ĐỐI VỚI CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 1 Đối với chính quyền cấp Tỉnh và cấp Huyện

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 89)

III. ĐỐI VỚI CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

3.ĐỐI VỚI CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 1 Đối với chính quyền cấp Tỉnh và cấp Huyện

3.1. Đối với chính quyền cấp Tỉnh và cấp Huyện

- Chỉ đạo các ban ngành chức năng đẩy nhanh việc khảo sát, quy hoạch, xây dựng vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá: cây, con, ngành nghề, vùng kinh doanh tổng hợp và có đầu ra ổn định để trên cơ sở đó ngân hàng nắm bắt được nhu cầu vay vốn của khách hàng chủ động đầu tư.

- Chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải kiểm tra, giám sát kinh doanh, xác đinh tư cách pháp lý của khách hàng. Nếu khách hàng sản xuất kinh doanh không đúng ngành nghề như trong giấy phép kinh doanh thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép, có như vậy mới buộc khách hángử dụng vốn vay đúng mục đích, nâng cao hiệu quả của TDNH cho hoạt động của hộ.

- Chỉ đạo các ngành khuyến nông, phòng nông nghiệp, trạm thú y, giống cây trồng tổ chức tập huấn thường xuyên cho các hộ nông dân những kiến thức cơ bản về khoa học kỹ thuật trong viẹc trồng trọt, chăn nuôi và các ngành nghề khác nhằm không ngừng đẩy mạnh việc tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

những buổi hội thảo giới thiệu nông sản trong huyện, tỉnh với các huyện các tỉnh khác. Có được thị trường tiêu thụ vững chắc thì mới kích thích các hộ sản xuất yên tâm bỏ vốn đầu tư khai thác các tiềm năng, thu hút lao động, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập cho gia đình và cũng là điều kiện để mở rộng đầu tư tín dụng có hiệu quả của Ngân hàng.

- Chỉ đạo ngành địa chính hoàn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, tạo điều kiện cho các hộ gia đình được dùng quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn Ngân hàng theo luật định.

- Chỉ đạo ngành địa chính hoàn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, tạo điều kiện cho các hộ gia đình được dùng quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn Ngân hàng theo luật định.

- Chỉ đạo Sở NN&PTNT và Chi cục Thống kê huyện hoàn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận hộ kinh tế trang trại để tạo điều kiện cho các chủ trang trại được hưởng ưu đãi tín dụng.

3.2. Đối với chính quyền các xã

- Xác nhận đúng thực tế, đúng đối tượng đủ điều kiện cụ thể đối với từng hộ xin vay vốn Ngân hàng. Tham gia cùng với Ngân hàng trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ vay vốn, giám sát và quản lý tài sản thế chấp.

- Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn về kiến thức khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới cho các hộ nông dân.

- Quy hoạch các vùng và hướng dẫn chỉ đạo các hộ gia đình lập các phương án, dự án đầu tư thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

- Chỉ đạo các Hội như: Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ… kết hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc cho vay, đôn đốc, giám sát, hướng dẫn hộ sử dụng vốn TDNH có hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả của TDNH đối với kinh tế hộ, không chỉ là sự phấn đấu, xây dựng của một vài ban ngành có liên quan hay chỉ là công việc riêng của hộ SXKD mà đòi hỏi phải có sự phối hợp ăn ý, đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau của Ngân hàng, hộ SXKD, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức hội đóng vai trò quan trọng đến hoạt động SXKD của hộ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng Ngân hàng luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế. Từ khi hoạt động, hệ thống NHNo & PTNT huyện Lục Nam đã góp phần tích cực trong việc chuyển đồi cơ cấu kinh tế, phát triển các vùng cây đặc sản, tăng giá trị sản xuất

từ các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khôi phục các làng nghề truyền thống. Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta phải có sự cố gắng nỗ lực của mọi cấp, mọi ngành. Hạn chế tình trạng xuất bán nguyên liệu, tăng giá trị sản phẩm hàng hoá, tạo việc làm cho phần lớn lao động nông nhàn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách ổn định.

Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đòi hỏi có sự phấn đấu nỗ lực của mọi cấp mọi ngành. Trong đó có Ngân hàng NHNo & PTNT huyện Lục Nam cần phải tìm biện pháp mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng trong cho vay kinh tế hộ, tạo điều kiện của phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Để làm được điều này thì phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành và địa phương, tạo điều kiện hỗ trợ Ngân hàng về môi trường kinh doanh, hành lang pháp lý.

Sự cố gắng của bản thân các hộ SXKD cũng mang tính chất quyết định vì đây là nơi trực tiếp đưa đồng vốn vào sản xuất, kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ của mình trong quan hệ tín dụng. Với các giải pháp được kết hợp đồng bộ thì chắc chắn việc đầu tư kinh tế hộ sẽ được mở rộng, thúc đẩy phát triển kinh tế, khai thác các tiềm năng sẵn có, tạo việc làm cho người lao động, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Do vậy việc tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với hộ SXKD là thực sự cần thiết đối với NHNo & PTNT nói chung và NHNo & PTNT huyện Lục Nam.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do trình độ và thời gian nghiên cứu còn có hạn nên chuyên đề của em không tránh khỏi những hạn chế và những thiếu sót nhất định. Vì vậy em rất mong được sự giúp đỡ, góp ý bổ sung của các thầy cô trong khoa và các bạn đọc để em có thể hoàn thiện chuyên đề với kết quả cao nhất.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thấy cô trong khoa Bất Động Sản và Kinh tế Tài nguyên, đặc biệt là cô giáo PGS.TS. Vũ Thị Minh, các cô chú trong phòng nông nghiệp huyện Lục Nam và phòng kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Lục Nam đã giúp đỡ em trong quá trình làm chuyên đề.

Em xin chân thành cảm ơn !

DANH SÁCH BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1: Tổng hợp tình hình huy động vốn của Ngân hàng phân theo nguồn huy động Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại địa phương phân theo kỳ hạn gửi

Bảng 4: Tổng hợp tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay Bảng 5: Thống kê nợ quá hạn của Ngân hàng

Bảng 6: Kết quả tài chính của Ngân hàng

Bảng 7: Tổng hợp tình hình dư nợ theo ngành kinh tế

Bảng 8: Tổng hợp quan hệ của hộ SXKD đối với NHNo huyện Lục Nam Bảng 9: Tổng hợp tình hình cho vay – thu nợ - dư nợ hộ SXKD

Bảng 10: Tổng hợp dư nợ kinh tế hộ thông qua tổ, nhóm, hội Bảng 11: Tổng hợp dư nợ kinh tế hộ theo loại vay

Bảng 12: Tổng hợp dư nợ kinh tế hộ theo đối tượng SXKD Bảng 13: Tổng hợp dư nợ kinh tế hộ theo thời hạn cho vay Bảng 14: Tổng hợp dư nợ kinh tế hộ theo quy chế vay vốn Bảng 15: Tổng hợp tình hình NQH của kinh tế hộ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế nông nghiệp Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp Nhà xuất bản Lao động

3. Giáo trình phân tích chính sách nông nghiệp, nông thôn Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân

4. Giáo trình Lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhà xuất bản Thống kê

5. Giáo trình Nghiệp vụ tín dụng của Học việc Ngân hàng 6. Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Sau 20 năm đổi mới: Quá khứ và hiện tại Nhà xuất bản chính trị quốc gia

7. Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI Nhà xuất bản chính trị quốc gia

8. Nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhà xuất bản chính trị quốc gia

9. Kinh tế hộ

Nhà xuất bản khoa học xã hội

10. Quyết định số 67/1999/TTg – 30/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ

11. Nghị định số 41/2010/NĐ – CP ngày 12/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ 12. Tạp chí Ngân hàng các số: 3,5,10/2009 13.Một số trang web: http://vietnamnet.vn/ http://dantri.com.vn/ www.mofa.gov.vn/ www.tapchicongsan.org.vn/

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 89)