Về phía hộ SXKD

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 70)

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHO VAY HỘ SXKD CỦA NHNo HUYỆN LỤC NAM 1.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1.1.Về phía hộ SXKD

Tính đến hết năm 2009, toàn huyện có 42.588 hộ thì có 19.548 hộ có quan hệ vay vốn với NHNo huyện Lục Nam, chiếm 45,9% so với tổng số hộ trên địa bàn. Trong 3 năm 2007, 2008, 2009 số hộ tham gia vay vốn Ngân hàng liên tục tăng với mức tăng bình quân là 19,78%. Những kết quả này khẳng định sự sôi động của hộ trong tham gia hình thức vốn TDNH: hộ tích cực hơn trong công tác tìm nguồn vốn đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình mà vẫn đảm bảo tính chủ động cao. Vốn TDNH đã trở thành người bạn đồng hành cùng hộ SXKD trong mọi hoạt động sản xuất của mình.

Đầu tư cho hộ nông nghiệp, nông thôn bằng hình thức TDNH, Nhà nước cùng với ngành Ngân hàng có nhiều phương thức cung ứng vốn cho hộ, phân bổ qua nhiều trung gian khác nhau. Tuy nhiên những kết quả vay vốn của hộ tại NHNo huyện Lục Nam lại phản ánh tính chủ động cao của hộ trong SXKD. Thiếu vốn là thực tế của hộ nông dân huyện Lục Nam nói riêng, để giải quyết vấn đề này đa số hộ có quan hệ vay vốn với Ngân hàng là trực tiếp tìm đến Ngân hnàg xin vay vốn, tự nguyện thựuc hiện mọi thủ tục vay vốn theo quy định chung, thể hiện tính kinh tế cao, sự làm chủ trong kế hoạch sản xuất của mình. Đây là những bước tiến khả quan ban đầu để hộ tiếp cận với những mô hình

kinh tế có tính công nghệ cao trên thế giới, là bước đàu để xây dựng nền kinh tế hàng hoá có quy mô lớn.

Trong những năm gần đây, hiệu quả sử dụng vốn TDNH của hộ cũng ngày một tăng cao nhờ việc tham gia sinh hoạt trong các tổ chức hội tại địa phương. Các tổ chức hội được thành lập xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ hộ vay vốn TDNH, do vậy bằng phương pháp vay vốn này, khả năng tiếp cận với vốn TDNH của hộ nhanh hơn, kịp thời hơn, đặc biệt khi sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao mà nhu cầu vay vốn của nhiều hộ cùng tới một lúc. Mặt khác, tham gia hoạt động trong các tổ chức hội, đặc biệt là hội Nông dân, hội Phụ nữ, hộ đã tiếp cận được nhiều hơn đến những tiến bộ khoa học kỹ thuật, vật tư nông nghiệp nông thôn đảm bảo chất lượng, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của những hộ đã thành công, mở ra nhiều cơ hội mới trong điều kiện sản xuất của riêng mình.

Từ thôn, xóm tới xã, huyện đều thực hiện phân loại hộ một cách chính xác, phối hợp với các cấp các ngành đã giúp hầu hết các hộ nghèo được tham gia vay vốn TDNH, góp phần ổn định cuộc sống cho hộ vượt qua ngưỡng nghèo. Năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 20,5% tăng 5,8% so với năm 2008, phấn đấu tới năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn 11,5%. Đây là hoạt động tín dụng được hỗ trợ trực tiếp tù chính phủ, 100% số hộ nghèo được vay vốn với lãi suất ưu đãi, phù hợp với trình độ sản xuất của hộ.

Huyện Lục Nam với lợi thế của ngành trồng trọt, hộ trồng trọt tiếp tục đạt được những kết quả tốt đẹp trong hoạt động sản xuất của mình. Dư nợ hộ trồng trọt chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ ; bằng đồng vốn TDNH nhiều mô hình vườn cây ăn quả được thực hiện thành công trên những mảnh vườn tạp hay đất cằn, nhiều hộ đã không những đảm bảo cuộc sống mà còn trở thành hộ giàu của huyện từ cây ăn quả như cây vải, na… Bên cạnh ngành trồng trọt, sự phối hợp giữa Ngân hàng các tỏ chức, chính quyền địa phương đã hướng người nông dân sang những đối tượng sản xuất khác có giá trị kinh tế cao, phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh như chăn nuôi, thuỷ sản. Từ đây nhiều mô hình VAC, trang trại ra đời, khẳng định tiềm năng sản xuất lớn của nông nghiệp trong tỉnh cũng như khẳng định khả năng tiếp cận nhanh và ứng dụng tốt kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới của hộ nông nghiệp. Vốn TDNH đã góp phần quan trọng vào công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Hộ tham gia vay vốn chủ yếu có thời hạn trung hạn và dài hạn, chiếm 75,3% năm 2009, là mức thời gian phù hợp với phần lớn quy mô sản xuất của hộ, đối tượng sản xuất

SXKD nhưng khi đem về lại được sử dụng để chi tiêu cho tiêu dùng trong gia đình, đồng thời khẳng định hiệu quả sử dụng vốn của hộ gia tăng cao, dám nghĩ dám làm.

Bằng vốn TDNH, nhiều hộ không có đất nông nghiệp cũng được đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho những hoạt động SXKD phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, nhiều làng nghề mới được khôi phục, phát triển thêm những ngành nghề mới, rồi các hoạt động kinh doanh phục vụ nông nghiệp như kinh doanh vật tư nông nghiêp… Tạo thêm một khí thế mới cho nông thôn huyện Lục Nam, tạo việc làm cho nông thôn đặc biệt là trong thời gian hết mùa vụ.

Dưới tác động của vốn TDNH, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt, nhiều hộ nông dân đã có tích luỹ mua sắm được những tiện nghi sinh hoạt đắt tiền, và xây dựng nhà kiên cố. Bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, số hộ giàu ngày càng được giàu lên, số hộ nghèo ngày càng giảm đi.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 70)