Nội dung, phương pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở Trung tâm GTVL

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh vĩnh long (Trang 41)

Như vậy, sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong bối cảnh toàn cầu và hội nhập quốc tế đặt ra những yêu cầu mới thúc đẩy sự đổi mới toàn diện và mạnh mẽ giáo dục - đào tạo ở tất cả các bậc học, cấp học. Yêu cầu cấp bách hiện nay là phải đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục - đào tạo chính là đội ngũ giáo viên. Việc phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ giáo viên tại Trung tâm GTVL nói riêng là một yêu cầu tất yếu.

1.4.2 Nội dung, phương pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở Trung tâmGTVL GTVL

1.4.2.1 Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên ở Trung tâm GTVL

i) Số lượng đội ngũ giáo viên:

Số lượng đội ngũ giáo viên ở Trung tâm GTVL được xác định dựa trên cơ cấu ngành nghề và quy mô phát triển đào tạo nghề của đơn vị. Phát triển đội ngũ

giáo viên dạy nghề là có đủ lực lượng giáo viên cần thiết cho việc giảng dạy, tổ chức đảm bảo tỷ lệ giáo viên trên lớp được xác định theo tỷ lệ 01 giáo viên trên 20 học sinh quy đổi căn cứ theo Thông tư số 29-2010/TT-BLĐTBXH ngày 23/09/2010 của Bộ LĐ- TBXH.

ii) Chất lượng đội ngũ giáo viên:

Chất lượng đội ngũ giáo viên là một khái niệm rộng bao hàm nhiều yếu tố như trình độ đào tạo, năng lực sư phạm dạy nghề, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và công tác nghiên cứu khoa học.

Chất lượng đội ngũ giáo viên được thể hiện rõ nét ở 5 yếu tố cơ bản: - Tư cách đạo đức người giáo viên.

- Trình độ chuyên môn. - Nghiệp vụ sư phạm. - Số lượng giáo viên.

- Cơ cấu đội ngũ giáo viên.

Tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.

iii) Cơ cấu đội ngũ giáo viên:

Cơ cấu đội ngũ giáo viên được hiểu là cấu trúc bên trong của đội ngũ. Điều này cũng góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp của nguồn nhân lực. Một cơ cấu hợp lý sẽ giúp cho tổ chức hoạt động tốt và nhịp nhàng. Cơ cấu đội ngũ giáo viên cũng là cơ sở vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên bằng cách áp dụng các biện pháp tuyển dụng, điều chuyển, phân công, điều động, cho nghỉ việc, đào tạo bổ sung,...Cơ cấu theo chuyên môn, cơ cấu theo trình độ đào tạo, cơ cấu thành phần chính trị, cơ cấu theo giới tính, cơ cấu theo độ tuổi. Cơ

cấu đội ngũ giáo viên cần phải cân đối, đồng bộ nhằm đảm bảo chất lượng của đội ngũ. Hàng năm rà soát việc bố trí, sử dụng, cơ cấu độ tuổi để chuẩn bị đội ngũ kế thừa. Tránh hụt hẫng, mất cân đối về đội ngũ khi có giáo viên về hưu, giáo viên được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý, giáo viên thuyên chuyển,…

1.4.2.2 Phương pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở Trung tâm GTVL

i) Các phương pháp giáo dục, vận động, tuyên truyền:

Nhóm phương pháp này bao gồm các cách thức tác động của chủ thể quản lý vào tư tưởng, tình cảm của con người trong tổ chức, nhằm nâng cao trách nhiệm, nhiệt tình của họ trong công việc qua đó góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ. Nhóm phương pháp này cũng đòi hỏi người thực hiện phương pháp giáo dục, vận động, tuyên truyền phải có đầu óc tư duy, khéo léo và có tâm huyết với những yêu cầu, mục tiêu mà mình đã đặt ra và hướng cần phải đạt được.

Các phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của phương pháp là tính thuyết phục, tức là làm cho con người phân biệt được phải - trái, đúng - sai... từ đó nâng cao tính tự giác trong công việc và sự gắn bó trong tổ chức. Các phương pháp giáo dục có ý nghĩa to lớn trong quản lý nhân sự và phát triển đội ngũ vì đối tượng của quản lý nhân sự là con người.

ii) Các phương pháp hành chính:

Phương pháp hành chính dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý để tác động lên đối tượng quản lý bằng sự cưỡng chế hành chính buộc đối tượng phải chấp hành các quyết định quản lý. Các phương pháp hành chính có vai trò to lớn trong quản lý nhân sự, phát triển đội ngũ của tổ chức. Phương pháp này xác lập trật tự kỷ cương làm việc và hoạt động trong tổ chức, kết nối các phương pháp quản lý khác nhằm phát huy đồng bộ sức mạnh của chúng. Các phương pháp hành chính buộc đối tượng bị tác động phải thực hiện một cách bắt

buộc, không có sự lựa chọn và mang tính tức thời. Điều này khiến cho phương pháp có ưu thế trong việc giải quyết những tình huống nảy sinh trong tổ chức một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, sử dụng phương pháp này đòi hỏi chủ thể quản lý phải có quyết định dứt khoát, rõ ràng, dễ hiểu, có địa chỉ thực hiện và loại trừ khả năng có thể giải thích khác nhau đối với cùng một nhiệm vụ đồng thời đòi hỏi mọi người trong hệ thống phải chấp nhận nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng. Việc sử dụng các phương pháp hành chính thiếu khoa học, và khả năng quản lý hành chính yếu của nhà quản lý sẽ dẫn đến sự chồng chéo trong cơ cấu làm cho tổ chức bị suy yếu.

iii) Các phương pháp kinh tế:

Nếu phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, sử dụng các đòn bẩy kinh tế, qua đó tạo động lực thúc đẩy con người lao động một cách tích cực và sáng tạo vì lợi ích của chính mình, mà lợi ích này gắn chặt với lợi ích chung của tổ chức nhằm nâng cao năng suất, hiệu suất lao động dẫn đến nâng cao hiệu quả công việc. Các phương pháp kinh tế tác động lên con người trong tổ chức không phải bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích, tức là nêu mục tiêu nhiệm vụ phải đạt được, đưa ra những điều kiện khuyến khích về kinh tế. Các phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động gián tiếp đến đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, để cho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.

Khi sử dụng phương pháp kinh tế, cần thiết phải quan tâm đến việc áp dụng phương pháp kinh tế luôn luôn gắn với việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế như giá cả, lợi nhuận, tiền lương, tiền thưởng... Nếu phương pháp kinh tế sử dụng những lợi ích vật chất để khuyến khích người lao động làm việc năng suất

sáng tạo và phương pháp giáo dục đánh vào tâm lý, tình cảm của đối tượng quản lý nhằm thúc đẩy tính tự giác làm việc của họ

Sử dụng các phương pháp kinh tế, đòi hỏi cán bộ quản lý phải có đủ trình độ và năng lực về nhiều mặt, phải biết và thông thạo về các vấn đề kinh tế, đồng thời phải có phẩm chất đạo đức vững vàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh vĩnh long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w