Kết quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 46)

IV. CÁC VĂN BẢN CHÍNH SÁCH HỖ CHỢ VÀ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TDNH ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ

2.2.2.Kết quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

2. Nguồn vốn uỷ thác 103.378 33,50 11589 32,45 120.765 25,

2.2.2.Kết quả hoạt động của Ngân hàng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn.

thôn.

Lục Nam là một huyện nông nghiệp với đa số dân số (trên 70%) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp nông thôn đã có

khởi sắc ở một số vùng nhưng còn mang tính tự phát thiếu quy hoạch và định hướng cụ thể.

Với nhiệm vụ và chức năng chính là phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, NHNo huyện Lục Nam luôn chủ động thực hiện cho vay vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá bỏ tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn. Kết quả TDNH phục vụ nông nghiệp, nông thôn cơ bản thể hiện qua kết quả tổng hợp sau:

Bảng 7: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ

Đơn vị: Triệu đồng

NGÀNH KINH TẾ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Ngành nông nghiệp 324.128 88.06 450.393 86,15 740.627 84,69- Trồng trọt 226.889 69,99 326.354 72,46 588.280 79,43 - Trồng trọt 226.889 69,99 326.354 72,46 588.280 79,43 - Chăn nuôi 97.239 30,01 124.039 27,54 152.347 20,57 2. Nuôi trổng thuỷ sản 15.459 4,20 24,571 4,70 45.387 5,19 3. Ngành tiểu thủ công nghiệp 12.698 3,45 27.133 5,19 47.136 5,39 4. Ngành TM-DV 10.938 2,97 16.729 3,20 34.106 3,90 5. Ngành khác 4.862 1,32 3.976 0,76 7.260 0.83 TỔNG 368.085 100 522.802 100 874.516 100

(Nguồn: Tổng hợp tình hình cho vay theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế) Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy các món vay phát triển nông nghiệp nông thôn chiếm vị trí chủ đạo trong tổng dư nợ của NHNo huyện Lục Nam: riêng đối với ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao so với tổng dư nợ và có xu hướng giảm qua các năm: năm 2007 tỷ trọng ngành nông nghiệp là 88,06%, năm 2008 là 86,15% và con số này là 84,69%. Trong ngành nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn là chủ yếu: 69,99% năm 2007, 72,46% năm 2008 và con số này năm 2009 là 79,43%, do nền nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn chủ yếu phụ thuộc vào cây lúa, cây ăn quả như cây na, cây vải, cây nhãn…; ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng không cao so với ngành nông nghiệp: năm 2008 tỷ trọng dư nợ là 30,01%, năm 2009 tỷ lệ này giảm còn 20,57% so với năm 2008 – do năm 2009 có dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh gây hoang mang trong tâm lý đầu tư của hộ SXKD khiến việc đầu tư cho chăn nuôi giảm tuy nhiên tỷ trọng của ngành chăn nuôi vẫn cao. Nuôi trồng thuỷ sản những năm gần đây cũng được nhiều hộ SXKD vay vốn đầu tư sản xuất: năm 2007 là 15.459 triệu đồng chiếm 4,2%, năm 2008 là 24.571 triệu đồng chiếm 4,7%, năm 2009 chiếm 5,19% tương ứng với 45.387 triệu đồng và gấp

Tỷ trọng mỗi ngành trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản đều có hướng chuyển biến tích cực theo định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp địa phương. Mặc dù số dư nợ của ngành nông nghiệp tăng cao nhưng tỷ trong của ngành có xu hướng giảm dần là do sự tăng lên của dư nợ đối với các ngành kinh tế khác như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Dư nợ đối với ngành tiểu thủ công nghiệp tăng 3,7 lần trong vòng 3 năm kể từ năm 2007, năm 2009 tăng +34.438 triệu đồng so với năm 2007. Dư nợ ngành TM-DV thì năm sau luôn tăng hơn năm trước: năm 2007 chiếm tỷ trọng 2,97%, năm 2008 là 3,2% và con số này năm 2009 là 3,9%. Như vậy cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế của NHNo huyện Lục Nam có những bước chuyển biến đáng kể, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện. Các hình thức tổ chức sản xuất của hộ SXKD ngày càng đa dạng, giảm dần tỷ trọng mang tính thuần nông, tăng dần tỷ trọng nông nghiệp và dịch vụ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn với sự tham gia tích cực của NHNo huyện Lục Nam.

Qua những thống kê trên, có thể thấy nông nghiệp, nông thôn huyện Lục Nam đã có những dấu hiệu tích cực, khẳng định đường lối đúng đắn trong phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Hàng năm, huyện liên tục có những hộ SXKD được tuyên dương về khả năng và trình độ sản xuất. Toàn huyện có 11119 hộ đạt danh hiệu “Hộ nông dân sản

xuất kinh doanh giỏi” các cấp (đạt 75,13% % so với hộ sản xuất nông nghiệp), trong đó

cấp huyện có 1.074 hộ, cấp tỉnh là 168 hộ, cấp TW là 3 hộ. NHNo huyện Lục Nam là một phần không thể thiếu trong kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 46)