- Nuôi trồng thuỷ sản 16.707 4,8 25.499 5,1 38.701 5,
2.2.2. Hiệu quả vốn tín dụng đối với hộ SXKD
Vốn tín dụng NHNo huyện Lục Nam cho kinh tế hộ không chỉ đơn thuần tăng về số lượng mà tăng cả về chất lượng. Bên cạnh việc giải quyết đáng kể nhu cầu vốn cho hộ SXKD, vốn TDNH đã tham gia tích cực vào mọi hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn, đã tạo được nhiều việc làm cho người lao động, giúp nhiều hộ thoát khỏi ngưỡng đói nghèo, hộ trung bình trở thành hộ khá, đời sống vật chất, tinh thần của các hộ SXKD đã có nhiều thay đổi, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển với trình độ cao.
Bằng những kết quả tổng hợp từ phía Ngân hàng ta cũng có thể thấy được tác động tích cực của SXKD đối với kinh tế hộ.
- Doanh số cho vay một hộ ba năm gần đây liên tục tăng cao thể hiện nhu cầu vốn tăng cao của hộ cũng như khẳng định vai trò hỗ trợ đắc lực của vốn TDNH. Để đảm bảo
hoàn thành tốt mục tiêu kinh tế hộ, phù hợp với đặc điểm SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là đòi hỏi lượng vốn lớn trong thời gian dài, cần thiết phải có sự tăng doanh số cho vay tới mỗi hộ sản xuất, tiến tới nền kinh tế sản xuất hàng hoá.
- Hộ SXKD là khách hàng chính, đối tượng tác động chính của NHNo huyện Lục Nam thực hiện nhiệm vụ nông nghiệp, nông thôn, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010. Ba năm gần đây kinh tế hộ luôn chiếm tỷ trọng dư nợ gần như tuyệt đối trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, luôn chiếm trên 80% số khách hàng của Ngân hàng. Có được kết quả này bắt nguồn từ vai trò, nhiệm vụ hỗ trợ vốn chủ yếu của hệ thống NHNo cho khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn.
- Tỷ lệ dư nợ của kinh tế hộ vẫn chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ dư nợ của Ngân hàng thể hiện vai trò hỗ trợ vốn của NHNo huyện Lục Nam đối với hộ sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên, tỷ lệ này giảm dần do Ngân hàng chuyển hướng đầu tư sang những đối tượng khách hàng khác có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn.
- Tỷ lệ NQH của Ngân hàng không cao nhưng lại tập trung chủ yếu ở đối tượng hộ SXKD. Do hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên hộ gặp khá nhiều rủi ro, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sử dụng vốn TDNH của hộ.
Có thể nói, vốn tín dụng đầu tư cho vay hộ sản xuất đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế nông thôn: cơ cấu cây trồng, vật nuôi đã và đang tạo dựng nên nhiều vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá như vùng lúa, vùng cây ăn quả, vùng cây công nghiệp, vùng chăn nuôi trâu bò sinh sản kết hợp với cày kéo, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, xây dựng thành công nhiều mô hình VAC; phát triển nhiều ngành nghề truyền thống ở nông thôn…
Riêng đối với hộ SXKD, bằng sự hỗ trợ của vốn TDNH kinh tế hộ ngày càng phát triển. Với mức lãi suất, thời hạn vay vốn hợp lý, hộ SXKD đã yên tâm sản xuất nâng cao thu nhập và mở rộng dần quy mô sản xuất. Đời sống hộ nông dân được cải thiện, nhiều tiện nghi sinh hoạt hiện đại dần trở thành quen thuộc với các hộ tuy nhiên vẫn còn tình trạng nhiêu hộ chưa tiếp cận được những tiện nghi hiện đại.
Gương mặt làm ăn giỏi ngày càng nhiều dưới sự hỗ trợ hiệu quả của vốn TDNH cùng với sự phối hợp thực hiện của nhiều ban ngành khác trên từng địa bàn - khẳng định đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của huyện Lục Nam.
Sự đa dạng của đối tượng sản xuất nông nghiệp quy định sự đa dạng của kinh tế hộ, mỗi hộ cũng có quy mô, mục đích vay vốn sản xuất khác nhau: hộ xoá đói giảm nghèo, hộ ổn định sản xuất, hộ mở rộng quy mô sản xuất khác nhau, hộ làm kinh tế trang
Vai trò hỗ trợ của vốn Ngân hàng cho hộ SXKD là lớn, tuy nhiên hiệu quả của vốn TDNH đối với hộ SXKD đòi hỏi phải xem xét kỹ cho từng mô hình, điều kiện sản xuất của hộ, mà không phải hộ vay vốn nào cũng sử dụng vốn đúng mục đích hay mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau đây ta sẽ xét một vài hộ điển hình vay vốn TDNH đại diện cho xu hướng vay vốn chính của hộ SXKD trên địa bàn huyện:
2.2.2.1. Trường hợp 1:
Gia đình ông Nguyễn Văn Luật ở xã Đông Phú là một điển hình về mô hình Vườn Ao - Chuồng được xây dựng trên diện tích đất vốn có của, thể hiện rõ sự tiến bộ về khoa học công nghệ và quy mô sản xuất. Diện tích của gia đình ông là 4.000 m2, bằng kinh nghiệm của mình ông bắt tay vào cải tạo, xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo vật nuôi: ông xây chuông nuôi 40 con heo lái, xây dựng ao thả cá kết hợp thả nuôi vịt xiêm, gà thả vườn và trồng một số cây ăn quả xen kẽ như na, hồng, vải, nhãn, xoài.
Với xu hướng như vậy, tổng nhu cầu về vốn mà gia đình ông cần là 120 triệu và xin vay vốn TDNH là 40 triệu. Như vậy mô hình sản xuất của gia đình ông Luât là khá lớn, tiến tới mô hình kinh tế trang trại, Ngân hàng thực hiện đúng quy chế cho vay hộ sản xuất hàng hoá, chấp nhận cho vay 40 triệu mà không cần đảm bảo tài sản. Ông thực hiện vay vốn vốn đầu tư vào đầu năm 2009, đến cuối năm 2009 gia đình ông đã có vụ thu hoạch đầu tiên đủ hoàn tra nợ Ngân hàng, ngoài ra thu được lợi nhuận ban đầu là 60 triệu.
Tỷ suất lợi nhuận 60
= = 1,5So với vốn TDNH 40 So với vốn TDNH 40
Tỷ suất lợi nhuận 60
= = 0,5 So với tổng vốn đầu tư 120 So với tổng vốn đầu tư 120
Kết quả trên cho thấy khả năng làm giàu của kinh tế hộ gia đình, thành công với mô hình VAC, tạo động lực hco các hộ khác học tập và làm theo mô hình nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vốn TDNH gia đình ông vay chỉ chiếm 33,33% tổng vốn đầu tư, còn lại là lượng vốn tự có. Đây là một thực tế thường gặp trong các hộ đến Ngân hàng vay vốn mà có quy mô sản xuất tương đối trở lên. Theo tìm hiểu, ngay cả những hộ có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp cũng ngại tìm đến vay vốn Ngân hàng, có những hộ tìm những nguồn vay khác hay khi không thể vay vốn ở đâu thì mới tìm đến Ngân hàng, nguyên nhân của tình trạng này là do:
+ Hộ nông nghiệp còn ngại mang tiếng vay nợ
+ Hộ không có gì để đảm bảo tiền vay ngoài chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo quy định mới tạo điều kiện cho vay không cần đảm bảo tài sản những lượng tiền còn thấp.
+ Thủ tục vay còn rườm rà, nhiều cán bộ tín dụng chưa thực sự gần gũi với người dân.
