Những hạn chế, tồn tạ

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 51)

IV. CÁC VĂN BẢN CHÍNH SÁCH HỖ CHỢ VÀ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TDNH ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ

3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO HUYỆN LỤC NAM

3.2.2. Những hạn chế, tồn tạ

3.2.2.1. Về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng * Về công tác huy động vốn:

Trong 3 năm tốc độ tăng trưởng của vốn huy động là 25,3%, và tốc độ tăng trưởng của dư nợ là 25,4%, chính điều này đã gây nên sự mất cân bằng trong nguồn vốn và sử dụng vốn.

Hạn chế do Ngân hàng chú trọng đầu tư hoạt động huy động vốn chưa lâu, đặc biệt với thị phần vốn huy động lớn ở khu vực thành thị lại chưa được chú ý, người có tiền thì lại chủ yếu cho vay với lãi suất cao, ít gửi tiết kiệm. Nghiệp vụ huy động vốn bằng ngoại tệ còn ở mức thấp.

* Về tăng trưởng dư nợ và chất lượng tín dụng:

Dư nợ của NHNo huyện Lục Nam luôn ở mức cao hơn so với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn nhưng chất lượng tín dụng chưa thức sự ổn định. Công tác thẩm định khả năng, tư cách của khách hàng trước khi cho vay chưa thực sự hiệu quả, do vậy khi hạn trả đã tới nhưng khách hàng chưa có khả năng trả nợ, nhiều trường hợp Ngân hàng cho gia hạn nợ dù tiềm năng hoàn trả của khách hàng trong tương lai cũng không đảm bảo - khả năng tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của Ngân hàng rất cao.

NQH cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ NQH của NHNo huyện Lục Nam những năm gần đây tương đối ổn

dư nợ năm 2009 nhưng con số tuyệt đối tăng +871 triệu đồng. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do hạn hán, thiên tai, và do dịch bệnh cúm gia cầm và lợn tai xanh nên một số gia đình không có đủ khả năng tài chính trả tiền cho Ngân hàng.

* Về thông tin Ngân hàng và công nghệ:

Dù đã có đầu tư cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho Ngân hàng nhưng tiến trình hiện đại hoá diễn ra chậm, chưa theo kịp yêu cầu phát triển các nghệp vụ, dịch vụ Ngân hàng hiện đại do nền kinh tế thị trường đòi hỏi còn ở mức hạn chế.

Công tác thu thập thông tin, báo cáo kết quả thống của Ngân hàng còn hạn chế, báo cáo còn chưa đầy đủ, kịp thời, số liệu còn sai sót, thiếu tính đồng nhất.

* Về cán bộ Ngân hàng:

Ngân hàng chú trọng nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ ở tất cả các phòng ban nhưng trình độ năng lực, khả năng giao tiếp, ý thức trách nhiệm của một số cán bộ nghiệp vụ vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ đặt ra, đặc biệt do trình độ và ý thức trách nhiệm còn kém.

Để đảm bảo cán bộ tín dụng nên một số cán bộ kế toán ngân quỹ, giao dịch… được chuyển sang làm tín dụng khiến trình độ nghiệp vụ hiểu biết pháp luật, thị trường còn rất hạn chế.

Cán bộ tín dụng cảu Ngân hàng NHNo huyện Lục Nam luôn có tâm lý chiều khách hàng, đặc biệt với hộ SXKD có trình độ không cao, cán bộ tín dụng thường làm giúp họ thủ tục trái với quy chế cho vay của ngành như làm hộ phương án kinh doanh. Số các món vay lớn khiến cho công việc kiểm tra của cán bộ tín dụng còn mang tính chiếu lệ, sơ sài, kiểm tra cho xong.

Đối với cán bộ quản lý của Ngân hàng, do chủ yếu đi lên từ chế độ cũ nên còn mang tính rập khuôn trong áp dụng chỉ đạo chung của ngành vào địa phương mình, ít chủ động học hỏi kinh nghiệm lãnh đạo.

* Về quan hệ cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, đoàn thể: Việc phối hợp với cấp Uỷ chính quyền địa phương còn chưa thường xuyên, do vậy việc tháo gỡ khó khăn trên địa bàn huyện còn hạn chế, và chưa thực sự giúp Ngân hàng trong việc xử lý các khoản nợ khó đòi, nhất là khi xử lý tài sản bảo đảm.

3.2.2.2. Đánh giá chung và hướng phát triển của Ngân hàng

Cứ mỗi tháng, quý, năm, cán bộ tổng hợp của Ngân hàng lại tổng hợp báo cáo về hoạt động của Ngân hàng, những việc đã làm được và những việc chưa làm được, để nắm bắt tình hình nội bộ Ngân hàng, và phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu.

Với mỗi điểm tích cực đã đạt được, Ngân hàng luôn chủ đông lấy đó làm đông lực để tiếp tục phấn đấu, tuy đó là những điều mang lại những vinh dự cho toàn bộ cán bộ

Ngân hàng nhưng cũng đặt ra trách nhiệm lớn lao cho Ngân hàng trong những thời gian tới. Như vây, cán bộ quản lý của Ngân hàng luôn nhắc nhở cán bộ của mình quan tâm tới nghiệp vụ của mình, duy trì những thành tích đạt được và phấn đấu kết quả hoạt động cao hơn nữa.

Đối với những tồn tại, Ngân hàng luôn thừa nhận, tự phê bình với những hình thức xử lý đúng người, đúng tội - tạo sự công minh, nghiêm túc trong lao động. Ngân hàng luôn cố gắng phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, với địa phương hành động tạo điều kiện tốt nhất cho những chủ trương hoạt động của ngành, phù hợp với mục tiêu chung của huyện:

+ Theo sát định hướng kinh doanh của ngành, của Ngân hàng cùng với chủ trương phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và của địa phương – trên cơ sở đó có biện pháp, hướng đầu tư đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+ Có sự phối hợp đồng nhất, kết hợp giữa các chi nhánh trong tỉnh, huyện để nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động cũng như những ý kiến của các chi nhánh và Ngân hàng thương mại khác cùng hoạt động trên địa bàn.

+ Lĩnh vực tín dụng luôn là lĩnh vực nhận được sự quan tâm nhiều nhất của Ngân hàng, hiệu quả của hoạt động tín dụng được coi là thước đo năng lực điều hành của người lãnh đạo, là đạo đức nghề nghiệp cũng như sự tồn tại của NHNo huyện Lục Nam nói riêng. Ngân hàng thường xuyên chú ý đến năng lực, trình độ, thái độ làm việc của từng cán bô tín dụng, những nhân tố chính cho việc quyết định tới hiệu quả của tín dụng, có biện pháp khen thưởng kịp thời để động viên, khuyến khích cán bộ làm tốt, phê bình, xử phạt những cán bộ thiếu trách nhiệm; chú ý trang bị những chi phí cần thiết cho cán bộ tín dụng, đặc biệt là đối với khu vực nông thôn còn rất nhiều khó khăn về vật chất.

+ Luôn coi trọng công kiểm tra, kiểm toán nội bộ nhằm chấn chỉnh nội bộ kịp thời, không thể tồn tại những hiện tượng xấu, dư nợ xấu, ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng; Ngân hàng luôn có ban thường trực để tiếp nhận những ý kiến đóng góp, phê bình của khách hàng.

+ Tiếp thu sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, tạo sự giúp đỡ về nhiều mặt cho Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.

+ Đặc biệt quan tâm củng cố, phát triển thị trường, thị phần hoạt động nhất là ở khu vực thành thị.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w