Bảo đảm tính khả thi:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh vĩnh long (Trang 78 - 92)

Nguyên tắc này yêu cầu việc đề xuất các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long phải dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cần thiết, đảm bảo hiệu quả trong thời gian dài. Ngoài ra các giải pháp đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động của Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Để đạt được điều này, khi xây dựng các giải pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể rõ ràng và chính xác.

3.2 Các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm GTVL tỉnh

Vĩnh Long

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp về sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long

Cán bộ Quản lý giáo dục có vai trò của người điều hành một hệ thống lớn và phức tạp, đồng thời thực thi các chính sách giáo dục đa dạng và mềm dẻo để giải quyết một cách chủ động và sáng tạo các vấn đề mới nảy sinh như: phân cấp quản lý, trách nhiệm xã hội, huy động nguồn lực, dân chủ hóa giáo dục, tin học hóa quản lý... Cán bộ Quản lý giáo dục đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo thực hiện thành công chính sách giáo dục và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục.

Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của đội ngũ nhà giáo, tạo môi trường xã hội thuận lợi, động lực tinh thần to lớn để phát huy mọi tiềm năng của xã hội đối với việc nâng cao vai trò nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực.

Khắc phục những hạn chế trong nhận thức của các cơ quan quản lý giáo dục, các cấp ủy đảng và chính quyền và đặc biệt là các cán bộ quản lý giáo dục về vai trò của đội ngũ nhà giáo. Cần thống nhất và quán triệt sâu sắc hơn nữa vai trò của đội ngũ nhà giáo đối với chất lượng giáo dục, đào tạo toàn diện nguồn nhân lực. Phải coi đầu tư cho đội ngũ nhà giáo là đầu tư cho cả một thế hệ, cho một lực lượng lao động, có ý nghĩa lớn đối với sự thành bại của nền giáo dục và của việc phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn.

Giúp cán bộ quản lý nhận thức được tác dụng rất tích cực của việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên theo Chuẩn giáo viên dạy nghề.

3.2.1.2 Nội dung giải pháp

Người cán bộ quản lý giáo dục phải nhận thức được một số vấn đề cần thay đổi như sau:

- Mục đích hướng tới - Ổn định - Đổi mới và phát triển

- Cách thức quản lý - Mệnh lệnh

- Tạo được sự đồng thuận trong đội ngũ và tổ chức

- Sức ép tài chính - Không quan tâm

- Biết cách xoay xở để đảm bảo hoạt động của tổ chức phát triển

- Phong cách quản lý - Chỉ huy, ra lệnh và kiểm soát

- Hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện

- Kỹ năng của cán bộ quản lý giáo dục cấp dưới - Thực hiện, phục tùng mệnh lệnh trong mọi lĩnh vực: chuyên môn, tổ chức, nhân sự, tài chính - Chủ động quyết định, tổ chức thực hiện, minh bạch hóa các hoạt động chuyên môn, tổ chức, nhân sự

Tất cả những sự thay đổi trên đòi hỏi cán bộ quản lý giáo dục phải thường xuyên được đào tạo - bồi dưỡng về chuyên môn - nghiệp vụ; phải được trang bị những kiến thức về lý luận quản lý mang tính chuyên nghiệp: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quản lý sự thay đổi, có tầm nhìn chiến lược, kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề, dám nghĩ, dám làm; nhạy bén với các xu thế thị trường, có năng lực đối ngoại... để trở thành nhà quản lý có đủ bản lĩnh biến chủ trương, chính sách thành hiện thực, thực hiện đúng chức trách một cách chuyên nghiệp, hoạt động theo nguyên tắc minh bạch và hiệu quả.

Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chế độ, chính sách về đãi ngộ tiền lương, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Đồng thời với ban hành chính sách, cần tổ chức kiểm tra, giám sát đảm bảo việc thực hiện các chế độ, chính sách nhằm tạo động lực thu hút giáo viên dạy nghề toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp đổi mới và phát triển dạy nghề của tỉnh.

3.2.1.3 Cách thức thực hiện giải pháp

Tuyên truyền, giáo dục nâng dần nhận thức của các cán bộ quản lý giáo dục các cấp, các ngành về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc phát triển nhân lực, đặc biệt là phát triển nguồn đội ngũ giáo viên tại Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long nhằm tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế địa phương.

Nhà giáo không đủ tri thức, năng lực hành nghề thì không có chất lượng giáo dục bền vững. Hàng năm đưa công tác đào tạo, phát triển nhân lực đặc biệt là phát triển nguồn đội ngũ giáo viên vào nhiệm vụ trọng tâm, chương trình hành động của tỉnh, của ngành; lồng ghép vào các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng kế hoạch với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể thực hiện đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên tại từng cơ sở giáo dục - đào tạo.

Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long cần xây dựng chương trình, đề án nâng cao năng lực hoạt động của đơn vị mình trong từng giai đoạn cụ thể trình Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tỉnh nhằm tạo điều kiện về biên chế giáo viên cho Trung tâm.

Tổ chức cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong Trung tâm học tập, nghiên cứu nghiêm túc các nội dung của Chuẩn ban hành theo Thông tư số 30/2010/TT-BLĐTBXH; Có kiểm tra, đánh giá thường xuyên nhằm nâng cao ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, kỹ năng sư phạm hướng tới việc nâng cao năng lực sư phạm theo chuẩn giáo viên nghề. Điều này sẽ giúp

cho việc thu hút sự quan tâm và có được sự nhận định đúng đắn của các cán bộ quản lý giáo dục các cấp, các ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm.

3.2.2 Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên của Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long một cách khoa học

3.2.2.1 Mục tiêu của giải pháp

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên nhằm tạo nguồn và xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, hợp lý về cơ cấu, có đủ phẩm chất và năng lực công tác, năng lực chuyên môn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có kỹ năng nghề nghiệp tốt, tác phong chuyên nghiệp, năng động đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong từng giai đoạn phát triển của địa phương nói chung và của Ngành nói riêng.

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên để làm căn cứ cho việc đào tạo, luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạch định, bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên một cách hợp lý, đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình, có năng lực sư phạm đáp ứng yêu cầu phát triển của Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long hiện tại và trong tương lai.

- Về số lượng: đảm bảo số lượng giáo viên theo từng ngành nghề, đảm bảo có giáo viên dạy thay khi có giáo viên ốm đau hoặc đi hội họp. Cần xây dựng kế hoạch trung và dài hạn (5 đến 10 năm) để ổn định đội ngũ giáo viên. Ban Giám đốc Trung tâm và phòng Đào tạo cần căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để dự báo số lượng tuyển sinh hàng năm, số ngành nghề đang thịnh hành để có kế hoạch tuyển dụng giáo viên một cách hợp lý, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu giáo viên đột xuất nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác giảng dạy tại Trung tâm.

- Về chất lượng: Xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, có lòng yêu nghề, tân tụy vì công việc, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Trình độ chuyên môn phải được chuẩn hóa, có kiến thức vững chắc, tay nghề vững vàng để đảm bảo chất lượng đào tạo có hiệu quả cao.

3.2.2.2 Nội dung giải pháp

Nhân lực là lực lượng rất quan trọng của mỗi nền kinh tế, là yếu tố quyết định của sự phát triển, nếu không đáp ứng sẽ trở thành lực cản kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì thế mà Chính phủ, Bộ ngành trung ương và địa phương đã cùng nhau xây dựng đề án quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến 2020 nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên sẽ là cơ sở khoa học để hoạch định chính sách, cụ thể hóa các chiến lược nhằm xây dựng chương trình phát triển đơn vị.

Xác định xu hướng phát triển của Trung tâm và nhu cầu về tương lai của đội ngũ để khẳng định số lượng giáo viên mà Trung tâm cần có; khả năng đảm nhận công việc của giáo viên và yêu cầu năng lực mà giáo viên phải đạt được.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đào tạo để họ đáp ứng được yêu cầu công việc và yêu cầu mới.

Quy hoạch đội ngũ giáo viên bao gồm các biện pháp: - Quy hoạch về số lượng giáo viên:

Do một số giáo viên về hưu theo quy định nên số lượng giáo viên dạy nghề bị thiếu một cách trầm trọng. Do điều kiện hoạt động của Trung tâm còn đang gặp nhiều khó khăn nên việc tuyển dụng giáo viên đủ tiêu chuẩn sẽ gặp nhiều trở ngại. Thực hiện Đề án nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm

GTVL tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2014 - 2016, Trung tâm sẽ thực hiện liên kết đào tạo cho đối tượng đang hưởng trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo theo Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ và đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp. Chính vì thế, nhu cầu về số lượng giáo viên đòi hỏi phải đáp ứng được nhu cầu đào tạo theo tình hình mới đồng thời cần có sự cân đối giữa các nghề trong Trung tâm. Căn cứ định mức giờ dạy và số lượng giáo viên hiện thời tại Trung tâm so với từng nghề, chúng tôi có thể dự báo nhu cầu giáo viên đối với từng nghề cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu giáo viên đối với từng nghề tại Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long STT Ngành nghề Loại hình Số lượng giáo viên hiện tại Nhu cầu

1 May công nghiệp Ngắn hạn

01 02

2 May công nghiệp Sơ cấp

3 Điện tử dân dụng Sơ cấp

01 02

4 Sửa chữa Điện thoại di động Sơ cấp

5 Điện dân dụng Sơ cấp 01 02

6 Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh Sơ cấp

7 Cơ khí Hàn Sơ cấp

01 02

8 Cắt gọt kim loại Sơ cấp

9 Sửa chữa xe gắn máy Sơ cấp 00 01

10 Kỹ thuật tóc và chăm sóc da mặt Sơ cấp 00 01

11 Tiếng Hàn 01 01

- Quy hoạch giáo viên theo cơ cấu nghề:

Trung tâm hiện đang đào tạo với cơ cấu ngành nghề như sau:

Bảng 3.2: Cơ cấu ngành nghề tại Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long

STT Ngành nghề Loại hình

1 May công nghiệp Ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 May công nghiệp Sơ cấp

3 Điện tử dân dụng Sơ cấp

4 Sửa chữa Điện thoại di động Sơ cấp

5 Điện dân dụng Sơ cấp

6 Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh Sơ cấp

7 Cơ khí Hàn Sơ cấp

8 Cắt gọt kim loại Sơ cấp

9 Sửa chữa xe gắn máy Sơ cấp

10 Kỹ thuật tóc và chăm sóc da mặt Sơ cấp

Các ngành nghề giảng dạy tại Trung tâm còn tương đối ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động và nhu cầu thiết thực trong xã hội ngày nay. Do đó, phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch mở rộng thêm một số ngành nghề nhằm làm tăng cơ cấu ngành nghề theo hướng xã hội hóa:

Bảng 3.3: Cơ cấu ngành nghề dự kiến mở rộng tại Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long

1 Đào tạo kỹ năng văn phòng Ngắn hạn 2 Phục vụ nhà hàng, khách sạn Sơ cấp 3 Sửa chữa máy may công nghiệp Sơ cấp

4 Nấu ăn Sơ cấp

5 Cắm hoa Sơ cấp

6 Pha chế (bartender) Sơ cấp

- Quy hoạch giáo viên theo độ tuổi, giới tính:

Trên cơ sở tiêu chuẩn để đánh giá giáo viên trước khi quy hoạch căn cứ theo một số nội dung cơ bản sau:

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Nhận thức, tư tưởng chính trị; việc chấp hành các chủ trương, đường lối và quy chế, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc giữ gìn đạo đức và lối sống trong sạch theo đúng tư cách người giáo viên; tinh thần học tập nâng cao trình độ; ý thức tổ chức kỷ luật; tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy.

- Năng lực thực tiễn của giáo viên: Thể hiện ở kết quả, hiệu quả giảng dạy, tính chủ động, sáng tạo và mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.

3.2.2.3 Cách thức thực hiện giải pháp

Xây dựng quy trình quy hoạch, tạo nguồn đội ngũ giáo viên của Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long. Rà soát, phân tích, đánh giá đội ngũ giáo viên về số lượng, cơ cấu theo đối tượng, cơ cấu ngành nghề theo yêu cầu quy hoạch, tạo nguồn. Tuy nhiên, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng giáo viên.

Xác định và xây dựng nguồn bổ sung đội ngũ giáo viên hàng năm và lâu dài nhất là trước hiện tượng nguồn giáo viên có chất lượng ngày càng giảm sút.

Quy hoạch đội ngũ giáo viên là việc thường xuyên được bổ sung, sàng lọc, điều chỉnh để luôn luôn chủ động, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo. Trong công tác quy hoạch người quản lý cần tránh chủ nghĩa cá nhân, hẹp hòi, thiện vị, bè phái., có quan điểm rõ ràng vì mục đích chung cho sự nghiệp phát triển đơn vị đồng thời phải dân chủ, công khai.

Quy hoạch đội ngũ giáo viên phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của đơn vị, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ hiện có về phẩm chất, năng lực, có thành tích nổi trội, năng lực sư phạm, năng lực chính trị,…; dự báo khả năng phát triển của họ, nhu cầu và sự biến động của đội ngũ. Quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên cần làm rõ số lượng, yêu cầu trình độ học vấn, cơ cấu ngành nghề đào tạo làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo từng giai đoạn phát triển của đơn vị.

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên phải gắn với việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên. Nếu chỉ có quy hoạch mà không chú ý đến công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mà để họ tự thân vận động sẽ dẫn đến tình trạng ù lì, giáo viên sẽ khó định hướng và giảm mức phấn đấu trong công tác.

Trong công tác quy hoạch phải khai thác hết tiềm năng của đội ngũ giáo viên hiện có đồng thời phải mở rộng phạm vi tạo nguồn trong và ngoài đơn vị. Quá trình quy hoạch là quá trình phát hiện và tạo nguồn để đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo tính kế thừa, liên tục và phát triển của đội ngũ. Công tác quy hoạch đòi hỏi người quản lý phải có tầm nhìn xa, chủ động thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Cụ thể, thực hiện chi trả tiền phụ cấp dạy thêm xứng đáng đối với những

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh vĩnh long (Trang 78 - 92)