IV. CÁC VĂN BẢN CHÍNH SÁCH HỖ CHỢ VÀ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TDNH ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ
3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO HUYỆN LỤC NAM
3.1.1. Công tác huy động vốn
Những năm gần đây, Ngân hàng đặc biệt chú trọng tới công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung, dài hạn thực sự chủ động trong kinh doanh của Ngân hàng. Bằng nhiều biện pháp huy động hữu hiệu nguồn vốn huy động được liện tục tăng qua các năm.
Đối với nguồn vốn uỷ thác, với uy tín hoạt động của mình Ngân hàng luôn nhận được nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ, tổ chức quốc tế ổn định qua các năm với mức độ tăng bình quân là 8,1%/năm.
Đối với nguồn vốn huy động tại địa phương, bằng hình thức lãi suất bậc thang và gửi tiết kiệm với lãi suất ưu đãi đã nâng cao đáng kể tỷ trọng vốn huy độn trung và dài hạn, đến hết năm 2009 nguồn vốn huy động tham gia có kỳ hạn > 1 năm là 167.867 triệu đồng chiếm 35,01% tổng nguồn vốn huy động tại địa phương. Đây là một kết quả khả quan đảm bảo sự cân bằng của nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng. Với sự tăng lên của vốn huy động hàng năm huyện thường xuyên có số dư vốn bình quân hơn 150 tỷ.
3.1.1.1. Về việc nâng cao chất lượng tín dụng
Ngân hàng vẫn luôn khẳng định khả năng hoạt động tín dụng của mình trên địa bàn huyện: năm 2008 tổng dư nợ tăng 14,87% so với năm 2007, và tổng dư nợ năm 2009 tăng gấp 1,3 lần so với năm 2008.
Ngân hàng đã chú trọng phát triển thành công trong việc mở rộng thị trường tín dụng với mạng lưới rộng khắp toàn huyện, ngoài điểm giao dịch tại trụ sở của Ngân hàng NHNo huyện còn có điểm giao dịch tại Sàn, chi nhánh Cẩm Lý, chi nhánh Mai Sưu.
Để có được những thành công này, Ngân hàng đã liên tục cải tiến, xây dựng nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng phục vụ khách hàng: công tác thẩm định khi cho vay vốn, công tác kiểm tra sử dụng vốn của khách hàng, công tác tư vấn cho khách hàng vay những loại hình tín dụng mới vừa đảm bảo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vừa đảm bảo tính pháp lý trong nghiệp vụ.
NQH là một vấn đề chi phối nhiều đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tỷ trọng NQH của NHNo huyện Lục Nam ở mức < 0,9% so với tổng dư nợ, đa phần là do điều kiện khách quan. Qua đó có thể thấy công tác quản lý các món vay của Ngân hàng khá chặt chẽ, đồng bộ, phát hiện sớm những trường hợp gây nợ quá hạn để đôn đốc nhắc nhở trả tiền cho Ngân hàng đúng thời hạn.
nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng nâng cao khả năng công tác của mỗi cán bộ tín dụng, thì mỗi cán bộ tín dụng phải tự trang cho mình những kiến thức nghiệp vụ.
3.1.1.2. Về công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Công tác kiểm tra luôn được thực hiện đều đặn trong mỗi phòng, giữa các phòng, để đảm bảo tốt công tác quản lý trong Ngân hàng, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra trong Ngân hàng, tránh lặp lại những sai sót không đáng có. Đặc biệt đối với nghiệp vụ tín dụng, với yêu cầu kiểm tra cao để tránh tối đa những rủi ro. Sau khi kiểm tra Ngân hàng luôn có những văn bản tổng kết, chỉ đạo khắc phục những tồn tại nếu có và sau khi khắc phục được thì phải có văn bản báo cao tránh tình trạng làm không tốt. 3.1.1.3 Tình hình tài chính và thu thập được đảm bảo tối đa theo chế độ cho phép, thu nhập của cán bộ Ngân hàng liên tục được tăng cao qua các năm, khả năng cạnh tranh của Ngân hàng được nâng cao rõ ràng trên địa bàn huyện khi có một số Ngân hàng thương mại cũng tham gia kinh doanh trên địa bàn huyện.
3.1.1.4 Ngân hàng luôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và ngành; sự phối hợp của các tổ chức hội, tạo sự giúp đỡ Ngânh hàng về mọi mặt trong đó công tác thông tin giới thiệu khách hàng, đôn đốc xử lý nợ vay kịp thời đã tạo điều kiện cho Ngân hàng giải Ngân nhanh và thu hồi nợ đúng hạn.
Ngân hàng cũng chủ động trong phối hợp với công tác đoàn, tổ chức các phong trào thi đua gắn liền với việc khen thưởng kịp thời, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong cán bộ toàn chi nhánh, cùng phấn đấu hoàn thành suất sắc chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.
3.1.1.5 Bên cạnh kết quả Ngân hàng đạt được về mặt nghiệp vụ, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, không thể không kể tới những tác động tích cực của Ngân hàng đối với nền kinh tế, đặc biệt là đối với khu vực nông nghiệp nông thôn. Tù khi mới thành lập, với nhiệm vụ chủ yếu là phát triển nông nghiệp, nông thôn. NHNo huyện Lục Nam thực sự là người bạn đáng tin cậy của người dân nông thôn.
Từ khi hộ gia đình được công nhận là đơn vị kinh tế cơ sở, vai trò của NHNo huyện Lục Nam càng thể hiện rõ hơn, thể hiện ở dư nợ của Ngân hàng cho kinh tế hộ luôn chiếm tỷ trọng cao trên 70%. Hộ SXKD trở thành khách hàng khá quen thuộc với Ngân hàng, và Ngân hàng luôn nắm bắt được những nhu cầu của vốn của hộ, tạo niềm tin cho hộ trong vay vốn thực hiện SXKD. Điều này cũng khẳng định sự đầu tư hiệu quả của Ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: tỷ trọng dư nợ dành cho các ngành nông nghiệp đạt 92,26% năm 2007, 90,85% năm 2008, và 89,88% năm 2009 - tỷ trọng có sự giảm dần do có sự dịch chuyển hướng đầu tư theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của toàn huyện, các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, công nghiệp dần chiếm tỷ trọng cao hơn trong các năm: 6,42% năm 2007, 8,39% năm 2008, và 9,29% năm 2009.
Ngân hàng NHNo huyện Lục Nam tiếp nhận nguồn vốn uỷ thác và triển khai thành công theo chương trình, kế hoạch đầu tư được giao, cải thiện đáng kể bộ mặt nông thôn huyện, nâng cao thu nhập từng hộ. Ngân hàng cũng chủ động thực hiện cho vay thông thường phát triển nông nghiệp, nông thôn - khẳng định hoạt động SXKD có hiệu quả của hộ nông nghiệp và sự mạnh dạn của cả Ngân hàng và hộ SXKD đối với sản xuất trên lĩnh vực nhiều rủi ro.
Nông nghiệp, nông thôn với đại diện là hộ SXKD đã khẳng định sự hoạt động thực sự hiệu quả của NHNo huyện Lục Nam, tham gia tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp nông thôn, tăng thu nhập cho người dân.
Những kết quả hoạt động của NHNo huyện Lục những năm qua cho thấy những bước tiến vững chắc của Ngân hàng, tốc độ tăng trưởng liên tục tăng và tương đối ổn định qua các năm: vốn huy động, dư nợ theo thành phần kinh tế…khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước.