ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN LỤC NAM

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 84)

Để phấn đấu đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế của huyện đề ra là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, các ngành các cấp đang làm việc trên địa bàn huyện. Trong đó, ngân hàng nông nghiệp huyện Lục Nam là ngành quan trọng để huy động vốn đầu tư có hiệu quả vào các dự án phát triển kinh tế của tỉnh, do vậy ngân hàng phải:

- Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn bằng các hình thức tiết kiệm truyền thống trong dân cư cũng như đa dạng hoá các hình thức huy động khác tại địa phương để đáp ứng cho nhu cầu vốn trong sản xuất kinh doanh của các hộ SXKD.

- Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Để tiếp nhận đầu tư vốn này, trước hết ngân hàng nông nghiệp phải thực hiện giải ngân tốt quỹ quay vòng của các dự án đã tiếp nhận, đồng thời cùng các cấp các ngành của huyện chủ động xây dựng các dự án mới để gọi vốn.

- Mở rộng mạng lưới, các chi nhánh cấp 2 (xã) để tạo điều kiện tiếp cận gần hơn với hộ nông dân, những hộ ít có điều kiện tiếp cận với vốn TDNH.

- Tiếp tục công tác huy động gửi tiết kiệm với lãi suất cao và có chương trình quay số trúng thưởng khi khách hàng gửi tiết kiểm trên 100 triệu đồng trở lên với phần quà hấp dẫn khách hàng.

* Tăng cường kiểm tra tín dụng

Sau khi giải ngân xong, Ngân hàng thường chỉ trú ý xem nguồn trả nợ từ đâu. Điều này rất nguy hiểm vì Ngân hàng không nắm bắt được thời điểm khi hộ bắt đầu gặp trục trặc trong SXKD, đến khi phát hiện đã quá muộn. Chính điều này đã nảy sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi. Do vậy Ngân hàng luôn phải đảm bảo nắm chắc được tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn cũng như nắm chắc được các khoản cho vay được hộ sử dụng như thế nào. Điều này có ý nghĩa quan trọng đến sự an toàn và hiệu quả của các khoản cho vay. Ngân hnàg nên yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin về kết quả kinh doanh nếu quy mô vay vốn lớn.

Bên canh việc kiểm tra khách hàng, Ngân hàng cần phải kiểm tra, kiểm soát nội bộ một cách thường xuyên, nghiên túc dựa trên quan điểm phòng chống ai sót là chủ yếu. Ngân hàng cần thực hiện kiểm tra việc lập hồ sơ tín dụng đảm bảo tính pháp lý, kiểm tra thời hạn vay, thời hạn gia nợ… để hoạt động tín dụng đã được bảo đảm về mặt nội bộ.

* Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng

- Thực hiện công tác thẩm định cho vay đối với hộ nông dân hợp lý, chính xác, cung ứng đúng, đủ lượng vốn cần thiết cho hộ sản xuất; đảm bảo tối đa hiệu quả của vốn TDNH cho kinh tế hộ. Cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao chất lượng cho các cán bộ tín dụng về nhiều mặt như thẩm định cho vay, các văn bản pháp luật mới được ban hành của ngành cũng như trong các lĩnh vực cho vay. Đặc biệt là các văn bản

- Trong thực hiện một quan hệ tín dụng, mỗi cán bộ tín dụng phải hiểu biết thực sự về hoạt động sản xuất, trình độ quản lý của nông hộ để có những đòi hỏi thông tin về kinh tế cần cung cấp phù hợp, dễ trình bày, dễ hiểu.

* Ngăn ngừa và xử lý những khoản nợ quá hạn

Trong hoạt động tín dụng thì rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi nhưng quan trọng là làm cách nào để Ngân hàng giảm thiểu rủi ro, đồng thời không đẩy khách hàng mình tới chỗ phá sản. Đặc biệt hiện nay, một khoản vay của khách hàng khôgn trả được thì cả vốn và lãi đều được chuyển thành nợ quá hnạ. Vì vậy cùng với hoạt động cho vay Ngân hàng cần có những biện pháp khai thác, giúp đỡ hộ SXKD để nhằm giảm thấp thiệt hại cho cả Ngân hàng và hộ SXKD đó là:

- Cơ cấu các khoản nợ, phân tích thực trạng các món nợ quá hạn, nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ đã được xử lý rủi ro để từ đó đánh giá được khả năng thu hồi thông qua phân tích nợ có đảm bảo, không có đảm bảo, thực trạng tài sản thế chấp có thể xử lý thu hồi nợ, phương án xử lý và vận dụng các giải pháp, chính sách của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng.

- Trong một số điều kiện Ngân hàng có thể tăng thêm vốn vay đối với hộ SXKD. Theo cách này có thể làm tăng rủi ro tín dụng với Ngân hàng khi hộ SXKD không có khả năng trả nợ. Nhưng xét về lâu dài, nếu chúng ta thấy hộ SXKD có khả năng duy trì SXKD, đồng thời họ có tinh thần hợp tác và trách nhiệm trả nựo thì Ngân hàng bỏ thêm vốn giúp đỡ hộ SXKD làm ăn có hiệu quả rồi thu hồi vốn là tốt nhất. Đây là cách có lợi với cả hai bên, vừa giúp hộ thoát khỏi cảnh nghèo khó vừa giúp Ngân hàng thu được nợ

- Ngân hàng cần chủ động phối hợp với các tổ chức hội tại cơ sở như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,… để có hướng thiết lập các tổ vay vốn, tổ liên kết sản xuất; thông qua đó đưa nhiều vốn hơn tới các hộ, phổ biến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để hộ có thể chủ động tiếp cận và tiếp nhận dễ dàng hơn; từ đó có hướng SXKD hợp lý và tận dụng được ưu thế của vay tín chấp theo quy định của Chính phủ.

* Một số giải pháp cần lưu ý khác:

- Ngân hàng duy trì cho vay các doanh nghiệp nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong phục vụ sản xuất nông nghiệp và nông thôn, đảm bảo hỗ trợ cho các hộ với chính sách tín dụng ưu đãi và cùng các ban ngành liên quan tháo gỡ về điều kiện để các doanh nghiệp nông nghiệp được vay Ngân hàng đầu tư cơ sở vật chất, cung cấp vật tư kỹ thuật cho hộ sản xuất trong tỉnh.

Đối với loại hình doanh nghiệp phục vụ cho thu mua nông sản, chế biến nông sản cho nông nghiệp, thì ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất cho vay ưu đãi , thủ tục đơn giản nhằm giải quyết đầu ra hợp lý cho hộ nông nghiệp, hộ ngành nghề nông thôn.

- Trong cho vay hộ sản xuất nông nghiệp cần kết hợp hài hoà giữa tín dụng ngắn hạn với tín dụng đầu tư và phát triển, giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội, giữa đầu tư vốn với chuyển giao công nghệ và chỉ dẫn thị trường cho người sản xuất giữa kinh tế của người sản xuất hàng hoá với kinh tế của hộ sản xuất tự cung tự cấp, phát triển công nghiệp chế biến tạo ra việc làm cho người lao động.

- Ngân hàng nông nghiệp huyện Lục Nam cần chủ động tiếp cận các chủ trương của tỉnh:

+ Cho vay chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho các hộ gia đình đầu tư vào nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng.

+ Cho vay phát triển ngành nghề:

Ngân hàng nông nghiệp huyện cho vay thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiêut thủ công nghiệp, và dịch vụ ở nông thôn như chế biến nông sản và những ngành phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thu hút lao động như xay xát gạo, chế biến bánh kẹo, phơi sấy nhãn vải, các ngành sản xuất vật liệu như gạch, vôi, các ngành thủ công mỹ nghệ như chạm khắc gỗ,… cơ khí nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

+ Cho vay phát triển chăn nuôi, thuỷ sản:

Ngân hàng nông nghiệp huyện Lục Nam cho vay theo chương trình phát triển chăn nuôi đồng bộ gồm sản xuất giống, mở rộng công suất chế biến thịt để tiêu thụ sản phẩm. Trong đó tập trung trước hết vào sản phẩm thịt lợn, thịt bò,... đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện đại cho trung tâm giống.

+ Cho vay đầu tư công nghệ

+ Cho vay xây dựng kết cấu hạ tầng + Cho vay hộ nghèo

- Cần trú trọng tăng cường mở rộng đầu tư tín dụng và nâng cao năng suất đầu tư đối với một hộ sản xuất làm ăn có hiệu quả. Mạnh dạn cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đến 100 triệu đồng đối với hộ sản xuất hàng hoá, hộ làm kinh tế trang trại và dưới 100 triệu đồng đối với những hộ sản xuất giống thuỷ sản có nhu cầu vay vốn.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w