NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI TRÊN 1 Về thức trạng các hộ vay vốn

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 75)

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHO VAY HỘ SXKD CỦA NHNo HUYỆN LỤC NAM 1.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

3.NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI TRÊN 1 Về thức trạng các hộ vay vốn

3.1. Về thức trạng các hộ vay vốn

Phần lớn các hộ chưa chủ động tìm hiểu, tiếp cận với hình thức vốn TDNH nên mặc dù với số lượng hộ chưa đông đảo thì mới chỉ hơn 40% số hộ có quan hệ vay vốn với Ngân hàng.

Các hộ gia đình có tiềm năng kinh tế hạn chế: nhiều hộ gia đình có nhu cầu vay vốn 100% trong khi kinh nghiệm sản xuất chủ yếu mang tính thuần nông, chưa quen với yêu cầu sản xuất hàng hoá với quy mô lớn khiến hiệu quả sử dụng không cao.

Tài sản trong nhà không có gì ngoài ngôi nhà để ở và các trang thiết bị tối thiểu cần thiết, do đó vấn đề tài sản đảm bảo đối với hộ là rất khó khăn trong quan hệ vay vốn Ngân hàng, khiến hộ có ít cơ hội tiếp cận với vốn TDNH hơn.

Kiến thức về kinh tế thị trường, về khoa học, kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, kinh doanh còn nhiều hạn chế dẫn đến một số hộ sử dụng vay vốn không hiệu quả; khi thua lỗ mất vốn là không có nguồn để trả nợ, tạo tâm lý không tốt cho hộ trong SXKD.

Nhiều số hộ không có thái độ nghiêm túc khi vay vốn Ngân hàng, lợi dụng những chính sách ưu đãi của Nhà nước và của ngành để vay vốn không phục vụ đúng mục đích SXKD.

Công tác dịch vụ khuyến nông chưa mang lại hiệu quả cao, đa số các hộ vay vốn Ngân hàng cho sản xuất đều thông qua việc tự tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm của người khác dẫn đến tính rủi ro cao, tính hiệu quả thấp.

Nhiều hộ còn chưa nắm bắt đúng vai trò, hoạt động của các tổ chức hội tại địa phương, chưa thấy được tác động tích cực của các tổ chức đó đối với kỹ thuật sản xuất và vốn đầu tư trong SXKD của hộ để chủ động hơn trong tham gia hoạt động tại các tổ chức hội, đặc biệt là hội Nông dân, hội Phụ nữ có quy mô lớn, rộng khắp tù cấp TW.

Các gương hộ làm kinh tế giỏi ngay tại địa bàn rất nhiều nhưng các hộ chưa thực sự có ý thức học hỏi, nắm bắt những kinh nghiệm phù hợp với hoạt động SXKD của mình.

Lao động tại gia đình và tại thôn xóm là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho hoạt động SXKD của hộ nhưng hộ chưa có kế hoạch phân bổ hợp lý, vẫn còn tình trạng thừa lao động tại nhiều thời điểm trong năm khiến hiệu quả SXKD không cao.

Hộ cũng chưa biết tận dụng những tiềm năng, lợi thế sẵn có về tài nguyên tại địa phương vào SXKD, nâng cao hiệu quả kinh tế hộ.

Do hạn chế về trình độ nên hộ cũng chưa thực sự nắm rõ quy mô sản xuất của mình, những lợi thế sẵn có cũng như những tồn tại cần khắc phục để có hướng tiếp cận với vốn TDNH bằng phương thức hiệu quả, kịp thời vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn TDNH.

Ý thức trách nhiệm của hộ trong vay vốn và sử dụng vốn không cao, mục đích sử dụng vốn của hộ không thống nhất với kế hoạch khi vay vốn, ý thức hoàn trả vốn và lãi cho Ngân hàng phụ thuộc vào kết quả SXKD, đặc biệt còn có thái độ không nghiêm túc trong việc thực hiện các thủ tục vay vốn,… khiến hiệu quả của vốn TDNH mang lại không ở mức cao nhất.

3.2. Về cơ chế nghiệp vụ của Ngân hàng

Trong thực hiện chính sách cho vay hộ sản xuất cán bộ tín dụng cần phải có những chính sách ưu đãi, khiến cán bộ tín dụng hoạt động tích cực hơn trong cho vay vốn hộ nông dân – lĩnh vực nghiệp vụ vất vả và nhiều rủi ro.

Chưa có cơ chế lãi suất hợp lý cho từng đối tượng hộ SXKD khac nhau để có thể khuyến khích hộ vay vốn TDNH và đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất khác nhau phù hợp với định hướng chung của huyện.

Quy định của ngành trong trường hợp hộ vay vốn không cần đảm bảo tài sản còn chung chung trong khi đối tượng SXKD lại đa dạng, phức tạp và khó quản lý khiến việc thực hiện hình thức cho vay trên còn nhiều khó khăn dẫn đến việc đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ gặp nhiều hạn chế.

