5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.2.4. Khái niệm các ngành công nghiệp sáng tạo
1.2.4.1. Lịch sử phát triển công nghiệp sáng tạo
CNST bắt nguồn từ các ngành công nghiệp văn hóa (CNVH). CNVH xuất hiện gắn với nền văn hóa đại chúng, bắt đầu từ khoảng giữa thế kỉ XX. Đó là các ngành công nghiệp mới nhất, nhằm đƣa văn hóa trong mọi lĩnh vực vào kinh tế nhằm quảng bá cho hình ảnh của quốc gia.
Văn hóa đại chúng (mass culture) đƣợc hiểu ngắn gọn là nền văn hóa của một xã hội đại chúng – xã hội, đƣợc hình thành trên những điều kiện: sự gia tăng về số lƣợng của ngƣời lao động; sự phát triển của quá trình sản xuất, tiêu thụ lớn theo cơ chế thị trƣờng; sự mở rộng không giới hạn không gian nhờ những tiến bộ về giao thông, thông tin; quá trình đô thị hóa và tập trung dân cƣ tại các đô thị và đời sống chính trị dân chủ. Nền văn hóa này có đối tƣợng thụ hƣởng là đại đa số dân chúng, những giá trị văn hóa đƣợc phổ cập, truyền bá thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet,…
Khái niệm CNVH xuất hiện đầu tiên ở Mỹ, sau đó là quan niệm của một số học giả phƣơng Tây. Những thập kỉ cuối thế kỉ XX, khi nền văn hóa đại chúng xuất hiện nhiều nƣớc trên thế giới thì CNVH đƣợc nhận thức khá đầy đủ từ lý thuyết đến thực tiễn. Vào đầu những năm 1960, nhiều nhà phân tích đã nhận ra những mặt tích cực của CNVH. Ngành CNVH có khả năng tác động mạnh mẽ vào đời sống của quảng đại quần chúng nhân dân, đáp ứng
như cầu văn hóa đa dạng và phức tạp xã hội. Sự phát triển của các ngành
CNVH góp phần tạo nên quá trình đa dạng hóa và dân chủ hóa về tri thức cho xã hội. Nó có khả năng cung cấp và truyền bá sâu rộng trong đời sống xã hội hàng loạt những thông tin về các lĩnh vực văn hóa khác nhau, đáp ứng nhu cầu tinh thần của xã hội.
Thông qua CNVH, các giá trị cốt lõi, các biểu tƣợng và hình ảnh quốc gia đƣợc thể hiện và truyền bá rộng rãi. Thuật ngữ CNVH đã đƣợc truyền bá
rộng rãi bởi UNESCO vào những năm 1980 và đã đƣợc mở rộng ra nhiều lĩnh vực nhƣ: âm nhạc, nghệ thuật, sáng tác, thời trang, thiết kế và các ngành công nghiệp truyền thông. Bên cạnh đó, CNVH còn bao gồm cả các ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Việc đầu tƣ vào những ngành nghề thủ công truyền thống có thể đem lại nhiều lợi ích, công ăn việc làm cho lao động địa phƣơng đặc biệt là lao động nữ, giúp họ tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống gia đình.
Các ngành công nghiệp văn hóa đƣợc coi là những ngành công nghiệp "kết hợp sự sáng tạo, sản xuất và thƣơng mại hóa các nội dung mà là vô hình và văn hóa trong tự nhiên. Những nội dung này thƣờng đƣợc bảo vệ bản quyền và chúng có thể mang hình thức của hàng hoá, dịch vụ". Một khía cạnh quan trọng của các ngành công nghiệp văn hóa, theo UNESCO, chúng là "trung tâm trong việc thúc đẩy và duy trì sự đa dạng văn hóa và đảm bảo tiếp cận dân chủ văn hóa". Bản chất hai mặt này - kết hợp văn hóa và kinh tế - cung cấp cho các ngành công nghiệp văn hóa những đặc điểm đặc biệt.
Nhƣ vậy, CNVH và những chuỗi sản xuất của nó đã mang lại những giá trị kinh tế rất ý nghĩa, đồng thời cũng làm đậm đà thêm bản sắc văn hóa – xã hội, giúp truyền bá hình ảnh của đất nƣớc.
Vào đầu những năm 1990, Bộ Văn hóa, Truyền thông và Thể thao của
Anh đã quyết định chuyển đổi từ thuật ngữ công nghiệp văn hóa thành công nghiệp sáng tạo. Cụm từ các ngành CNST cũng bắt đầu đƣợc sử dụng trong quá trình xây dựng chính sách nhƣ chính sách văn hóa quốc gia của Öc vào đầu những năm 1990. Việc sử dụng thuật ngữ CNST cũng xuất phát từ việc kết nối sáng tạo để phát triển kinh tế nông thôn và kế hoạch phát triển đô thị. Thuật ngữ này xuất phát từ một công trình nghiên cứu quan trọng của Charles Landry, một nhà tƣ vấn ngƣời Anh về “thành phố sáng tạo” (creative city). Một nghiên cứu quan trọng có ảnh hƣởng lớn đến quốc tế là công trình nghiên cứu của Richard Florida, một nhà nghiên cứu về nông thôn, đây là nghiên cứu
về “tầng lớp sáng tạo” (creative class) mà các thành phố cần phải thu hút để đảm bảo phát triển thành công.
Đến tháng 4-1998, tại Hội nghị Thƣợng đỉnh về hoạt động văn hóa đƣợc tổ chức tại Stockhom (Thụy Điển), thuật ngữ CNST đã đƣợc gần 200 quốc gia thông qua. Tuy vậy cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Trong khi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) gọi đây là công nghiệp bản quyền
(Copyright industries), ngƣời Mĩ coi đây là công nghiệp giải trí
(Entertainment industries), Hội đồng Anh thì gọi đây là các thành phần của
nền kinh tế sáng tạo (creative economy),… Gần đây, tại một số Hội thảo quốc
tế, vấn đề CNST là một trong những chủ đề chính. Các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý văn hóa của các quốc gia đã khẳng định thuật ngữ CNST gắn với tập hợp các ngành kinh tế khai thác và sử dụng hiệu quả tính sáng tạo kỹ năng sở hữu trí tuệ, sản xuất các sản phẩm và dịch vự có ý nghĩa văn hóa xã hội.
1.2.4.2. Khái niệm công nghiệp sáng tạo
Từ những tổng hợp trên, khái niệm về CNST đƣợc đƣa ra nhƣ sau:
Công nghiệp sáng tạo là tên gọi những ngành công nghiệp mới xuất hiện
trong thế kỉ 20, trong đó sản phẩm sản xuất ra bao gồm hàng hóa và dịch vụ được sáng tạo, cải tiến trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật. Đó là hoạt động bắt nguồn từ sự sáng tạo, kỹ năng và năng khiếu của cá nhân, có tiềm năng
tạo ra của cải, việc làm qua quá trình khai thác quyền sở hữu trí tuệ.
1.2.4.3. Các đặc trƣng cơ bản của ngành công nghiệp sáng tạo
Có thể nói, dù nhìn ở góc độ nào thì các quan niệm về CNST cũng nhấn mạnh đến hai yếu tố: công nghiệp và sáng tạo. Gọi là công nghiệp bởi đây thực sự là một ngành kinh doanh hùng mạnh, giàu tiềm năng. Những ngành kinh doanh này dựa trên năng lực sáng tạo của các cá nhân trong lĩnh vực giải trí thông qua các phƣơng tiện công nghệ hiện đại. Đây là một hệ thống liên kết trên phạm vi công nghiệp hoạt động sáng tạo của nghệ sĩ với công chúng.
Chính vì thế theo quan niệm của các tổ chức nhƣ UNESCO, và Hiệp ƣớc chung về thuế quan và mậu dịch - GATT thì CNST bao gồm sự sáng tạo, sản xuất và phân phối các sản phẩm và dịch vụ mang tính chất văn hóa và thƣờng đƣợc bảo vệ bởi bản quyền.
Đặc trƣng của các ngành CNST đƣợc thể hiện ở những sản phẩm đƣợc tạo ra có sự kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật cao với các giá trị văn hóa, giá trị kinh tế, các sản phẩm đó phải hƣớng tới phục vụ số đông. Những đặc trƣng bản chất của hệ thống ngành CNST bao giờ cũng gắn với những mô hình sản xuất nhất định. Trong mô hình kinh tế thị trƣờng tƣ bản, từ sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng các sản phẩm văn hóa đƣợc vận hành theo mô hình sản xuất, kinh doanh hành hóa thông thƣờng, nhằm thu tối đa lợi nhuận.
1.2.4.4. Vai trò của việc phát triển ngành công nghiệp sáng tạo
a) Đối với kinh tế
Trên thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của CNST đã tạo ra một xu thế mới của sự gắn kết của kinh tế - văn hóa và sáng tạo. Có thể nói CNST là biểu hiện tập trung mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trong phát triển kinh tế thị trƣờng.
Nhìn toàn bộ viễn cảnh kinh tế toàn cầu, thƣơng mại quốc tế là một thành phần quan trọng của CNST. Theo UNCTAD, thƣơng mại quốc tế về các sản phẩm và dịch vụ CNST tăng nhanh chóng trong nhiều năm gần đây, trung bình tăng hằng năm là 8,7%. Trên thế giới, CNST đã trở thành ngành trụ cột trong nhiều nền kinh tế. Chẳng hạn, ở châu Âu, ngành công nghiệp này tạo ra khoảng 3% GDP (tƣơng đƣơng 500 tỷ euro/năm) và giải quyết việc làm cho khoảng 6 triệu ngƣời.
