IV. CÁC VĂN BẢN CHÍNH SÁCH HỖ CHỢ VÀ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TDNH ĐỐI VỚI KINH TẾ HỘ
2. NGÂN HÀNG NO &PTNT HUYỆN LỤC NAM 1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1. Quá trình hình thành và phát triển
Chính nhánh NHNo & PTNT huyện Lục Nam được thành lập ngày 26/03/1957, là một đơn vị trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh Bắc Giang. Đến nay Ngân hàng vẫn được gọi tên là NHNo & PTNT huyện Lục Nam thực hiện cơ bản những nhiệm vụ kinh tế chính trị tại địa bàn huyện: đáp ứng nhu cầu vay vốn cho phát triển kinh tế nói chung, phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới nói riêng.
Ngân hàng được thành lập và đi vào hoạt động trong bối cảnh đất nước gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế bắt đầu chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường đồng thời nhiệm vụ của Ngân hàng phải phát triển nông nghiệp, nông thôn theo sự chỉ đạo của TW, Ngân hàng NHNo & PTNT tỉnh Bắc Giang và NHNo Việt Nam. Với bước đi ban đầu có nhiều khó khăn như vậy nhưng Ngân hàng vẫn thực hiện theo đường lối của Đảng, Nhà nước, Ngành, dưới sự quan tâm chỉ đạo của NHNo Việt Nam, Tỉnh Uỷ, Huyện Uỷ, HĐND và Ngân hàng Nhà nước kết hợp với ý chí tự lực tự cường của minh, Ngân hàng vẫn làm tốt nhiệm vụ được giao. Cho tới nay, Ngân hàng đã cơ bản vượt khó khăn, liên tục đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ, sắp xếp mô hình với ba chi nhánh: Chi Nhánh Sàn, Chi Nhánh Cẩm Lý và Chi Nhánh Mai Sưu. Ngân hàng đã từng bước đua hộ kinh doanh của toàn hệ thống chi nhánh phát triển vững chắc, ổn định, có hiệu quả và từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng trên mặt trận nông nghiệp, nông thôn và trên các thành phần kinh tế khác trên địa bàn, Ngân hàng đã và đang giữ vị trí chủ đạo trên thị trường vốn ở nông thôn: khách hàng chủ yếu của Ngân hàng hiện nay là 19.548 hộ, nhờ hoạt động ngày càng có hiệu quả với phương châm gần gũi, thân thiện với khách hàng, Ngân hàng đã ngày càng khẳng định vai trò của minh với hộ SXKD và trở thành người bạn không thể thiếu được của bà con nông dân.
Có thể thấy, Ngân hàng đã rất thành công trong nghiệp vụ hoạt động kinh doanh tiền tệ - tín dụng phục vụ nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế đa phương, góp phần tích cực
trong thựuc hiện các chương trình kinh tế - xã hội của huyện, cho vay xoá đói giảm nghèo, cho vay phát triển kinh tế… đồng thời không ngừng cố gắng phát triển toàn diện hoạt động của mình, chú trọng mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động các điểm giao dịch cũng như chất lượng về dịch vụ tín dụng.
Với bề dày phát triển, việc khẳng định vị trí của Ngân hàng còn nhiều khó khăn với những thách thức mới luôn đặt ra theo từng giai đoạn phát triển kinh tế, do vậy Ngân hàng luôn phải xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ cần hoàn thành đảm bảo vai trò là một đơn vị tài chính trung gian chủ chốt của Nhà nước và nhân dân.
2.2. Kết quả hoạt động của ngân hàng những năm gần đây
2.2.1. Kết quả chung
Đánh giá và xem xét hiệu quả huy động của một NHTM, về cơ bản ta phải đánh giá hai lĩnh vực hoạt động chính của ngân hàng:
+ Huy động vốn
+ Sử dụng vốn mà cụ thể ở đây là hoạt động cho vay 2.2.1.1. Về huy động vốn
Nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau như: vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động, lợi nhuận để lại… song cơ bản nhất và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động – nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng.
Phương châm hoạt động của NHNo huyện Lục Nam cũng như các Ngân hàng khác là “đi vay để cho vay”, như vậy nguồn vốn cung ứng cho hoạt động của Ngân hàng không chỉ trông chờ vào nguồn vốn cấp trên mà phải chủ động huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau. Để thấy rõ kết quả huy động vốn của NHNo huyện Lục Nam trong vài năm qua, ta có thể xem xét từ những tổng hợp sau đây:
Bảng 1: TỔNG HỢP TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÂN THEO NGUỒN HUY ĐỘNG VỐN
Đơn vị: Triệu đồng
CÁC CHỈ TIÊU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Số tiền % Số tiền % Số tiền %