BẢNG 14: TỔNG HỢP DƯ NỢ KINH TẾ HỘ THEO LOẠI VAY

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 60)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo HUYỆN LỤC NAM ĐỐI VỚI HỘ SXKD.

BẢNG 14: TỔNG HỢP DƯ NỢ KINH TẾ HỘ THEO LOẠI VAY

2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ SXKD NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

BẢNG 14: TỔNG HỢP DƯ NỢ KINH TẾ HỘ THEO LOẠI VAY

Đơn vị: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 2007 2008 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Hộ vay thông thường 248.874 71,5 394.487 78,9 540.489 82,4

- Dư nợ vốn huy động tại địa phương 159.070 45,7 281.992 56,4 405.367 61,8

- Dư nợ vốn tài trợ uỷ thác 89.804 25,8 112.495 22,5 135.122 20,6

Hộ vay ưu đãi lãi suất (NHCSXH) 99.202 28,5 105.497 21,1 115.445 17,6

Doanh số dư nợ 348.076 100 499.984 100 655.934 100

(Nguồn: Cân đối tài khoản tổng hợp)

Nhìn sơ bộ ta có thể thấy, hộ tham gia vay vốn ở mức lãi suất thông thường là chính, luôn chiếm tỷ trọng cao trên 70% so với tổng dư nợ kinh tế hộ: năm 2007 chiếm 71,5%, năm 2008 là 78,9% và con số này năm 2009 là 82,4%, ta có thể thấy con số này tăng dần qua các năm, điều này thể hiện:

+ Dư nợ cho vay hộ nghèo giảm đáng kể trong thời gian gần đây: năm 2007 dư nợ cho vay hộ nghèo chiếm 28,5% so với tổng dư nợ nhưng con số này tới năm 2009 chỉ còn 17,6% số hộ nghèo giảm mạnh chỉ còn 20,5% năm 2009, vượt kế hoạch đề ra là 5,8% so với năm 2008. Điều này thể hiện mức cải thiện đời sống cho hộ nghèo trên địa bàn huyện đã tăng đáng kể, nhiều hộ đã vượt ra khỏi ngưỡng đói nghèo, đây là điều đáng khích lệ.

+ Tất cả các hộ SXKD (trừ hộ nghèo) với sự đa dạng về quy mô sản xuất, đối tượng SXKD, nằm trong hay không nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đều vay vốn với mức một mức lãi suất như nhau - điều này đặt ra nhiều vấn đề phải bàn bạc trong thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả của vốn TDNH đối với hộ SXKD.

Như vậy, NHNo huyện Lục Nam đã đáp ứng mọi nhu cầu vốn của hộ SXKD không kể hộ nghèo nếu hộ thoả mãn mọi nhu cầu thủ tục vay vốn của Ngân hàng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn đòi hỏi sự gắn bó chặt chẽ với quy hoach cụ thể cho từng xã, tránh sự phát triển tự phát, chạy theo những xu hướng của thị trường. Xét từ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng tới hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tỷ trọng hộ vay vốn theo định hướng phát triển cụ thể không cao. Thực tế cho vay vốn tới hộ SXKD trên khiến ta dễ cảm nhận thấy sự đánh đồng mọi hộ với nhau, không có sự ưu đãi lãi suất vay vốn cần thiết cho các đối tượng hộ khác nhau, ngay cả những hộ nằm trong chương trình phát triển của vốn tài trợ uỷ thác nước ngoài, thiếy tính quy hoạch chung từ phía Ngân hàng.

2.1.2.2. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng SXKD của hộ

Bảng 12: TỔNG HỢP DƯ NỢ KINH TẾ HỘ THEO ĐỐI TƯỢNG SXKD

Đơn vị: Triều đồng

CÁC CHỈ TIÊU 2007 2008 2009

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Dư nợ kinh tế hộ 348.076 100 499.984 100 655.934 100 - Trồng trọt 214.067 61,5 318.489 63,7 447.347 68,2

- Chăn nuôi 101.638 29,2 132.495 26,5 135.778 20,7

Một phần của tài liệu luận văn tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đối với hộ sản xuất kinh doanh (Trang 60)