Còn tại Canada ngành CNST đóng góp 46 tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc nội và thu hút 600,000 lao động chỉ tính riêng trong năm 2007. Ở châu Á, riêng lãnh thổ Hongkong (Trung Quốc) 85% thu nhập quốc dân có đƣợc từ
nguồn thu dịch vụ giải trí, truyền hình, quảng cáo… Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia có ngành CNST rất phát triển. Chỉ tính riêng bộ phim hoạt hình “Doremon” của Nhật Bản có tổng doanh thu lên đến hơn 2 tỷ USD. Còn Hàn Quốc, trong 15 năm trở lại đây, ngành công nghiệp sáng tạo đã đem đến khoản lợi nhuận kếch xù cho quốc gia này từ điện ảnh, nhạc KPop, thời trang, mỹ phẩm, du lịch, ẩm thực… Tỷ lệ chiếu phim nội địa Hàn Quốc lên đến 51% và doanh thu cũng cao hơn phim Hollywood chiếu tại thị trƣờng nƣớc này.
Ở Anh, xuất khẩu dịch vu ̣ bởi các ngành công nghiê ̣p sáng ta ̣o chiếm 10,6% tổng số kim ngạch xuất khẩu di ̣ch vu ̣ năm 2011. Ở các nƣớc kinh tế đang phát triển, ƣớc tính xuất khẩu toàn cầu các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo tăng gấp đôi tƣ̀ năm 2002 đến năm 2008. Ở Hồng Kông, 85% thu nhập quốc dân có đƣợc từ nguồn thu dịch vụ giải trí, truyền hình, quảng cáo.
b)Đối với xã hội
Tác động lớn nhất của CNST đối với xã hội là giảm tỉ lệ thất nghiệp.
CNST giúp nâng cao tay nghề, hiểu biết, các kĩ năng sáng tạo chất lƣợng cao của nguồn lao động. Lao động trong các ngành CNST tăng từ 2 đến 8% mỗi năm. Tiềm năng tạo việc làm của CNST có ý nghĩa rất quan trọng về mặt hoạch định chính sách. Chiến lƣợc phát triển của nhiều nƣớc đang phát triển đã tập trung vào việc thiết lập các khu công nghiệp sáng tạo nhƣ là một phƣơng án hiệu quả để tạo công ăn việc làm.
Ngoài ra, CNST còn góp phần thúc đẩy phát triển xã hội. Kinh tế sáng tạo bao gồm các hoạt động văn hóa có ý nghĩa quan trọng đến việc kết nối các tầng lớp xã hội trong cộng đồng. Các chƣơng trình văn hóa nghệ thuật cộng đồng thúc đẩy con ngƣời gắn kết với cộng đồng. CNST giúp nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần cho con ngƣời. Do đặc thù nhiều lao động nữ hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật, thời trang; CNST góp phần tích cực trong việc cân bằng giới trong các hoạt động sản xuất sáng tạo, đặc biệt ở những nƣớc đang phát triển.
c) Đối với giáo dục
CNST có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống giáo dục ở cá các nƣớc đã và đang phát triển. Ở các trƣờng học, các môn nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi và thái độ mang tính chất xã hội của học sinh. Đối với giáo dục ở ngƣời trƣởng thành, giáo dục giúp tăng cƣờng hiểu biết xã hội và các chức năng của xã hội, điều này rất quan trọng để phát triển văn hóa – nghệ thuật. Đó là mối quan hệ hai chiều của giáo dục và CNST.
d) Đối với văn hóa
Do sản phẩm của CNST là những sản phẩm trong các ngành CNVH nên CNST có tác động rất lớn đến văn hóa. Nó giúp quảng bá, gìn giữ và kế thừa văn hóa của dân tộc, quốc gia, vùng miền mang đặt trƣng riêng. Nó đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của xã hội, nâng cao trình độ nhận thức, truyền bá thông tin, thỏa mãn nhu cầu văn nghệ, giải trí, thể thao…của con ngƣời. Đồng thời, nó tham gia vào quá trình dân chủ hóa thông tin về văn hóa.
