Vai trò của việc phát triển ngành công nghiệp sáng tạo

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 33)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.4.4.Vai trò của việc phát triển ngành công nghiệp sáng tạo

a) Đối với kinh tế

Trên thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của CNST đã tạo ra một xu thế mới của sự gắn kết của kinh tế - văn hóa và sáng tạo. Có thể nói CNST là biểu hiện tập trung mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế trong phát triển kinh tế thị trƣờng.

Nhìn toàn bộ viễn cảnh kinh tế toàn cầu, thƣơng mại quốc tế là một thành phần quan trọng của CNST. Theo UNCTAD, thƣơng mại quốc tế về các sản phẩm và dịch vụ CNST tăng nhanh chóng trong nhiều năm gần đây, trung bình tăng hằng năm là 8,7%. Trên thế giới, CNST đã trở thành ngành trụ cột trong nhiều nền kinh tế. Chẳng hạn, ở châu Âu, ngành công nghiệp này tạo ra khoảng 3% GDP (tƣơng đƣơng 500 tỷ euro/năm) và giải quyết việc làm cho khoảng 6 triệu ngƣời.

Còn tại Canada ngành CNST đóng góp 46 tỷ USD vào tổng sản phẩm quốc nội và thu hút 600,000 lao động chỉ tính riêng trong năm 2007. Ở châu Á, riêng lãnh thổ Hongkong (Trung Quốc) 85% thu nhập quốc dân có đƣợc từ

nguồn thu dịch vụ giải trí, truyền hình, quảng cáo… Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia có ngành CNST rất phát triển. Chỉ tính riêng bộ phim hoạt hình “Doremon” của Nhật Bản có tổng doanh thu lên đến hơn 2 tỷ USD. Còn Hàn Quốc, trong 15 năm trở lại đây, ngành công nghiệp sáng tạo đã đem đến khoản lợi nhuận kếch xù cho quốc gia này từ điện ảnh, nhạc KPop, thời trang, mỹ phẩm, du lịch, ẩm thực… Tỷ lệ chiếu phim nội địa Hàn Quốc lên đến 51% và doanh thu cũng cao hơn phim Hollywood chiếu tại thị trƣờng nƣớc này.

Ở Anh, xuất khẩu dịch vu ̣ bởi các ngành công nghiê ̣p sáng ta ̣o chiếm 10,6% tổng số kim ngạch xuất khẩu di ̣ch vu ̣ năm 2011. Ở các nƣớc kinh tế đang phát triển, ƣớc tính xuất khẩu toàn cầu các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo tăng gấp đôi tƣ̀ năm 2002 đến năm 2008. Ở Hồng Kông, 85% thu nhập quốc dân có đƣợc từ nguồn thu dịch vụ giải trí, truyền hình, quảng cáo.

b)Đối với xã hội

Tác động lớn nhất của CNST đối với xã hội là giảm tỉ lệ thất nghiệp.

CNST giúp nâng cao tay nghề, hiểu biết, các kĩ năng sáng tạo chất lƣợng cao của nguồn lao động. Lao động trong các ngành CNST tăng từ 2 đến 8% mỗi năm. Tiềm năng tạo việc làm của CNST có ý nghĩa rất quan trọng về mặt hoạch định chính sách. Chiến lƣợc phát triển của nhiều nƣớc đang phát triển đã tập trung vào việc thiết lập các khu công nghiệp sáng tạo nhƣ là một phƣơng án hiệu quả để tạo công ăn việc làm.

Ngoài ra, CNST còn góp phần thúc đẩy phát triển xã hội. Kinh tế sáng tạo bao gồm các hoạt động văn hóa có ý nghĩa quan trọng đến việc kết nối các tầng lớp xã hội trong cộng đồng. Các chƣơng trình văn hóa nghệ thuật cộng đồng thúc đẩy con ngƣời gắn kết với cộng đồng. CNST giúp nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần cho con ngƣời. Do đặc thù nhiều lao động nữ hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật, thời trang; CNST góp phần tích cực trong việc cân bằng giới trong các hoạt động sản xuất sáng tạo, đặc biệt ở những nƣớc đang phát triển.

c) Đối với giáo dục

CNST có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống giáo dục ở cá các nƣớc đã và đang phát triển. