KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LỤC NAM Điều kiện tự nhiên – xã hộ

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 33)

IV. CÁC VĂN BẢN CHÍNH SÁCH HỖ CHỢ VÀ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TDNH ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ

1.KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LỤC NAM Điều kiện tự nhiên – xã hộ

1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội

Lục Nam là một huyện miền núi nằm phía Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang, được thành lập theo Nghị định số 24/NĐ - TTG ngày 21/01/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Lục Nam là một huyện nông nghiệp lâu đời, không là một huyện có điều kiện đặc biệt thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên như có cảng biển lớn như thành phố Hải Phòng, hay là trung tâm văn hoá như Hà Nội, điểm tạo nên thuận lợi cho kinh tế huyện Lục Nam là vị trí địa lý thuận lợi về kết cấu đất đai ở một số khu vực trong huyện.

+ Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn).

+ Phía Nam giáp huyện Chí Linh (Hải Dương) và huyện Đông Triều (Quảng Ninh).

+ Phía Tây giáp huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng. + Phía Đông giáp huyện Sơn Đông và huyện Lục Ngạn.

Trên địa bàn có hai dãy núi Yên Tử và Huyền Đinh chạy theo hình lòng chảo, nghiêng dần về phía Tây Nam, đã chia huyện thành 03 vùng rõ rệt: vùng núi, vùng trung du, và vùng chiên trũng. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 59.860 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 18.720 ha, đất lâm nghiệp khoảng 27.000 ha, còn lại là một số diện tích đất khác. Từ những số liệu sau đây:

+ Dân số toàn huyện khoảng 21 vạn người + 25 xã

+ 2 thị trấn + 334 thôn bản

Có thể thấy Lục Nam là một huyện tương đối nhỏ tuy nhiên vẫn có những định hướng phát triển có quy mô thống nhất, hiện đại.

Bên cạnh đó, Lục Nam có hệ thống giao thông phát triển, thuận lợi cả về đường sắt (tuyến đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh, có tuyến đường sắt kép - Hạ long chạy qua 02 ga Lan Mẫu và Cẩm Lý), đường bộ có Quốc lộ 31, Quốc lộ 37 và tỉnh lộ 293 và 295 chạy

nối liền với các tỉnh trong vùng, huyện có thuận lợi trong giao lưu văn hoá, kinh tế giữa các vùng miền núi và đồng bằng tạo điều kiện tích cực cho việc phát triển kinh tế huyện bằng việc tiếp nhận đầu tư; xây dựng các khu công nghiệp, thúc đẩy thương nghiệp dịch vụ,… Điều này được khẳng định ở sự ngày càng đa dạng các thành phần kinh tế trong huyện: tính đến 06 tháng đầu năm 2010 có 100 doanh nghiệp; có 7 doanh nghiệp xin khảo sát và tìm hiểu đầu tư, có 02 dự án được cấp phép đầu tư là công ty cổ phần thương mại Thịnh Phát và công ty cổ phần Thiên Phú vơi số vốn đăng ký 56 tỷ đồng; một số dự án được cấp phép đang tổ chức xây dựng và chuẩn bị đi vào hoạt động như: dự án sản xuất gạch tuynel Lịch Sơn xã Cẩm Lý, cửa hàng xăng dầu và điểm dừng nghỉ của công ty TNHH thương mại Công Minh; triển khai kế hoạch tiếp nhận dự án REII mở rộng tại các xã Tam Dị, Đông Hưng, Chu Điện, Cẩm Lý, Huyền Sơn. Tổ chức cấp giấy 289 phép đăng ký kinh doanh cho các hộ đảm bảo đúng thời gian quy định, nâng tổng số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện là gần 4.000 hộ. Có thể nói huyện Lục Nam đang có những bước chuyển mình, bứt phá tạo nên diện mạo mới của một huyện đang phát triển.

Trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn: sự tham gia kinh tế của huyện chiếm khoảng 79,5% về diện tích và khoảng 70% dân số là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, 35,5% diện tích đất sử dụng cho mục đích nông nghiệp và 44% diện tích đất lâm nghiệp. Vì vậy phát triển nông nghiêp là một trong những mục tiêu hàng đầu cho phát triển kinh tế của huyện.

Trong những năm gần đây, Lục Nam đẩy mạnh khai thác tiềm năng lợi thế của vùng, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước dành cho huyện nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

1.2. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Từ sau đổi mới, cùng cả nước, huyện Lục Nam nói riêng cũng tích cực bước vào thời kì cải cách, đổi mới nền kinh tế, chuyển từ mô hình kinh tế tập trung, kế hoạch hoá sang mô hình kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.

Quá trình phát triển của huyện đã bắt đầu đi vào ổn đinh và bước đầu đạt được tốc độ tăng trưởng cao, mang bộ mặt mới thể hiện khả năng thích ứng mạnh mẽ của kinh tế huyện với nền kinh tế thị trường, phát triển kinh tế hàng hoá với quy mô ngày càng cao.

Để xem xét tình hình kinh tế của huyện một cách cụ thể và chính xác hơn, ta có thể thông qua một số kết quả điển hình sau:

Năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện đạt 11,4%, trong đó ngành công nghiệp – TTCN và xây dựng cơ bản đạt 17,9%, nông – lâm – ngư nghiệp đạt 6,8%,

thương mại dịch vụ đạt 7,1%, tổng sản lượng lương thực có hạt trên 88.000 tấn, cuối năm 2009 tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện ước đạt 50 tỷ đồng đạt 119% kế hoạch.

Năm 2010 là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010; nền kinh tế đang có những dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên đây sẽ là năm tiếp tục gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, hạn hán, thiếu điện, thiếu vốn tín dụng và dịch bệnh phát sinh. Trước tình hình đó UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và nhân dân toàn huyện phấn đấu thực hiện hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2010. Kết quả đạt được trên một số lĩnh vực trong 6 tháng đầu năm cụ thể như sau:

Về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng vụ xuân đạt 12.782,9 ha, bằng 112,3% kế hoạch, trong đó cây lương thực có hạt là 8.228 ha, sản lượng ước đạt 46.790 tấn, đạt 52% kế hoạch năm. Tổng diện tích cây lúa 8.160 ha, đạt 108,8% kế hoạch (diện tích lúa lai 823 ha, đạt 54% kế hoạch, năng suất ước đạt 72,2 tạ/ha, góp phần làm tăng thêm gần 1.500 tấn thóc); năng suất các cây công nghiệp ngắn ngày tăng so với năm trước: cây lạc diện tích 2.009 ha, đạt 100,5% kế hoạch, năng suất ước đạt 25 tạ/ha; đậu tương diện tích 105 ha, đạt 58,3% kế hoạch, năng suất 18 tạ/ha… Tổng diện tích cây rau mầu là 1.107 ha, đạt 110,7% kế hoạch, năng suất bình quân 180 tạ/ha, sản lượng 19.926 tấn; triển khai thực hiện đề án sản xuất rau chế biến của tỉnh, vụ xuân toàn huyện trồng dược 43 ha. Sản lượng vải thiều đạt khoảng 15.000 tấn. Một số cơ sở sản xuất rau chế biến đã chủ động ký kết hợp đồng với các công ty chế biến nông sản thực phẩm để tiêu bao nông sản cho nông dân nên giá bán khá cao và tiêu thụ khá thuận lợi. Toàn huyện đã tổ chức 77 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 4.260 lượt người, trong đó tập huấn 45 lớp chuyển giao kỹ thuật sản xuất lúa lai với trên 2.700 lượt người. Xây dựng mô hình trình diễn và tổ chức hội thảo về các giống lúa lai Đắc ưu 11, HTK 99, Syn 6…; mở rộng mô hình canh tác lúa theo phương pháp “3 giảm, 3 tăng”, kết quả các mô hình đều cho năng suất, hiệu quả cho trước. Đối với công tác thuỷ lợi, phối hợp với Chi cục quản lý đê điều tiến hành kiểm tra tổng điều tra hệ thống đê, kè cống trước mùa mưa bão, đắp đất dự phòng 1.816 m3, đạt 100,8% kế hoạch. Huyện đã chỉ đạo các xã có đê Thống Nhất, đê Chợ Sa, đê Núi Xẻ và các xã ven sông tập trung hoàn thành công tác tu bổ đê, bờ vùn. Xây dựng kế hoạch phòng chống lụt bão, cứu hộ cứu nạn năm 2010, chuẩn bị đầy đủ nhận lực, vật tư, phương tiện… để sãn sàng ứng cứu với mọi tình huống lụt bão có thể xảy ra; triểnn khai thi công đắp con trạch chống tràn đoạn từ Hà Phú đến trung tâm thương mại xã Tam Dị, cứng hoá được 4.300m kênh mương với trị giá trên 2,5 tỷ đồng,

được 307.130 cây phân tán, chuyển đổi cải tạo 16,08 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng rừng sản xuất. Thực hiện đề án giao rừng, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp cho đến nay toàn huyện đã giao được 749,5 ha rừng và đất lâm nghiệp trên thực địa cho 500 hộ gia đình tại các xã Lục Sơn, Huyền Sơn, Cẩm Lý, Đông Phú, Đông Hưng đạt 40,5% kế hoạch. Tập trung hoàn thiện đề án quy hoạch rừng đặc dụng bảo vệ cảnh quan khu du lịch sinh thái Suối Mỡ để phát triển tiềm năng du lịch của huyện.

Về sản xuất công nghiệp – TTCN trên địa bàn huyện có bước phát triển khá rõ, một số dự án cơ bản đã hoàn thành xây dựng và đi vào sản xuất ổn định như: công ty TNHH Hoa Hưng, Việt Nam, xí nghiệp may Lục Nam, nhà máy gạch Tiên Nha, phát triển thêm một số xưởng sản xuất chế biến lâm sản ở Nghĩa Phương, Bảo Sơn, Đông Phú. Tổng giá trị sản xuất công nghiêp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 115 tỷ đồng đạt 57% kế hoạch và bằng 143,8% so với cùng kỳ.

Về đầu tư xây dựng cơ bản, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và chủ đầu tư sớm triển khai kế hoạch XDCB. Đối với các công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng thì tập trung bố trí vốn trả nợ, yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện hồ sơ quyết toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để giải ngân, kịp thời tháo gỡ khó khăn, đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình chuyển tiếp, đối với các công trình xây dựng mới khẩn trương hoàn chỉnh các thủ tục để khởi công đảm bảo đúng tiến độ. Tổng số vốn XDCB năm 2010 do huyện quản lý là 60,21 tỷ đồng, tăng 12,21 tỷ đồng so với năm 2009. Đã khởi công xây dựng 72 công trình, giá trị khối lượng thực hiện ước đạt 49.800 triệu đồng đạt 82,7% kế hoạch năm, đã giải ngân được 31.757 triệu đồng đạt 52,7% kế hoạch. Huyện đã triển khai 24 công trình giao thông với chiều dài 52km, nghiệm thu bàn giao 16 công trình với chiều dài được ứng hoá là 26,5km đạt 56% kế hoạch. Khởi công cải tạo nâng cấp tuyến đường thị trấn Lục Nam - Huyền Sơn – Nghĩa Phương - Bắc Lũng – Vũ Xá, tiếp tục thi công tuyến đường Tam Dị - Đông Phú – Đông Hưng. Có thể thấy hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông ngày càng được cải thiện tạo điều kiện phát triển kinh tế cho huyện.

