Những thách thức đối với người giáo viên ở Trung tâm GTVL trong bối cảnh hiện nay

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh vĩnh long (Trang 37 - 38)

bối cảnh hiện nay

Triển khai thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long,… Vĩnh Long đẩy mạnh công tác đào tạo nghề trên địa bàn nhằm góp phần cung ứng lao động có tay nghề, có kỹ thuật cho các doanh nghiệp, công ty, khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng đồng thời với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã đẩy mạnh chính sách đào tạo nghề cho lao động đang hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp và công tác xuất khẩu lao động. Nghị quyết 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long về phương hướng nhiệm vụ năm 2014 đề ra nhiệm vụ cần tạo bước đột phá trong năm đầu thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; giáo

dục đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Do vậy, việc phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề và giáo viên ngoại ngữ tại trung tâm GTVL đóng vai trò cần thiết.

Thách thức được đặt ra đối với giáo viên của Trung tâm GTVL đầu tiên là chất lượng đào tạo nghề. Chất lượng đào tạo nghề được hiểu là một tiêu chí phản ánh các mức độ của kết quả hoạt động giáo dục và hoạt động đào tạo có tính liên tục từ khởi đầu quá trình đào tạo nghề đến khi kết thúc quá trình đó.

Chất lượng đào tạo nghề được đánh giá ở khâu cuối cùng, là kết quả cuối cùng của quá trình đào tạo. Nếu xem chất lượng đào tạo là “đầu ra” thì “đầu ra” không tách khỏi được “đầu vào” mà nó nằm trong một hệ thống với khâu giữa là quá trình đào tạo (hoạt động dạy và học) giữa thầy và trò. Vì thế chất lượng đào tạo nghề có thể xem là giá trị sản phẩm mà quá trình dạy học - giáo dục mang lại lợi ích cho xã hội, nhà trường, gia đình và học sinh.

1.4 Một số vấn đề về phát triển đội ngũ giáo viên ở Trung tâm GTVL

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh vĩnh long (Trang 37 - 38)