Một nguyên nhân dẫn tới hiệu quả tác động của vốn TDNH đối với kinh tế hộ chưa cao là di còn có sự phân bổ vốn tín dụng không đúng đối tượng. Mọi đối tượng hộ có nhu cầu vay vốn đều được Ngân hàng thoả mãn nếu đảm bảo những yêu cầu nhất định của ngành nhưng trên thực tế có những hộ có khả năng sử dụng vốn tốt và SXKD, có những hộ gần như chỉ gây khó khăn cho hoạt động cung ứng vốn của Ngân hàng dẫn đến tình trạng thiếu vốn để đáp ứng cho những hộ sản xuất tốt, cũng ảnh hưởng đến hiệu quả tác động của vốn TDNH.

Ngân hàng cũng chưa có biện pháp, quy chế hợp lý trong việc thẩm đinh, khảo sát kịp thời các yêu cầu vay vốn của hộ để đáp ứng vốn cho hộ nhanh nhất, kịp thời vụ.

Ngân hàng còn phân loại hộ thiếu chi tiết khiến việc quản lý vốn cho vay cũng như việc quản lý đối tượng hộ chưa được chính xác.

Chưa có quy định quản lý cán bộ tín dụng của Ngân hàng chặt chẽ, nghiêm khắc trong những hành động tạo tâm lý ỷ lại của hộ trong việc thực hiện thủ tục vay vốn. Đồng thời, Ngân hàng cũng chưa có sự nhìn nhận nghiêm túc về trình độ của cán bộ tín dụng trong quản lý các món vay của hộ SXKD, phải hiểu rõ đặc điểm sản xuất của từng loại

cây, vật nuôi, của từng mô hinh sản xuất khác nhau, đặc biệt là trong quá trình phát triển nên nông nghiệp sản xuất hàng hoá có quy mô lớn.

Ngân hàng chưa có sự phối hợp tốt với các tổ chức hội tại từng địa phương cũng như phối hợp với các cơ quan ban nghành có liên quan để có hướng hỗ trợ vốn hiệu quả nhất cho hộ SXKD.

3.3. Quản lý của các cấp chính quyền địa phương

Chưa thực sự phối hợp ăn ý với Ngân hàng trong thực hiện các quy trình cho vay hộ SXKD, dẫn đến việc hộ tự ý tìm đối tượng sản xuất, phụ thuộc nhiều vào phản ứng của thị trường đối với nông sản, dẫn tới sai lệch khỏi định hướng phát triển của địa phương mà hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Công tác khuyến nông, phổ biến kiến thức sản xuất nông nghiệp của các phòng ban tại địa phương chưa thực sự hiệu quả, hộ chủ yếu tham gia SXKD dựa vào kinh nghiệm của bản thân hay qua học hỏi của hộ khác.

Nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm phát triển của Chính phủ của chính quyền cấp Tỉnh và huyện nói riêng với nhiều chương trình, dự án khác nhau – tuy nhiên công tác phổ biến quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn chưa được phổ biến sâu rộng đến từng hộ dân để hộ có hướng đầu tư cho những lĩnh vực phù hợp và nhận được sự hỗ trợ của chính sách nhiều nhất, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ.

Thị trường tiêu thụ nông sản chưa thực sự được các cấp chính quyền thực sự quan tâm. Với ưu thế cây ăn quả, điển hình là cây vải, nhãn, na nhưng đến vụ thu hoạch đa số hộ phải tự tìm nơi tiêu thụ như ở chợ, bán dong… hoặc nếu bán cho tư thương thì ép giá dẫn đến hiệu quả kinh tế mang lại không cao.

Quản lý hộ tịch, hộ khẩu còn nhiều sơ hở dẫn đế tình trạng hộ vay vốn làm ăn sau 1 thời gian thì bỏ trốn cả nhà mà chính quyền địa phương không biết hoặc trường hợp tài sản của hộ thế chấp cho Ngân hàng, nợ chưa trả hết mà chính quyền địa phương vẫn ký chứng nhận cho hộ bán tài sản, ảnh hưởng tới hiệu quả của vốn tín dụng.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LỤC NAM NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LỤC NAM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐỐI VỚI HỘ SXKD

TDNH nói riêng là nguồn lực tài chính quyết định đến sự thành công của mục tiêu trên và hộ SXKD trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là đối tượng tác động chính.

Nói một cách khác, TDNH được sử dụng như một nguồn hỗ trợ bằng tài chính giúp phát triển kinh tế hộ, bước căn bản để xây dựng nền kinh tế sản xuất hàng hoá với quy mô lớn và thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Như vậy, nâng cao hiệu quả của vốn TDNH đối với hộ sản xuất kinh doanh thực chất là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ vào hoạt động kinh tế của mình.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ, đặc biệt ở đây là nguồn vốn TDNH - một nguồn vốn chịu sự chi phối bởi nhiều phía, có liên quan tới nhau – đòi hỏi phải có biện pháp tác động tổng hợp tới mọi đối tượng có liên quan, tạo ra một cơ chế hoạt động thoáng nhất của vốn TDNH góp phần hỗ trợ đắc lực cho hoạt động SXKD của hộ, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng cao.

Xuất phát từ thực tiễn mối quan hệ giữa hộ SXKD và NHNo huyện Lục Nam trong mối tương quan chung về kinh tế - chính trị - xã hội, em đưa ra một số giải pháp dưới đây với mong muốn sẽ góp phần hỗ trợ thêm cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn TDNH nói riêng của hộ SXKD.

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 75)