1.2.2.1 Phát triển
Theo từ điển tiếng Việt, “Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi theo chiều hướng tăng lên, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [20; tr.624].
Phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo đó cái cũ biến mất và cái mới ra đời. Đối với sự phát triển, nét đặc trưng là hình xoáy trôn ốc. Mọi quá trình phát triển riêng rẽ đều có sự khởi đầu và sự kết thúc. Trong khuynh hướng, ngay từ đầu đã chứa đựng sự kết thúc của phát triển, còn việc hoàn thành một chu kỳ phát triển lại đặt cơ sở cho một chu kỳ mới, trong đó không thể tránh khỏi lặp lại một số đặc điểm của chu kỳ đầu tiên. Phát triển là một quá trình nội tại: bước chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm tàng những khuynh hướng dẫn đến cái cao, còn cái cao là cái thấp đã phát triển.
Theo tác giả Võ Thị Xuân, phát triển là sự vận động đi lên của mọi sự vật, hiện tượng tuân theo những quy luật nội tại, khách quan. Đó là sự biến đổi không thuận
nghịch về mặt chất lượng của sự vật từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Nguồn gốc của sự phát triển là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập ở ngay trong lòng sự vật [19; tr.6].
Sự phát triển là một quá trình vận động và biến đổi không ngừng làm cho số lượng và chất lượng luôn đi lên theo chiều hướng nhất định, bền vững. Xây dựng và phát triển luôn gắn kết và có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên), phát triển được hiểu như một khái niệm chung, bao quát chỉ những kết quả diễn tiến theo thời gian của những sự thay đổi của các đặc điểm bên ngoài, các chức năng, các cấu trúc bên trong, nhờ đó trạng thái ban đầu và trạng thái cuối cùng của đối tượng trở nên khác nhau về hình thức, số lượng, nội dung và chất lượng.
Như vậy, phát triển là một trường hợp đặc biệt của vận động, trong quá trình phát triển, sự vật hiện tượng chuyển hóa sang chất mới, cao hơn, phức tạp hơn, làm cho tổ chức cơ cấu, phương thức vận động và chức năng của sự vật ngày càng hoàn thiện hơn.
1.2.2.2 Phát triển đội ngũ giáo viên
Phát triển đội ngũ giáo viên là quá trình tăng tiến về mọi mặt của đội ngũ giáo viên trong một thời gian nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, số lượng, chất lượng giáo viên đảm bảo giáo viên có trình độ và được đào tạo đúng quy định, có phẩm chất đạo đức, có năng lực trong các hoạt động dạy học và giáo dục.
Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề là có đủ lực lượng giáo viên cần thiết cho việc giảng dạy, tổ chức đúng quy chuẩn được xác định theo tỷ lệ 01 giáo viên trên 20 học sinh quy đổi căn cứ theo Thông tư số 29-2010/TT-BLĐTBXH ngày 23/09/2010.
ngày càng hoàn thiện hơn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác giáo dục nghề nghiệp. Muốn phát triển đội ngũ giáo viên thì đảm bảo phát triển cả về mặt chất lượng, đảm bảo về số lượng.