn, dài hạn khác), việc phát hành được tiến hành khi ngân hàng thiếu vốn và ngân hàng luôn có những quy định cụ thể về khối lượng huy động, mức lãi suất, thời hạn và phương pháp huy động, khi đã huy động đủ khối lượng theo dự kiến, các ngân hàng sẽ ngừng huy động.

Vay từ Ngân hàng Trung Ương: Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTM. Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán), NHTM thường vay Ngân hàng Trung Ương.

Ngân hàng Trung Ương có thể cho các NHTM vay dưới hình thức tái triết khấu hoặc cho vay có đảm bảo bằng cầm cố các giấy tờ có giá. Khi cần tiền, các NHTM mang những thương phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác đến Ngân hàng Trung Ương xin tái triết khấu.

Vay từ các tổ chức tín dụng khác

Hầu hết các NHTM được tổ chức thành hệ thống gồm nhiều chi nhánh và hạch toán kinh doanh toàn ngành, thực hiện điều chuyển vốn giữa các chi nhánh qua hội sở chính, khi thiếu vốn các chi nhánh được nhận vốn điều chuyển từ hội sở chính. Vì vậy, việc vay vốn của TCTD khác trong và ngoài nước thường chỉ thực hiện ở ngân hàng trung ương của từng hệ thống.

16

Đây là vốn mà NHTM phải huy động trong tình hình có sự khó khăn về vốn. Loại vốn này, lãi suất có lúc cao hơn lãi suất từ các nguồn tiền gửi hay huy động từ dân cư, tuy nhiên nó cũng hết sức cần thiết để đáp ứng nhu cầu cấp bách về vốn của ngân hàng, nó mang tính thời điểm, nó chỉ phát sinh khi ngân hàng cần nâng cao khả năng thanh khoản của mình, giải quyết vấn đề tình thế hoặc bổ xung vào vốn hoạt động của mình khi đã sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫn không đủ vốn hoạt động.

Vốn vay của TCTD khác và vay của Ngân hàng Trung Ương thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh của NHTM, cho nên ngoài tác dụng góp phần gia tăng nguồn vốn, mở rộng kinh doanh của ngân hàng, nó còn có ý nghĩa trong việc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn của NHTM.

Một phần của tài liệu huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh thăng long (Trang 25)