1.3.1 Vị trí, vai trò của người giáo viên ở Trung tâm GTVL trong bốicảnh hiện nay cảnh hiện nay
Thời đại toàn cầu hóa đã làm cho môi trường giáo dục - đào tạo ngày càng đang thay đổi một cách nhanh chóng, điều này dẫn đến việc vị trí và vai trò của giáo viên cũng trở nên ngày càng phức tạp với những đòi hỏi cao hơn. Với vai trò của người giáo viên, họ phải biết cách kích thích người học, gợi mở cho người học những suy nghĩ và dẫn đắt người học trong suốt quá trình học tập để người học có thể vượt qua được mọi khó khăn, thách thức. Người giáo viên cần phải linh hoạt trong việc giảng dạy nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng học tập của người học. Giáo viên trong bối cảnh hiện nay không còn đóng vai trò chỉ là người truyền đạt kiến thức, mà là người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức các hoạt động để người học phát huy khả năng tìm tòi, tự nghiên cứu, sáng tạo. Bên cạnh đó, giáo viên phải biết dựa vào đặc điểm và ưu thế của người học để đưa ra những tài liệu, bài giảng, phương pháp để kích thích tính ham học của người học.
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo. Mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp được quy định tại Điều 10, Luật dạy nghề 2006: Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
Chính vì những mục tiêu đặt ra trong Luật Giáo dục 2005 và Luật Dạy nghề 2006 nên vai trò và trách nhiệm của nhà giáo ngày càng nặng nề hơn, đòi hỏi người dạy phải ý thức được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục - đào tạo của nước ta. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo được quy định cụ thể tại Điều 15, Luật Giáo dục 2005: Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục; Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học; Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học.
Như vậy, giáo viên chính là hạt nhân để thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của hệ thống giáo dục - đào tạo.
Sản phẩm của giáo viên chính là nhân cách của người học, có tư duy, có sáng tạo, biết vận dụng những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vào lao động. Nghề dạy học gắn chặt với lao động sản xuất của xã hội, góp phần hình thành phẩm chất, năng lực cần thiết của người lao động. Chính vì vậy, vai trò của người giáo viên góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật lao động trực tiếp.
Hệ thống các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đang từng bước phát triển khi mà các khu công nghiệp hình thành, trong đó Trung tâm GTVL cũng đóng góp một phần không nhỏ vào nhiệm vụ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động. Vì vậy, vai trò của đội ngũ giáo
viên tại Trung tâm GTVL hiện nay đòi hỏi phải không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Tỉnh.