CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA TDNH ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ SXKD

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 25)

thực hiện hoàn hảo quan hệ tín dụng, thu hồi cả vốn lẫn lãi.

Hoạt động tín dụng của NH có vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho hộ SXKD, giúp duy trì và phát triển hoạt động SXKD của hộ. Đồng thời, lĩnh vực nông nghiêp, nông thôn là lĩnh vực nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của ngành; do vậy, nâng cao hiệu quả của TDNH đối với hộ SXKD là nâng cao chức năng hỗ trợ vốn cho hộ SXKD và đảm bảo thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao, hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA TDNH ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ SXKD SXKD

Ta đã thấy vai trò quan trọng của việc nâng cao hiệu quả TDNH đối với kinh tế hộ, do vậy, xây dựng nhưng phương thức, biện pháp cụ thể và có biện pháp hỗ trợ cho việc đo lường hiệu quả của một quan hệ tín dụng là cần thiết.

2.1. Chỉ tiêu định tính.

Trong mỗi quan hệ tín dụng, cảm giác ban đầu về nhau đóng vai trò rất quan trọng. Với khách hàng là hộ SXKD, thời gian để hộ bắt đầu có mối quan hệ tín dụng với Ngân hàng chưa đủ dài, tâm lý của hộ nói chung còn e ngại và chủ yếu tim đến Ngân hàng là do sự giới thiệu của bạn bè nhiều hơn là do nắm bắt được những thông tin trực tiếp từ phía Ngân hàng. Tâm lý trên đã khiến việc trình bày nhu cầu vay vốn, kế hoạch sản xuất với Ngân hàng sẽ gặp khó khăn, cán bộ tín dụng có thể không hiêu hết nhu cầu của hộ, hộ hoặc là sẽ không thoả mãn hoàn toàn nhu cầu vốn, hoặc là sẽ tìm cách vay vốn khác dễ tiếp xúc hơn.

Những nhận định mang tính cảm giác ban đầu dù không có tính chất quyết định trong việc đo lường hiệu quả của TDNH nhưng cũng đóng góp một vị trí quan trọng, phần nào đánh giá chính xác hiệu quả TDNH nhưng cũng đóng góp một vị trí quan trọng, phần nào đánh giá chính xác hiệu quả TDNH đối với hộ SXKD nói riêng.

2.2. Các chỉ tiêu định lượng

Đánh giá hiệu quả của TDNH đối với hộ SXKD cần phải có sự phân tích từ cả hai phía: hộ SXKD và Ngân hàng, bởi xét trên một khía cạnh nào đó, hộ có sử dụng vốn tín dụng hiệu quả thì Ngân hàng mới có kết quả hoạt động tốt .

Dưới đây là các chỉ tiêu chủ yếu được các nhà phân tích sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả TDNH đối với kinh tế hộ.

2.2.1. Tỷ lệ dư nợ của kinh tế hộ

Dư nợ là một khái niệm quan trọng trong biểu hiện khả năng sử dụng vốn của mỗi Ngân hàng. Hộ SXKD là đối tượng khách hàng của Ngân hàng, do vậy, có thể nói dư nợ của Ngân hàng dành cho kinh tế hộ càng cao thì quy mô, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng cho kinh tế hộ càng lớn. Để tính tỷ lệ dư nợ kinh tế hộ ta sử dụng công thức :

Tỷ lệ dư nợ Dư nợ kinh tế hộ

= (x100%) kinh tế hộ Tổng dư nợ

Bằng cách tính này, ta sẽ cơ bản thấy được TDNH tham gia vào hoạt động SXKD của hộ ở quy mô nào, có liên tục tăng cao qua các năm hay không – có tăng thì mới khả năng hoạt động hiệu quả của TDNH đối với kinh tế hộ.

2.2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn (NQH) của kinh tế hộ

Mỗi một nhóm vay đều có hạn trả vốn gốc và lãi xác định trong tương lai, khách hàng không thực hiện nhiệm vụ hoàn trả đúng ngày mà chưa được gia hạn nợ được coi là NQH.

Để tính tỷ lệ NQH kinh tế hộ, ta có thể sử dụng công thức: Tỷ lệ NQH NQH kinh tế hộ

= (x100%) kinh tế hộ Dư nợ kinh tế hộ

Trong phân loại kết cấu của tổng dư nợ, tỷ lệ giữa NQH và các khoản nợ trong hạn luôn được chú ý. Bằng cách này, mỗi món vay của hộ sẽ được đánh giá tốt hơn và chủ động hơn và tỷ lệ trên càng nhỏ thì hiệu quả của TDNH càng cao.

