Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh vĩnh long (Trang 65)

2.3.1.1. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống - Về phẩm chất chính trị

Đa số giáo viên chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như các quy định của ngành và địa phương, có tinh thần giúp đỡ và học hỏi từ đồng nghiệp, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tuy tuổi đời, tuổi nghề của đội ngũ giáo viên của Trung tâm chưa nhiều song hầu hết giáo viên luôn tin tưởng tuyệt đối vào chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ có trình độ lý luận chính trị vẫn chưa cao, còn chịu ảnh hưởng của mặt trái thị trường chỉ coi trọng việc của cá nhân, thờ ơ với việc của tập thể, ý thức hỗ trợ đồng nghiệp chưa cao. Số giáo viên được cử đi học các lớp chính trị và quản lý nhà nước còn quá ít và chưa được quan tâm sâu sắc.

Tất cả giáo viên sinh hoạt đều và có chất lượng ở các tổ chức: Chi bộ, Đoàn Thanh niên, tổ chức Công đoàn, cụ thể:

- Tổng số đảng viên của chi bộ là 20 đảng viên, đa số đảng viên là cán bộ, viên chức, nhân viên. Giáo viên là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam: 03 đ/c chiếm tỷ lệ: 30%. Có 01 giáo viên hợp đồng theo thời vụ nên không tham gia sinh hoạt đảng cùng chi bộ Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long.

- Giáo viên trong tổ chức Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh: 02 đ/c chiếm tỷ lệ: 20%

dạy ngoại ngữ hợp đồng theo thời vụ chưa tham gia tổ chức công đoàn.

- Về phẩm chất đạo đức:

Hầu hết giáo viên của Trung tâm luôn có ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, có lối sống trong sạch, lành mạnh, giản dị, đoàn kết, có tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động chuyên môn cũng như trong cuộc sống đời thường. Giáo viên không tham gia vào các hiện tượng xã hội không lành mạnh như cờ bạc, rượu chè…Giáo viên tích cực tham gia các phong trào do các đoàn thể phát động. Đội ngũ giáo viên Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long tuy hầu hết còn trẻ nhưng có phẩm chất chính trị, đạo đức và ý thức tốt. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên sống ích kỷ, vụ lợi, chỉ vì quyền lợi cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể.

2.3.1.2 Năng lực chuyên môn

Hầu hết giáo viên được bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm nhưng chưa được quan tâm bồi dưỡng về kỹ năng nghề, trong khi điều này lại rất cần thiết đối với giáo viên dạy nghề. Một số giáo viên đã có bằng cao đẳng, đại học nhưng vẫn còn một số giáo viên chỉ là thợ tay nghề cao, thợ lành nghề. Trung tâm chưa có chính sách hỗ trợ để các giáo viên có cơ hội tham gia học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tay nghề mà chỉ dành cho các viên chức, nhân viên. Ban Giám đốc Trung tâm chưa tạo sự công bằng trong việc học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ giữa cán bộ, viên chức, nhân viên và giáo viên.

Trình độ sư phạm của đội ngũ giáo viên tương đối đủ chuẩn theo quy định đối với giáo viên dạy nghề trình độ sơ cấp nghề. Giáo viên đã tốt nghiệp Đại học sư phạm, Cao đẳng sư phạm ( 06 GV chiếm tỷ lệ 60%), đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (10 GV chiếm tỷ lệ 100%).

chứng chỉ A trở lên nhưng đánh giá yếu nhất của đội ngũ giáo viên vẫn là trình độ ngoại ngữ (ngoại trừ giáo viên giảng dạy ngoại ngữ). Do không có giáo viên giỏi về ngoại ngữ nên giáo viên không thể tham gia các khóa đào tạo nâng cao được tổ chức ở nước ngoài dành cho giáo viên. Việc tham khảo tra cứu tài liệu và tham gia hội thảo ở nước ngoài rất hạn chế ảnh hưởng lớn đến việc cập nhật kiến thức mới.

Trình độ về công nghệ thông tin của giáo viên tương đối tốt với 100% giáo viên biết sử dụng vi tính, có Chứng chỉ A, có khả năng vận dụng tin học vào việc phục vụ việc biên soạn chương trình, giáo trình và các công việc liên quan. Tuy nhiên khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác lưu trữ, quản lý, internet cũng như ứng dụng các phần mềm khác của giáo viên chưa đồng đều, một số còn yếu.

Năng lực của giáo viên còn thể hiện ở một số kỹ năng:

- Kỹ năng chuẩn bị bài giảng: Giáo viên phải nhận thức được nội dung bài giảng liên quan đến kiến thức ở tất cả các phần đã và sẽ dạy, vị trí bài giảng liên quan đến kiến thức trước và sau bài học, môđun mà mình đảm nhiệm giảng dạy, từ đó chuẩn bị bài giảng mới cho phù hợp. Việc chuẩn bị bài giảng của một số giáo viên vẫn chưa tốt, hầu hết giáo viên giảng dạy theo quán tính.