Bên cạnh đó, CNST cũng có đóng góp lớn về đa dạng văn hóa. Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu nhƣ hiện nay, đa dạng văn hóa ngày càng phổ biến và góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội và tác động mạnh mẽ đến tinh thần của con ngƣời.
e) Đối với phát triển bền vững
Các ngành CNST đều thân thiện với môi trƣờng. Nguyên liệu sơ cấp của CNST là sự sáng tạo, chứ không phải là các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ các ngành công nghiệp khác. Bên cạnh đó, CNST là quá trình sản xuất không phụ thuộc vào quá trình sản xuất công nghiệp nặng gây ô nhiễm môi trƣờng. Các chính sách phát triển sự sáng tạo cũng là tiền đề để bảo vệ môi trƣờng. Phát triển bền vững không chỉ đề cập đến khía cạnh môi trƣờng, mà hơn thế nó còn là phát triển bền vững văn hóa quốc gia. CNST thúc đẩy, phát triển và gìn giữ các yếu tố văn hóa, di sản, nghệ thuật truyền thống của dân tộc.
1.2.5. Phân loại ngành công nghiệp sáng tạo
1.2.5.1. Phân loại chung ngành công nghiệp sáng tạo
Trong quan niệm hiện nay trên thế giới, khái niệm CNST thƣờng gắn với tập hợp các ngành kinh tế khai thác và sử dụng hiệu quả tính sáng tạo kỹ năng sở hữu trí tuệ, sản xuất các sản phẩm và dịch vụ có ý nghĩa văn hóa xã hội, bao gồm:
- Nhóm Hàng hóa sáng tạo (Creative goods): Thiết kế (Design), Sản phẩm nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ (Arts and Crafts), Sản phẩm nghệ thuật thị giác (Visual Arts), Xuất bản (Publishing), Âm nhạc (Music), trò chơi điện tử (video game), Ứng dụng truyền thông mới (New media), Sản phẩm nghe nhìn.
- Dịch vụ sáng tạo và nhƣợng quyền (Creative services and royalties): Dịch vụ về nghệ thuật thị giác (Visual art); Dịch vụ giải trí và nghệ thuật biểu diễn; Âm nhạc; Dịch vụ xuất bản; Dịch vụ nghe nhìn và các dịch vụ có liên quan; Phim ảnh; Thiết kế; Quảng cáo nghiên cứu thị trƣờng và dịch vụ quần chúng; Dịch vụ kiến trúc, công trình và các dịch vụ kỹ thuật khác; Dịch vụ nghiên cứu và phát triển; Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí; Chi phí nhƣợng quyền thƣơng mại.
Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt điện tử và tin học, mà những ngành nghề trên tập trung rất nhiều hàm lƣợng sáng tạo, đáp ứng nhu cầu của đông đảo quần chúng và đem lại một lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, các quốc gia trên thế giới cũng có sự phân loại các ngành CNST khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm phát triển và tiềm năng của mỗi nƣớc.
Trong phạm vi của luận văn, đề tài tập trung nghiên cứu các ngành công nghiệp sau: ngành công nghiệp điện ảnh, ngành công nghiệp trò chơi điện tử, ngành công nghiệp du lịch.
1.2.5.2. Ngành công nghiệp điện ảnh
Điện ảnh là một khái niệm lớn bao gồm các bộ phim tạo bởi những khung hình chuyển động (phim); kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng để tạo thành một bộ phim (kỹ thuật điện ảnh); hình thức nghệ thuật liên quan đến việc tạo ra các bộ phim và cuối cùng ngành công nghiệp và thƣơng mại liên quan đến các công đoạn làm, quảng bá và phân phối phim ảnh.
Điện ảnh là một nghệ thuật tổng hợp. Nó thu hút hầu hết các ngành nghệ thuật khác, biến chúng thành phƣơng tiện biểu hiện rồi kết hợp chặt chẽ với kỹ thuật (phƣơng tiện mang tính chất công nghệ), nhằm tái hiện các cảm giác về hình nổi trong không gian ba chiều đang diễn ra một cách đầy cảm xúc, biểu tƣợng một cách liên tục, toàn diện về hoàn cảnh tạo ra biến cố, tạo ra tính cách và số phận con ngƣời.
Hoạt động ngành công nghiệp điện ảnh cũng bao gồm những tiêu chí của một ngành công nghiệp sáng tạo: sản xuất ra các sản phẩm văn hóa dựa trên thành tựu khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại, hƣớng tới phục vụ cho số đông. Ngoài các tiêu chí đó, công nghiệp điện ảnh còn là trình độ của nhiều nghề, nhiều khâu, nhƣ: Nghề đạo diễn, nghề diễn viên, quay phim, âm thanh, ánh sáng, hóa trang tạo hình, in tráng phim, chiếu phim, thuyết minh phim, lồng tiếng, kỹ xảo vi tính…Sản xuất, phổ biến một sản phẩm điện ảnh theo hƣớng công nghiệp, phải liên quan đến ba lĩnh vực: nghệ thuật, kỹ thuật và kinh tế.
Chu trình hoạt động của công nghiệp điện ảnh thể hiện ở 3 khâu: Sản