Chính sách phát triển ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 62)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.1.2.Chính sách phát triển ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc

Ở Trung Quốc, một chiến lƣợc CNVH đƣợc hình thành vào năm 2001 trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 10. Đây cũng là năm Trung Quốc trở thành thành viên của WTO. Kinh doanh trong các lĩnh vực truyền thông và văn hóa đƣợc kỳ vọng, đặc biệt là ngành công nghiệp điện ảnh. Khái niệm chính sách về CNST đƣợc xuất hiện vào năm 2004 trong các thành phố nhƣ Beijing, Shanghai, Shenzen và Guangzhao và tiếp tục đến Chongqing, Nanjing, Qingdao và Tianjin trong kế hoạch 5 năm lần thứ 11 vào năm 2006.

Các cấp chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng đều có sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo vệ và phát triển các di sản văn hóa. Các kế hoạch 5 năm lần thứ 11 và 12 về phát triển CNST vùng và quốc gia đã thể hiện chính sách này. Những thành quả đạt đƣợc của Bắc Kinh , Guangdong, Shanghai, Jiangsu, Hunan, Yunnan… đều chứng minh đóng góp to lớn của CNST tới phát triển bền vững nền kinh tế.

Trong định hƣớng hiện đại hóa và sự thành công của các ngành CNST Trung Quốc đƣợc bắt nguồn từ các chính sách nghiêm ngặt của chính phủ Trung Quốc, trong đó có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ Thƣơng Mại, Văn hóa, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và đào tạo. CNST đƣợc nhận định là trƣờng cột của sự phát triển kinh tế Trung Quốc trong tƣơng lai. Hiện nay, sự chuyển đổi trong định hƣớng chính sách Trung Quốc là chuyển từ cụm từ “made in China” (sản xuất tại Trung Quốc) thành “created in China” (đƣợc sáng tạo ở Trung Quốc).

Hiện tại, quỹ phát triển CNST Trung Quốc đƣợc lập ra bởi Bộ tài chính đã hỗ trợ các lĩnh vực bao gồm giải trí, phim và điện tử, truyền thông, xuất bản, triển lãm văn hóa và truyền thông internet. Chính phủ Trung Quốc và các cấp chính quyền địa phƣơng giữ vai trò then chốt trong việc phát triển CNST. Các viện đào tạo hàng đầu của Trung Quốc đã thiết lập các trung tâm nghiên cứu CNST và CNVH. Các viện này với tƣ cách là đại diện cho Chính phủ đã kí kết những chính sách và kế hoạch về việc sắp xếp các cụm công nghiệp. Các địa phƣơng đều thiết lập các kế hoạch phát triển cho mình, tập trung vào một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ nhƣ nhiều chính quyền địa phƣơng đã chọn điện ảnh và điện tử.

Ở nhiều địa phƣơng nhƣ thành phố Thƣợng Hải, việc áp dụng các chính sách phát triển CNST đƣợc ƣu tiên hàng đầu. Chính quyền thành phố Thƣợng Hải đã chỉ đạo rõ rằng việc phát triển các ngành CNST là một trong những ƣu tiên trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 11. Tại Thƣợng Hải,

hơn 3000 công ty từ 30 quốc gia đã tham gia vào 75 cụm công nghiệp sáng tạo trong thành phố, tạo việc làm cho hơn 25,000 lao động.

Gần đây, chính quyền thành phố lớn nhất, quận Xihu ở Hàng Châu, không chỉ đầu tƣ một khoản lớn vào lĩnh vực này mà còn sáng lập ra một quỹ riêng để cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối tƣợng hƣớng tới ở đây là nhằm thu hút các chuyên gia để phát triển các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này.

Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015) phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, chính phủ Trung Quốc đã chỉ rõ rằng sự phát triển của công nghiệp và sáng tạo trong lĩnh vực văn hóa là yếu tố sống còn của sự ổn định nền kinh tế quốc dân; đặc biệt, cần phải xây dựng thêm các rạp chiếu phim tại các thành phố nhỏ và vừa phía Tây để tăng cƣờng sự ảnh hƣởng và sức cạnh tranh của quốc gia. Lợi nhuận thu đƣợc từ CNST đƣợc kỳ vọng tăng gấp đôi, và sẽ tăng gấp 3 vào năm 2020.

Trong các ngành CNST, Trung Quốc đã thể hiện sự ƣu tiên phát triển công nghiệp điện ảnh, công nghiệp trò chơi điện tử, công nghiệp du lịch. Đây cũng là những ngành công nghiệp phát triển mạnh, đem lại nhiều lợi ích kinh tế - văn hóa – xã hội cho Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 62)