Để đánh giá chính xác và sát sao hơn, dư nợ quá hạn sẽ được NH phân theo các tiêu chí khác, chi tiết hơn.

Đối với hộ sản xuất nông nghiệp với những đặc trưng rủi ro riêng, còn có thể phân chia tỷ lệ NQH theo cách dưới đây để có biện pháp sử lý, đánh giá đúng hiệu quả hoạt động của TDNH:

Tỷ lệ NQH NQH do thiên tai (sâu, bệnh)

= (x100%) do thiên tai (sâu, bệnh) NQH kinh tế hộ (Tổng NQH)

Dù được tính toán theo phương thức nào, mục tiêu cuối cùng là để có biện pháp giảm thiểu tỷ lệ NQH, và có một phương án dự phòng hợp lý, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hộ và Ngân hàng.

2.2.3. Tỷ lệ hộ có quan hệ vay vốn với Ngân hàng.

Kinh tế hộ là thành phần kinh tế cơ bản, chiếm số lượng đông với nhu cầu vốn cho SXKD rất lớn. Do vậy, tính toán chỉ tiêu này sẽ giúp người phân tích nhận định được vị trí, chỗ đứng của TDNH trong hộ gia đình ra sao, đã thực sự trở nên thân thiết với hộ hay chưa?

Tỷ lệ hộ có quan hệ Số hộ có quan hệ tín dụng với NH

= (x100%) TD với NH Tổng số hộ

Tỷ lệ trên càng lớn chứng tỏ số hộ có nhu cầu vay vốn ngày càng tăng, tức là TDNH ngày càng khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của nó trong hộ.

2.2.4. Doanh số cho vay bình quân một hộ

Hộ gia đình nước ta chủ yếu sản xuất với quy mô nhỏ, nhiều nhu cầu vay vốn nhưng số tiền mỗi món vay lại không cao, do vậy, cách tính này có thể xác định được vai trò tác động của TDNH đối với kinh tế ở mức độ nào:

Doanh số cho vay Doanh số cho vay kinh tế hộ

= (x100%) bình quân một hộ Số hộ có quan hệ vay vốn với NH

Doanh số cho vay bình quân một hộ càng cao thì hiệu quả của TDNH cho kinh tế hộ càng lớn, TDNH khi đó đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hóa với qui mô ngày càng cao.

2.2.5. Các chỉ tiêu khác

Hộ SXKD tham gia quan hệ TDNH sẽ có hai nguồn vốn cơ bản phục vụ cho hoạt động của hộ: vốn tự có và vốn TDNH. Xác định hiệu quả của TDNH đối với hộ SXKD, ta có thể đánh giá bằng các cách dưới đây:

Lãi (Doanh thu) thu từ hoạt động SXKD Tỷ suất lợi nhuận =

Vốn TDNH (Lãi)

Chỉ tiêu này sẽ cho thấy với một đồng vốn TDNH thì hộ thu được bao nhiêu đồng lãi, kết quả càng cao của đồng vốn tín dụng càng cao. Bằng cách này, họ sẽ xác định rõ ràng hiệu suất hoạt động của đồng vốn vay Ngân hàng của mình để có kế hoạch thực hiện hiệu quả cao hơn.

Đặc biệt đối với những hộ vay vốn dài hạn phục vụ nhu cầu SXKD, để tính toán chính xác một cách hiệu quả kinh tế đem lại cho hộ từ đồng vốn TDNH, cần thiết phải sử dụng những cách tính khác, phù hợp hơn:

+ NPV (tổng lợi nhuận thuần): được tính theo từng thời kỳ nhất định, thường là từng năm, cho thấy lợi nhuận thực mà hộ thu được trong thời điểm hiện tại từ đồng vốn TDNH hộ sử dụng qua các năm.

+ IRR (tỷ suất thu hồi nội bộ của phương án đầu tư): là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả đầu tư hay lựa chọn phương án đầu tư. IRR là tỷ suất tính toán mà ứng với nó thu nhập ròng của phương án đầu tư vừa đúng vằng vốn đầu tư ban đầu, nó cho thấy, cách tính này khắc phục được anhw hưởng của lãi suất; IRR càng cao thì hiệu quả của phương án càng cao trong sử dụng vốn TDNH.

Mỗi chỉ tiêu tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích mà sẽ được đánh giá một cách tổng hợp để có thể có phản ứng chính xác nhất đối với hoạt động TDNH, từ đó có được hướng điều chỉnh phù hợp đối với hoạt động tín dụng, mang lại kết quả tích cực cho chất lượng TDNH nâng cao thu nhập cho cả hộ SXKD và Ngân hàng.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w