Sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên ở Trung tâm GTVL

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh vĩnh long (Trang 38)

Kế thừa truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại mà điển hình là Chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm và đề cao vai trò của giáo dục - đào tạo. Về vai trò và mục đích của giáo dục, theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới. Người nói: "Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên". Tư tưởng về đội ngũ giáo viên: Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò, vị trí đội ngũ nhà giáo trong xã hội và trong sự nghiệp cách mạng. Người nói “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục…Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn

hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục: “Không phải ai cũng huấn luyện được… Người huấn luyện của đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lối làm việc. Đồng thời Người yêu cầu đội ngũ nhà giáo phải làm kiểu mẫu. Theo Người, công việc giáo dục là một công việc không hề đơn giản, dễ dàng; người giáo viên phải hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, phương châm, phương pháp giáo dục, phải có kiến thức sâu rộng, phải tự mình phấn đấu vươn lên. Người nói: “Người huấn luyện nào tự cho mình đã biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất” Để đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục phát triển, đào tạo nên những lớp người vừa hồng vừa chuyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo người làm công tác giáo dục thực sự yêu nghề, yêu người, hết lòng chăm sóc giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xứng đáng là tấm gương cho học sinh noi theo [12; tr.62].

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo không những xác định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với quá trình phát triển của một quốc gia, dân tộc mà còn là cơ sở để Đảng ta vạch ra đường lối chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ đổi mới nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Ngày 09/09/2005 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg về việc xây dựng chương trình quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020. Chương trình quốc gia phát triển nhân lực tạo ra tầm nhìn, khung định hướng phát triển, những chính sách tổng thể và cơ chế quản lý, điều phối vĩ

mô ở tầm quốc gia nhằm không ngừng nâng cao năng lực, tính năng động xã hội của mỗi cá nhân và sức cạnh tranh của nhân lực Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời, phát huy có hiệu quả nhất năng lực và sức cạnh tranh đó để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, đào tạo trong giai đoạn hiện nay, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”. Đại hội cũng đã chỉ ra các giải pháp cơ bản phát triển đội ngũ giáo viên trong đó có giải pháp: “ Xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay”.

Theo Điều 4 Luật Dạy nghề 2006 quy định mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Căn cứ Điều 10 Luật Dạy nghề 2006: dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

Muốn quan tâm tới chất lượng đào tạo nguồn lực con người một cách toàn diện phải bắt đầu bằng sự quan tâm đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Triển khai thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, đào tạo nghề cho các lao động đang hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp, Vĩnh Long đẩy mạnh công tác đào tạo nghề trên địa bàn nhằm góp phần cung ứng lao động có tay nghề, có kỹ thuật cho các doanh nghiệp, công ty, khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng đồng thời với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã đẩy mạnh chính sách xuất khẩu lao động. Do vậy, việc phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề và giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh vĩnh long (Trang 38)