- Kỹ năng lên lớp: Do sỹ số học viên trên mỗi lớp không nhiều nên kỹ năng lên lớp các giáo viên chưa thực hiện hàng ngày, còn bị động, kiến thức mở rộng hoặc liên hệ thực tế ít nên bài giảng chưa sâu. Trong giờ lên lớp một số giáo viên còn lúng túng trong việc vận dụng các phương pháp giảng dạy. Trong giảng dạy thực hành nhiều khi giáo viên chưa vận dụng tốt thời gian thực tập của học viên.

quản lý của phòng Đào tạo. Nhưng do Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long có quy mô hoạt động dạy nghề tương đối nhỏ nên việc quản lý lớp học đã được giao cho giáo viên. Một số giáo viên đôi khi vẫn để xảy ra hiện tượng học sinh vắng mặt trên lớp quá số buổi quy định mà vẫn không báo cáo lại phòng Đào tạo kịp thời.

- Kỹ năng kiểm tra đánh giá: Qua các phần kiểm tra bài cũ, định kỳ, kết thúc học phần giáo viên sẽ đánh giá được mức độ tiếp thu các bài giảng. Đồng thời từ các mối liên hệ ngược từ phía học viên để giáo viên đã kịp thời điều chỉnh những chỗ chưa hợp lý trong giảng dạy cũng như khâu kiểm tra đánh giá. Trong khâu này đôi khi một số giáo viên cũng có những sai sót như việc kiểm tra bài cũ định kỳ vẫn chưa thể hiện rõ rệt, đa số chỉ kiểm tra miệng; nội dung đề thi cuối khóa vẫn còn sơ sài, chậm đổi mới; ngân hàng đề thi còn quá ít.

- Kỹ năng giao tiếp: Song song với kỹ năng giảng dạy và kỹ năng tổ chức, kỹ năng giao tiếp không thể thiếu trong vốn kiến thức của giáo viên. Một số giáo viên vẫn chưa thể hiện tốt giao tiếp sư phạm về lời nói, cử chỉ và hành động khi tiếp xúc với học viên.

- Kỹ năng sư phạm: Tổng số giáo viên: 10

Bảng 2.5: Đánh giá giáo viên về kỹ năng sư phạm (qua cán bộ quản lý)

Tiêu chí Mức độ Số lượng % Năng lực quản lý lớp học Tốt 04 40 Khá 02 20 Trung bình 03 30 Yếu 01 10

Kỹ năng chuẩn bị bài

Tốt 03 30

Khá 03 30

Trung bình 03 30

Kỹ năng giảng dạy trên lớp

Tốt 04 40

Khá 04 40

Trung bình 02 20

Yếu - -

Về tình cảm nghề nghiệp, trách nhiệm và lòng thương yêu học viên: một số giáo viên vẫn chưa quan tâm đến đối tượng học viên của mình. Việc đánh giá xếp loại đối với học viên còn thiếu khách quan, thiếu chính xác. Do đối tượng học tại Trung tâm thuộc rất nhiều thành phần và chủ yếu đào tạo cho chương trình xuất khẩu lao động, bảo hiểm thất nghiệp nên việc tham gia vào hoạt động xã hội hóa giáo dục, phối hợp với gia đình học viên trong công tác quản lý học viên chưa được quan tâm và hiệu quả quản lý chưa cao dẫn đến chất lượng đào tạo chưa mang lại hiệu quả thiết thực.

2.3.1.3 Năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một trong các chức năng quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra hàng đầu và là một trong các nội dung cần thiết để đội ngũ giáo viên thể hiện năng lực, sáng kiến, sáng tạo của mình. Quan trọng hơn qua công tác nghiên cứu giáo viên được cập nhật kiến thức sâu sắc và rộng hơn, làm phong phú kiến thức phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy.

Công tác nghiên cứu khoa học của Trung tâm GTVL tỉnh Vĩnh Long chưa được đẩy mạnh. Nguyên nhân có nhiều như: Số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên chưa đủ cho việc giảng dạy; Thiếu kinh phí khi có đề tài nghiên cứu, thử nghiệm triển khai. Do Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu nên đa số giáo viên tập trung nhiều cho công tác giảng dạy hơn công tác nghiên cứu và xem nhẹ công tác nghiên cứu khoa học. Công tác nghiên cứu chỉ mới dừng ở những đề tài

chưa quá phức tạp và chủ yếu dùng để giải quyết một số vấn đề trong hoạt động giảng dạy của Trung tâm, chẳng hạn như các mô hình phục vụ học tập, giảng dạy. Đây chính là điểm hạn chế của chúng ta và nếu không có giải pháp đúng đắn thì chúng ta khó mà đạt đến mục tiêu mà Đảng và Nhà nước giao nhằm hướng đất nước ta trở thành một nước CNH - HĐH.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh vĩnh long (Trang 65)