Thường xuyên đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên của Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh vĩnh long (Trang 92)

đầu tư các loại sách, tài liệu chuyên ngành giúp nâng cao chuyên môn và tạo điều kiện để giáo viên cập nhật, đổi mới những kiến thức phù hợp với thực tiễn đồng thời trên cơ sở đó đề xuất đổi mới giáo trình, giáo án giảng dạy theo hướng xã hội hóa.

3.2.4 Thường xuyên đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên của Trung tâmGTVL tỉnh Vĩnh Long GTVL tỉnh Vĩnh Long

3.2.4.1 Mục tiêu của giải pháp

Đánh giá, xếp loại đội ngũ giáo viên là chức năng cơ bản có vai trò quan trọng nhằm theo dõi và phát hiện những thiếu sót, sai lệch trong các hoạt động của giáo viên để uốn nắn và điều chỉnh các hoạt động theo đúng kế hoạch và mục tiêu đã đặt ra.

Làm cơ sở để phân loại, có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ đáp ứng yêu cầu của Chuẩn

3.2.4.2 Nội dung giải pháp

Kiểm tra, đánh giá giáo viên theo 6 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí

- Về phẩm chất chính trị: căn cứ vào thái độ ứng xử, tác phong, lối sống phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; Chấp hành các đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Các quy định, quy chế của đơn vị; Nghĩa vụ của công dân.

- Về đạo đức nghề nghiệp: căn cứ vào mức độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao, tâm huyết với nghề. Lấy chất lượng và hiệu quả làm thước đo đánh giá giáo viên.

- Về ứng xử với học viên và đồng nghiệp: không phân biệt đối xử với học viên; Tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của học viên; Phối hợp với đồng nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy học và giáo dục học viên, cùng với đồng nghiệp cải tiến công tác chuyên môn góp phần xây dựng tập thể sư phạm tốt.

- Về tìm hiểu đối tượng giáo dục và môi trường giáo dục: Thâm nhập thực tế tìm hiểu tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của địa phương.

- Về năng lực chuyên môn:

+ Kiểm tra năng lực dạy học của giáo viên với các khâu: soạn bài, bài giảng trên lớp, theo dõi, đánh giá kết quả của học sinh. Từ đó, đánh giá hiệu quả giờ lên lớp; trình độ, năng lực hiện tại của giáo viên để có hướng phát triển trong thời gian tới.

+ Kiểm tra năng lực giáo dục: thông qua hiệu quả giáo dục của môđun, việc vận dụng các phương pháp dạy học, sử dụng các phương tiện dạy học, hình thức tổ chức lớp học.

- Về tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện: Cầu thị, lắng nghe những nhận xét đánh giá của người khác; Phát huy tính tự đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân về phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, từ đó có kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học, tự rèn luyện; Phối hợp chặt chẽ công tác kiểm tra nội bộ.

Thành lập Ban kiểm tra, xây dựng Kế hoạch kiểm tra trình Ban Giám đốc và triển khai đến phòng Đào tạo đồng thời với việc thực hiện kiểm tra đột xuất để xem xét tiến độ giảng dạy của giáo viên thông qua các giáo án của giáo viên, sổ tay giáo viên.

Tìm hiểu, thăm dò phản hồi của học viên thông qua việc lấy ý kiến học viên bằng các phiếu thăm dò dành cho giáo viên. Từ đó có thể củng cố được đội ngũ giáo viên theo hướng tích cực.

Nội dung kiểm tra cần bám sát vào các quy định theo 6 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí theo Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ - TBXH ngày 29/9/2010 quy định Chuẩn giáo viên, giảng viên dạy nghề.

Cần đảm bảo tính công bằng, khách quan, không thiên vị bất kỳ giáo viên nào vì mục tiêu chính là đảm bảo chất lượng sau đào tạo. Khuyến khích, khen thưởng bằng vật chất đối với những giáo viên tự giác và chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ đã giao. Đối với những giáo viên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực chính trị còn yếu thì cần quy hoạch và có kế hoạch bồi dưỡng họ nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Nêu cao nhận thức, trách nhiệm của giáo viên và cán bộ quản lý trong việc đánh giá giáo viên, tránh né tránh, nể nang lẫn nhau sẽ dẫn đến tình trạng đánh giá sai về chất lượng của giáo viên (đánh giá cao mặc dù chất lượng vẫn thấp).

Đánh giá chất lượng của giáo viên thông qua các cơ sở, doanh nghiệp nơi học viên làm việc sau khi hoàn thành khóa học tại Trung tâm.

Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại đội ngũ giáo viên là công việc được tiến hành thường xuyên, hàng tháng, đột xuất nhằm đúc rút kinh nghiệm, biểu dương, khuyến khích những ưu điểm, chỉ ra những khuyết

điểm để cùng nhau khắc phục. Thực hiện tốt công tác này sẽ đưa giáo viên vào đúng nề nếp, quy định của Trung tâm đồng thời nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên.