Thành phần kinh tế nông thôn chủ yếu là HTX, hộ gia đình có những bước chuyển biến tích cực tạo vị trí mới trong kinh tế nông thôn nói chung. Với số lượng đông đảo, 42.588 hộ và khoảng trên 70% là hộ sản xuất nông nghiệp, kinh tế hộ đóng vai trò chủ yếu trong mọi hoạt động kinh tế của huyện; đặc biệt là cơ sở cho việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đời sống của nông dân trong huyện được cải thiện rõ rệt, số hộ nghèo giảm mạnh chỉ còn 20,5% năm 2009, vượt kế hoạch đề ra là 5,8%. Kinh tế hộ đã khẳng định vị trí cơ sở của mình

trong nền kinh tế, là bước căn bản ban đầu xây dựng và phát triển mô hình kinh tế trang trại, phát triển nền sản xuất hàng hoá với quy mô lớn.

Sau gần 5 năm thực hiện đổi mới, kinh tế nông thôn dần thoát khỏi tính bần nông trong sản xuất và có sự đa dạng hoá trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nâng cao giá trị đóng góp của nền nông nghiệp cho kinh tế trong huyện. Công tác xây dựng kết cấu hạ tầng cũng mang lại những kết quả tích cực trong những năm qua, mạng lưới công trình thuỷ lợi cũng được cải tạo. Cùng với sự phát triển kinh tế toàn huyện, hoạt động Tài chính - Tiền tệ - tín dụng của huyện luôn được chấn chỉnh và đổi mới liên tục. Mạng lưới hoạt động tài chính được phân bổ rộng rãi với hệ thống Ngân hàng của huyện đảm bảo hiệu quả vai trò trung gian tài chính của mình đối với nền kinh tế nói chung, hiệu quả hoạt động của các cá nhân, thành phần kinh tế trong huyện nói riêng.

Tóm lại, kinh tế huyện đã đạt được bước tăng trưởng mạnh và khá toàn diện, phần lớn chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt được (trong 6 tháng đầu năm 2010 vượt 50% kế hoạch) chỉ tiêu kinh tế Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được triển khai thực hiện nhanh chóng, tạo bước đột phá cho kinh tế huyện, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, tạo nhiều cơ hội phát triển cho huyện. Trong lĩnh vực Ngân hàng: nhiều chính sách mới được ban hành, thực hiện nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các TCTD trên địa bàn tỉnh và giải quyết tích cực nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế.

Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện vẫn còn mang một số hạn chế, tồn tại cần chú ý khắc phục:

+ Nông sản sản xuất nhiều nhưng kế hoạch tiêu thụ, chế biến chưa đồng bộ, mang lại nỗi lo cho nông dân ngay cả khi được mùa.

+ Sự hình thành và phát triển của khu vực công nghiệp nông thôn, dịch vụ phi nông nghiệp, các ngành nghề truyền thống ở nông thôn còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và sự đầu tư thích đáng của Nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chất lượng nông sản chưa cao để được chú ý hơn với những thị trường xa hơn. + Đa số các HTX hoạt động chưa hiểu quả, bị thụ động trong công việc và thường ỷ lại vào chính quyền cấp xã, huyện.

+ Chăn nuôi giảm sút, công tác tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc, gia cầm đạt hiệu quả thấp.

Đặc biệt, trong tiến trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, dù huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nông thôn, mở rộng và xây mới hệ thống giao thông, điện nước…

triển hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội nói chung của huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang.

Trong những năm qua, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh, của huyện đã được triển khai, tác động tích cực đến khu vực kinh tế nông thôn: chính sách khuyến nông, chính sách khuyến công, trợ giá giống mới, sắp xếp, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các hộ SXKD. Những chính sách đó cùng với hướng mở cửa kinh tế của huyện đã tác động tích cực đến kinh tế nông thôn nói riêng, kinh tế huyện Lục Nam nói chung.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 33)