Yêu cầu về phẩm chất, năng lực đối với người giáo viên ở Trung tâm GTVL trong bối cảnh hiện nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh vĩnh long (Trang 31 - 37)

tâm GTVL trong bối cảnh hiện nay

Ngày nay chất xám chính là nguồn tài nguyên quí giá nhất và nó là yếu tố quyết định sự giàu mạnh của một quốc gia. Chính vì thế, chất xám cũng không còn là tài sản riêng mà đang dần trở thành hàng hóa trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới. Quá trình CNH - HĐH đã tạo nên một sự phát triển vượt bậc về cơ sở vật chất kỹ thuật và khoa học công nghệ. Do đó, để có thể đáp ứng được sự phát triển vượt bậc trên, chúng ta cần phải đào tạo ra lực lượng lao động giỏi, có tay nghề cao. Điều này đòi hỏi hệ thống giáo dục - đào tạo của chúng ta phải xây dựng được đội ngũ giáo viên với năng lực chuyên môn cao mà còn phải đáp ứng đầy đủ phẩm chất, năng lực trong bối cảnh hiện nay. Người giáo viên trước hết phải là một công dân mẫu mực, có nhân cách của người lao động sáng tạo, có tay nghề, có tâm hồn cao đẹp.

Giáo dục nghề nghiệp có những đặc điểm hết sức quan trọng góp phần vào hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề trong sản xuất phục vụ cho xã hội:

- Giáo dục nghề nghiệp gắn liền và đáp ứng nhu cầu của thị trường sức lao động và việc làm.

- Giáo dục nghề nghiệp gắn chặt với quá trình lao động nghề nghiệp thực tế và công việc hàng ngày của người lao động.

- Giáo dục nghề nghiệp tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp và giáo dục đạo đức cho người học.

Chính các đặc điểm trên đòi hỏi người giáo viên tại Trung tâm GTVL trong bối cảnh hiện nay phải đáp ứng đầy đủ về phẩm chất, năng lực:

1.3.2.1 Yêu cầu về năng lực của giáo viên ở Trung tâm GTVL

Giáo viên phải được đào tạo ở trình độ cao về học vấn, kỹ năng lý thuyết, thực hành nghề và cả về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy. Người giáo viên phải không ngừng hoàn thiện và không ngừng phát huy tính tự học, độc lập sáng tạo trong mọi hoạt động sư phạm cũng như phải biết phối hợp với tập thể sư phạm trung tâm trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp. Các năng lực mà người giáo viên phải có: năng lực chẩn đoán, năng lực đáp ứng, năng lực đánh giá, năng lực thiết lập, năng lực triển khai chương trình giáo dục, năng lực đáp ứng trách nhiệm với xã hội. Ngoài ra người giáo viên cần phải có các năng lực: nắm vững tri thức khoa học, thường xuyên tự học, tự nghiên cứu bắt kịp với các yêu cầu đổi mới không ngừng trong nội dung và phương pháp giảng dạy.

Muốn đào tạo “đầu ra” đạt hiệu quả cao, người giáo viên cần phải thể hiện năng lực của mình trong một số tiêu chí sau:

- Tìm hiểu đối tượng được đào tạo: Có phương pháp thu thập và xử lý thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học viên, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học.

- Tìm hiểu môi trường giáo dục - đào tạo: Có phương pháp thu thập và xử lý thông tin về điều kiện giảng dạy tại cơ sở dạy nghề và tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu thập được vào quá trình dạy học.

- Xây dựng kế hoạch dạy học: Theo hướng tích hợp thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môđun, môn học, đặc điểm học viên và môi trường giáo dục - đào tạo.

- Đảm bảo kiến thức môn học: Nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức theo yêu cầu cơ bản, hiện đại và mang tính thực tiễn.

- Đảm bảo chương trình môn học: Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.

- Vận dụng các phương pháp và phương tiện dạy học: Theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học viên, phát triển năng lực tự học và tư duy của học viên làm tăng hiệu quả dạy học.

- Xây dựng môi trường học tập: Tạo dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học viên; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.

- Phối hợp với phụ huynh học sinh và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển Trung tâm.

- Tham gia hoạt động chính trị - xã hội: Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài đơn vị nhằm phát triển đơn vị trong cộng đồng, xây dựng xã hội học tập;

- Phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục - đào tạo.

Tính nghề nghiệp là một đòi hỏi, đồng thời cũng tạo ra điều kiện để người giáo viên tự rèn luyện mình. Chính vì thế, việc xây dựng, nâng cao năng lực đội

ngũ nhà giáo là một yêu cầu tất yếu khách quan của xã hội. Vì vậy, để làm tròn nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, một mặt đòi hỏi người thầy, nhất là người thầy trong lĩnh vực dạy nghề vừa phải rèn luyện nhân cách, vừa phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để có đủ năng lực tham gia trực tiếp vào việc đào tạo nguồn nhân lực cho quốc gia.

Năng lực là một phần nhưng phẩm chất và nhân cách của người giáo viên cũng góp phần không nhỏ vào công tác giảng dạy. Người giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng ứng xử và giao tiếp sư phạm, kỹ năng tổ chức hoạt động dạy học, kỹ năng nghiên cứu nắm vững đối tượng, nắm vững trình độ phát triển nhân cách và kỹ năng nghề cho người học.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự bùng nổ về thông tin, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của internet, công nghệ thông tin và các kỹ thuật hiện đại. Với các phương tiện dạy học hiện đại, các phương pháp dạy học mới đã làm thay đổi đáng kể quá trình và cách thức truyền đạt tri thức từ thầy giáo tới người học. Vai trò của người thầy cũng có những thay đổi đáng kể. Từ vị trí trung tâm, chủ động truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cho người học chuyển sang người học trở thành trung tâm của quá trình dạy học, chủ động, sáng tạo tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Điều này khẳng định vai trò của người thầy phải giúp người học nhận thức được những kiến thức đúng, bổ ích đồng thời tư vấn cho người học cách thức tổ chức cũng như phương pháp học tập phù hợp để họ có thể lĩnh hội và sử dụng đúng đắn, có hiệu quả những tri thức mà mình đã thu nhận được.