3.2.5 Đảm bảo các điều kiện để phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long

3.2.5.1 Mục tiêu của giải pháp

Điều kiện để đội ngũ giáo viên phát huy phẩm chất sư phạm và khả năng chuyên môn của mình là nhân tố quan trọng để phát triển đội ngũ giáo viên.

Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện sư phạm của giáo viên là một trong những biện pháp nhằm xây dựng đội ngũ đoàn kết. Chăm lo những điều kiện về vật chất và tinh thần để giáo viên phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực. Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục - đào tạo tại Trung tâm. Bầu không khí lành mạnh và đời sống văn hóa tinh thần cao của tập thể sư phạm sẽ thúc đẩy lòng nhiệt tình lao động, phát huy trí tuệ, tài năng của mỗi giáo viên, là động lực kích thích giáo viên vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Việc chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên đạt được những mục tiêu sau:

- Tạo ra sự đoàn kết, nhất trí trong đội ngũ giáo viên. - Đảm bảo chế độ chính sách cho giáo viên.

- Tăng thu nhập chính đáng cho giáo viên để họ thực sự an tâm công tác và dành thời gian đầu tư cho việc giảng dạy.

3.2.5.2 Nội dung giải pháp

Điều kiện về vật chất: từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất, phòng, xưởng, thư viện; có cơ chế khuyến khích giáo viên đạt được thành tích tốt trong

giảng dạy; thực hiện chế độ khen thưởng đối với giáo viên đạt được thành tích cao trong các cuộc thi hoặc những giáo viên có học viên đạt được thành tích cao trong các cuộc thi.

- Quan tâm, tìm hiểu đến hoàn cảnh kinh tế, điều kiện làm việc của từng giáo viên nhằm mục đích hỗ trợ giáo viên khi cần thiết.

- Quan tâm kịp thời các chế độ chính sách cho giáo viên (nâng lương, khen thưởng, chế độ nghỉ ốm đau,…)

- Phối hợp cùng với công đoàn trong việc hỗ trợ giáo viên có hoàn cảnh khó khăn về nhà cửa, kinh tế.

Điều kiện về tinh thần: tạo lập môi trường sư phạm thân thiện trong Trung tâm:

- Quan tâm đến từng hoàn cảnh riêng của giáo viên để có thể giải quyết những vướng mắc mà giáo viên đang gặp.

- Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tạo các phương tiện thông tin, giải trí (sách, báo, tạp chí, tài liệu, internet,…) đáp ứng nhu cầu sinh hoạt về tinh thần cho giáo viên.

- Tổ chức tốt các ngày kỷ niệm, ngày truyền thống, tổ chức các buổi tham quan, du lịch hàng năm, nghĩ dưỡng.

- Tổ chức thăm hỏi khi giáo viên hoặc gia đình giáo viên có hữu sự, ốm đau, tai nạn,…

3.2.5.3 Cách thức thực hiện giải pháp

Lập Tờ trình và chuyển Đề án nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2014 - 2016 báo cáo về phòng Dạy nghề thuộc Sở LĐ - TBXH, Sở Tài chánh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm

có Kế hoạch chỉ đạo và đầu tư ngân sách, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu đào tạo của Trung tâm.

Trong tình hình ngân sách còn hạn chế như hiện nay do ngân sách nhà nước cấp rất hạn hẹp, nguồn thu của Trung tâm cũng gặp nhiều khó khăn nên việc tính toán chi phí các hoạt động phải hết sức chặt chẽ theo hướng giảm các chi phí ít cần thiết như: tiếp khách, hội họp,…dành ưu tiên cho các hoạt động đào tạo như: bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tay nghề của giáo viên, đầu tư trang thiết bị thiết yếu dạy nghề, khuyến khích cho các giáo viên có những thành tích nổi bật hay có những sáng kiến nhằm phát triển sự nghiệp đào tạo của Trung tâm.

Xây dựng lại quy chế chi tiêu nội bộ quy định rõ ràng, cụ thể các khoản chi nhằm hỗ trợ thêm cho công tác đào tạo:

- Chi mua sắm trang thiết bị phục vụ giảng dạy.

- Chi mua sắm tài liệu, phương tiện dạy học của cá nhân. - Chi trang bị thư viện.

- Chi làm mô hình phục vụ công tác giảng dạy.

- Chi hỗ trợ viết sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học. - Chi hỗ trợ các cuộc thi giáo viên giỏi, hội thi thiết bị dạy nghề.

- Chi hỗ trợ giáo viên học tập nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề, học tập kinh nghiệm.

- Chi hỗ trợ học sau Đại học cho giáo viên và cán bộ quản lý. - Chi cho các ngày lễ Tết, hiếu, hỉ.

- Chi thăm hỏi ốm đau. - Chế độ tham quan

Phối hợp với các cơ quan y tế tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho giáo viên hàng năm.

Xây dựng môi trường thông tin là môi trường mà tất cả giáo viên, nhân viên phòng Đào tạo và học viên trong Trung tâm có thể trao đổi thông tin với nhau tạo điều kiện nắm bắt được những nguyện vọng của người học và người dạy. Trên cơ sở đó giúp cho đội ngũ giáo viên khắc phục được những khó khăn trước mắt

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh vĩnh long (Trang 92)