Như vậy, vốn tín dụng trong những trường hợp này không thực sự đóng vai trò quan trọng trong tổng nhu cầu vốn của hộ, trong khi đây là đối tượng gắn liền với nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
2.2.2.2. Trường hợp 2:
Hộ bà Nguyễn Thị Hằng ở xã Cẩm Lý lại là một đại diện cho hộ có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, vốn tự có ít. Trên diện tích sẵn có, bà có nhu cầu đầu tư vốn vào cây ăn quả, gia cầm, nuôi lợn bột. Tổng nhu cầu vốn của bà là khoảng 35 triệu vay trong hai năm và trả hết khi có thu hoạch cuối cùng, trogn khoảng thời hạn vay vốn thì trả lãi và một phần gốc vào những kỳ thu hoạch trước. Cho đến cuối năm 2009 dư nợ của bà còn khoảng 15 triệu sẽ trả nốt vào năm 2010.
Vốn tín dụng đã đến với gia đình bà và kịp thời với thời vụ sản xuất, hình thức vay vốn hợp lý (vay theo hạn mức) khiến tiền lãi được giảm đáng kể. Trong năm đầu sử dụgn vay vốn, thu nhập gia đình bà là 18 triệu, số tiền này tuy không nhiều nhưng cũng đảm bảo cuộc sống cho gia đình:
Tỷ suất lợi nhuận 18
= = 0,5So với vốn TDNH 35 So với vốn TDNH 35
Tuy đảm bảo cuộc sống nhưng khả năng tích luỹ của bà lại ở mức thấp, do vậy việc mở rộng quy mô sản xuất là khó khăn, trong khi vay vốn Ngân hàng để thực hiện những mô hình sản xuất lớn đòi hỏi nhiều thủ tục phức tạp và phải có lượng vốn nhất định, cán bộ TDNH lại e ngại trước những kỹ thuật sản xuất nông nghiệp còn nhiều điều mới với họ, mặt khác những quy định cho vay hộ SXKD còn chưa thứuc sự chi tiết. Đây là đối tượng vay vốn chính của Ngân hàng nên cũng sẽ là đối tượng đòi hỏi những quy chế cho vay hợp lý từ Ngân hàng.
2.2.2.3. Trường hợp 3
Đối với hộ nghèo, thực hiện vay vốn TDNH từ nguồn vốn của NHCSXH với lãi suất thấp khiến đa số hộ nghèo đều được tiếp xúc với vốn TDNH tuy nhiên thực trạng sử dụng vốn của hộ nghèo vẫn còn nhiều điểm đáng lưu ý:
ngưỡng nghèo, hiện trở thành những hộ khá trong huyện thu nhập bình quân là 24 – 30 triệu/năm, ổn định cuộc sống, lao động lành mạnh.
- Một số hộ thì sự thiếu vốn sản xuất là đúng nhưng việc cung ứng vốn bằng tiền cho hộ đôi khi không phải là việc mang lại hiệu quả tác động lớn nhất đến cuộc sống của họ, giúp họ thoát nghèo:
+ Hộ ông Hoàng Thanh Giang ở xã Mai Sưu là một hộ nghèo có 6 khẩu chỉ chờ vào 2 sào ruộng, ông lại không chịu học hỏi, nên cái nghèo cứ bám đeo đẳng. Nhưng với sư giúp đỡ của chính quyền xã, gia đình ông được nhận vay vốn 30 triệu của Ngân hàng tăng gia sản suất. Với sự hướng dẫn của chính quyền xã, gia đình ông nuôi gà, vịt, trồng cây ăn quả giúp tăng thu nhập. Nhưng vốn TDNH chỉ đầu tư được một ít gà giống thì nhu cầu tiền phát sinh do con gái đầu của gia đình ông đi học nghề. Như vậy có được vay vốn nhưng gia đình ông vẫn chưa thoát nghèo.
Những ví dụ trên chỉ là điển hình cho hoạt động sử dụng vốn TDNH của hộ SXKD trên địa bàn huyện, không chiếm phần lớn nhưng nằm trong bộ phận hộ sử dụng vốn TDNH không hiệu quả hoặc không tận dụng được vai trò hỗ trợ của vốn tín dụng – là những đối tượng chính cần tác động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn TDNH nói riêng.