1.3.2.2 Yêu cầu về phẩm chất của giáo viên Trung tâm GTVL:

Platon đã nói: “Nếu một người thợ giày là một người thợ tồi thì quốc gia sẽ không quá lo lắng về điều đó, dân chúng sẽ phải xỏ những đôi giày kém hơn một chút,

song nếu như giáo viên là những kẻ dốt nát vô luân, thì trên đất nước sẽ xuất hiện cả một thế hệ kém cỏi, những con người xấu xa” [18; tr.52].

Do đó, đòi hỏi nhà giáo phải có ý thức trách nhiệm trước xã hội về nghề nghiệp của mình. Đó là:

- Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, làm kim chỉ nam cho mọi hành động.

- Phải có những hiểu biết cần thiết về thực tiễn cách mạng, thực tiễn giáo dục của đất nước.

- Nhận thức và ý thức đúng đắn về nghề dạy học, về người thầy giáo. - Gắn bó giữa lý tưởng cách mạng và lý tưởng nghề nghiệp.

- Phải có niềm tin cách mạng, niềm tin nghề nghiệp, nhờ đó mà gắn bó cuộc đời mình với sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

Với vai trò là giáo viên dạy nghề cho các đối tượng chính sách như người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác, người có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của các hộ nghèo, người đang hưởng chính sách trợ cấp thất nghiệp, người có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động,… Với thành phần đa dạng như trên đòi hỏi người giáo viên không chỉ có năng lực, nghiệp vụ chuyên môn giỏi mà còn phải đáp ứng phẩm chất sau đây:

- Lòng yêu thương người học: đây là phẩm chất đạo đức cao quí của con người và là một phẩm chất đặc trưng trong nhân cách của người giáo viên. Chính điều này cũng tạo động lực cho người học và tạo cảm giác gần gũi, thân thiện giữa thầy và trò giúp cho việc học trở nên có hiệu quả.

- Biết yêu thương, hòa hợp và chia sẻ với cộng đồng.

- Luôn là tấm gương sáng cho mọi người: giáo viên cần phải có đạo đức cách mạng, đạo đức nhà giáo, xứng đáng là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Sự gương

mẫu của nhà giáo thể hiện trong nhận thức, trong đời sống tình cảm và trong mọi hành vi ứng xử với những người xung quanh, trong mối quan hệ gia đình, tập thể và xã hội. Sự gương mẫu có giá trị cao khi nhà giáo là người thành đạt và có uy tín thật sự.

- Lòng yêu nghề: luôn tìm tòi nội dung, phương pháp giảng dạy thiết thực sát với từng đối tượng, đảm bảo chất lượng hiệu quả trong quá trình giảng dạy; Biết lo lắng, thông cảm đối với các đối tượng mình đang giảng dạy nhằm mang lại hiệu quả cao và tạo động lực cho người học, không phân biệt đối tượng để tránh tạo sự mặc cảm giữa các đối tượng.

- Có lối sống lành mạnh, văn minh, biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và phù hợp môi trường giáo dục, tiếp thu tinh hoa của nhân loại; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.

Ngoài ra, người giáo viên phải là người có ý thức trách nhiệm cao, hăng hái tham gia vào sự phát triển của cộng đồng, sống khiên tốn, giản dị, chan hòa, gần gũi sẵn sàng giúp đỡ mọi người.

Nhân cách của người giáo viên phải là tiêu chí đặt ra đầu tiên và làm chủ trong suốt quá trình giảng dạy nhằm tạo ra nền tảng của nhân lực và nhân tài. Nhân cách và kiến thức phải được đào tạo song song nhưng nhân cách đạo đức phải là trước tiên. Một trong những tiêu chí của UNESSCO về giáo dục là học để làm người. Vai trò của giáo dục, của người giáo viên trong việc dạy làm người rất to lớn và muốn làm được điều này phụ thuộc vị thế và chất lượng người nhà giáo.

Lao động của nhà giáo là loại hình lao động đặc biệt. Công cụ lao động của nhà giáo không chỉ là kiến thức chuyên ngành, nghiệp vụ sư phạm mà còn là nhân cách của mình. Nhân cách nhà giáo càng hoàn hảo thì sản phẩm giáo dục càng hoàn thiện. Nhân cách nhà giáo bao gồm đạo đức, tâm hồn, tư tưởng, phong cách sống,… Việc

rèn luyện, gìn giữ và tu dưỡng nhân cách cho các nhà giáo cần được tiến hành từ các trường sư phạm đến các trường học nơi mà các nhà giáo công tác.

Tóm lại, hệ thống các phẩm chất, yêu cầu đối với người thầy giáo thể hiện sự thống nhất quan điểm, tình cảm và ý chí của người giáo viên. Hệ thống tri thức và các kỹ năng thể hiện năng lực sư phạm của người giáo viên. Cả hai hệ thống đó hòa quyện vào nhau tạo thành một thể hoàn chỉnh giúp người giáo viên hoàn thành sứ mạng của mình, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với nghề dạy học, đối với công tác đào tạo tại Trung tâm GTVL

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh vĩnh long (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w