I. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HỘ SXKD
1. Chủ động nâng cao trình độ của bản thân về kinh tế chính trị xã hộ
Biện pháp này là cần thiết, quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SXKD của hộ, đòi hỏi hộ phải đặc biệt chú ý:
+ Đa phần hộ SXKD trong huyện có trình độ SXKD đều thấp, điều này không chỉ thể hiện ở quy mô sản xuất, lượng vốn tự có của hộ mà còn thể hiện ở khả năng tiếp cận thị trường, phản ứng hợp lý với sự thay đổi nhu cầu của thị trường, hiểu các quy luật của nền kinh tế thị trường,… tạo chỗ đứng vững chắc cho nông sản của mình trong 1 thời gian dài - những kiến thức mà hộ hầu như không có hoặc hiểu biết không hết khiến nhiều hộ lúng túng trước những thay đổi của nền kinh tế, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả SXKD, đến quy hoạch kinh tế chung của địa phương.
+ Các văn bản chính sách của Nhà nước và cảu ngành ngân hàng được ban hành liên tục nhằm hỗ trợ cho hoạt động SXKD của hộ được thuận lợi nhất nhưng khả năng nhận thức một cách nghiêm túc hiệu quả của hộ còn hạn chế, nhiều khi chưa hiểu hết
những mục đích tác động của văn bản chính sách dẫn đến có những phản ứng sai lệch, không tận dụng hết được những tác dụng hỗ trợ tích cực của Nhà nước và của ngành - hiệu quả SXKD không cao.
+ Trình độ nhận thức cảu hộ đối với các vấn đề xã hộ cũng là vấn đề đáng lưu ý, đòi hỏi hộ phải có ý thức rõ ràng hơn: do trình độ hiểu biết hạn chế, hộ dễ mắc những tệ nạn xã hội, bị lôi kéo tham gia những hình thức vay vốn tiêu cực khác (vay không trả, vay nặng lãi…) gây nên những trào lưu xấu trong khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn, hạn chế cơ hội tiếp cận với những hướng SXKD có hiệu quả của hộ.
Để có thể nâng cao trình độ SXKD của bản thân, hộ phải có nhiều cách tiếp cận, học hỏi lẫn nhau, cụ thể:
1.1. Tham dự các lớp học khuyến nông được tổ chức thường xuyên tại địa phương. Hoạt động này sẽ giúp hộ có được những định hướng từ tổng quát đến cụ thể sản xuất nông nghiệp ngay trên địa bàn sinh sống của hộ, nắm bắt được lợi thế trong sản xuất nông nghiệp của bản thân, đồng thời có thể được hỗ trợ thêm kiến thức trong sản xuất về kỹ thuật, vật tư nông nghiệp phù hợp.
1.2. Tích cực tham gia các hoạt động trong các tổ chức nhóm hội tại địa phương như hội Nông dân, hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên,… là những tổ chức được thành lập nhằm phục vụ, hỗ trợ mọi đối tượng cá nhân, hộ trên địa bàn trong sản xuất và đời sống. Các tổ chức hội, đặc biệt là hội Nông dân có mạng lưới rộng khắp, xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương, là nơi phổ biến nhiều và có hiệu quả những biến động mới của văn bản pháp quy, những định hướng chuyển đổi của nền kinh tế trên địa bàn, những kỹ thuật và công nghệ sinh học mới nhất trong sản xuất nông nghiệp là môi trường học tập lành mạnh và đáp ứng tốt mọi nhu cầu của hộ SXKD.
1.3. Chủ động tiếp cận và học hỏi thông qua các gương SXKD khá giỏi ngay tại địa bàn. Những gương làm kinh tế thành công từ cấp xã tới huyện, tỉnh hàng năm liên tục tăng cao, đó là những nhân chứng sống cho một mô hình SXKD nào đó, có tác động sâu sắc nhất đến nhận thức của hộ về hoạt động SXKD, nắm bắt các yêu cầu của thị trường… Đây chính là hình thức tiếp cận với kỹ thuật SXKD chiếm đa số ở nông thôn, phù hợp với quy hoạch kinh tế riêng cho từng địa bàn xã trên toàn huyên.
1.4. Hộ cũng có thể tự tìm tòi, học tập qua sách báo, chuyên đề, nắm bắt những lý luận chung, những điều kiện tối cần thiết cho mô hình SXKD nhất định bằng cách này hộ sẽ nâng cao được tư duy của mình một cách tổng quát về mọi nhân tố có liên quan đến lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên để có thể có những thành công thực
1.5. Với những hộ có điều kiện, có thể tới trực tiếp các địa phương có lợi thế tuyệt đối về đối tượng sản xuất để học hỏi kinh nghiệm sản xuất của họ, lựa chọn những giống cây con tốt và có được phương thức áp dụng hợp lý với điều kiện của riêng mình.
Trong quá trình tự tìm hiểu, học hỏi, hộ phải có sự phối kết hợp hợp lý các hình thức tiếp nhận kiến thức và phải đúc kết được những kiến thức cho riêng mình phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ gia đình mình. Không phải thấy ai làm gì hay, thành công thì cũng làm theo mà không có những phân tích chính xác. Sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn là sự tổng hoà của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội khác nhau như tài nguyên; lao động; kỹ thuật sản xuất; chăm sóc; bảo quản; chế biến; thị trường tiêu thụ; quan niệm sống của người dân nông thôn… mà mỗi địa phương lại có ưu thế riêng, đòi hỏi hộ nhận định được rõ ràng để cso hướng đầu tư thích hợp. Cụ thể trong điều kiện sản xuất nông nghiệp của huyện Lục Nam, trồng trọt luôn là lợi thế nhưng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện khuyến khích hộ đầu tư phát triển chăn nuôi, lâm nghiệp và làm trang trại là hướng đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho hộ trong việc tiếp cận với nhiều kỹ thuật SXKD mới, đòi hỏi hộ phải có biện pháp tự nâng cao trình độ SXKD của bản thân.