Trung tâm GTVL
Quá trình phát triển đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay chịu tác động của các yếu tố sau đây:
1.4.3.1 Qui mô đào tạo và cơ cấu ngành nghề
Qui mô đào tạo, cơ cấu ngành nghề là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên.
1.4.3.2 Chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên
i) Chế độ lương chưa thỏa đáng:
Nghề giáo là một nghề đòi hỏi rất cao, không chỉ về chuyên môn, nghiệp vụ mà còn về đạo đức, tư cách, sự đầu tư về thời gian, công sức. Thế nhưng thu nhập của nhà giáo hiện đang rất thấp.
Theo TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ giáo dục - đào tạo cho rằng đối với các nước thu nhập thấp lương giáo viên phải thấp hơn GDP, đối với nước trung bình thì lương ngang với GDP, với nước phát triển lương trên GDP. Các nước đang phát triển mà có nền giáo dục phát triển thì lương cao hơn GDP, khuyến cáo của UNESSCO cũng cho thấy: cần tăng lương giáo viên ở những nước đang phát triển lên mức gấp 2,5 GDP.
Ông Nguyễn Quang Kính, nguyên Chánh văn phòng Bộ giáo dục - đào tạo nêu quan điểm: “Phải trả lương một cách xứng đáng cho nhà giáo, nếu không
làm được điều đó thì cuối cùng không giải quyết được vấn đề gì. Mức lương của chúng ta hiện nay, nếu không tăng thì giáo viên sẽ dành nhiều thời gian cho nghề phụ hơn là nghề chính dạy học”.
Mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức khi mới vào ngành, nghề được xếp theo trình độ theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/6/2013 là 1.150.000 đồng.
Giáo viên tại Trung tâm GTVL hầu hết là những giáo viên hợp đồng xác định thời hạn, mức lương được trả theo hệ số lương tùy theo trình độ căn cứ theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2004. Mức lương của giáo viên được trả theo hợp đồng và không hưởng thêm phụ cấp ưu đãi theo Quyết định số 244/2005/QĐ-TTG ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ hay chế độ phụ cấp thâm niên theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011.
Hệ quả của chế độ lương không thỏa đáng: Giáo viên tại Trung tâm GTVL hiện nay ngoài giờ dạy ở trung tâm bắt buộc phải làm thêm để kiếm sống cho bản thân và gia đình. Việc làm thêm của giáo viên sẽ ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đào tạo do giáo viên sao lãng công tác giảng dạy, ít tập trung và thiếu tâm huyết với nghề.
ii) Cào bằng trong đãi ngộ:
Trung tâm GTVL là đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/4/2006. Do hoạt động dạy nghề và một số hoạt động khác hiện nay ngày càng gặp nhiều khó khăn nên Trung tâm ban hành Quy chế hoạt động và trả lương cho giáo viên dạy nghề không cào bằng với tất cả những nhân viên, viên
chức khác trong việc xét khen thưởng, trả lương tăng thêm (ngoài giáo viên làm hợp đồng theo thời vụ). Cụ thể:
- Năm 2012: trả lương theo số lượng học sinh mà giáo viên giảng dạy trên lớp và căn cứ theo quy định 01 giáo viên trên 20 học sinh quy đổi căn cứ theo Thông tư số 29-2010/TT-BLĐTBXH ngày 23/09/2010. Số học sinh vượt mức trên 01 lớp sẽ được trả thêm theo cơ cấu (theo Bảng 1.1):
Bảng 1.1: Cơ cấu chi phí đào tạo nghề - Phòng Đào tạo
Nghề Định mức tiết/học viên Học phí/tháng /học viên Lương 45% Các nội dung khác 55% 100% Lương 78% Bảo hiểm 22% (1) (2) (3)=(4)+ (7) (4)=(5)+(6) (5) (6) (7)
May công nghiệp 4.733 496.965 223.634 174.435 49.200 273.331
Điện tử dân dụng 4.015 421.575 189.709 147.973 41.736 231866
Điện dân dụng 4.891 513.555 231.100 180.258 50.842 282455
Vận hành sửa chữa thiết
bị lạnh 4.437 465.885 209.648 163.526 46.123 256237 Sửa chữa xe gắn máy 3.833 402.465 181.109 141.265 39.844 221356
Kỹ thuật tóc và chăm sóc
da mặt 4.559 478.695 215.413 168.022 47.391 263282
Hàn 3.838 402.99 181.346 141.449 39.896 221645
Cắt gọt kim loại 3.701 233.605 174.872 136.400 38.472 128483
Sửa chữa điện thoại di
Từ 1 - 20 học viên/tháng: giáo viên sẽ được hưởng lương cơ bản theo hệ số lương căn cứ vào hợp đồng ký với Trung tâm.
Số học viên từ 20 trở lên: mỗi học viên sẽ áp dụng theo công thức sau: 100% lương 45% cơ cấu học phí x số lượng học viên
- Năm 2013: trả lương theo hợp đồng với giáo viên và trả tăng thêm theo 4 phân mức A, B, C, D căn cứ vào Hướng dẫn số 212 ngày 20/03/2013 của Giám đốc Trung tâm (Hướng dẫn này áp dụng cho toàn thể cán bộ, viên chức, giáo viên, nhân viên tại Trung tâm), như sau: Mức A: 1,2 - Mức B: 1,0 - Mức C: 0,8 - Mức D: 0,6.
+ Mức A: Giáo viên cơ hữu có nguồn thu từ học phí đủ để trả lương, có dư đóng góp nguồn quỹ
+ Mức B: Giáo viên cơ hữu có nguồn thu từ học phí đủ để trả lương hoặc đạt mức từ 90% trở lên.
+ Mức C: Giáo viên cơ hữu có mức bù trả lương từ trên 10% trở lên. + Mức D: Giáo viên cơ hữu có mức bù trả lương từ 50% trở lên.
Hệ quả của việc cào bằng trong đãi ngộ: Làm giảm động lực phấn đấu của đội ngũ giáo viên. Tỷ lệ giáo viên an phận thủ thường, ít chịu khó rèn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng tăng, dẫn đến chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng yếu kém nên khó đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay.
iii) Nghiệp vụ của đa số giáo viên còn hạn chế:
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, có tay nghề, có kỹ thuật là một yêu cầu tất yếu. Có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến sự chuyển biến chậm chạp, nhưng nguyên nhân chính vẫn là chất lượng đội ngũ giáo viên.
Tất cả chúng ta đều biết giáo viên là lực lượng quyết định sự thành bại của quá trình đào tạo, chất lượng “đầu ra”.
Ngành giáo dục - đào tạo đang cần nguồn giáo viên không chỉ có năng lực chuyên môn mà còn giỏi về nghiệp vụ sư phạm tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên vẫn còn hạn chế. Đa số giáo viên gần như chỉ được trang bị kiến thức bộ môn mà thiếu hẳn phần kỹ năng: kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục, kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, kỹ năng tự học tự nghiên cứu…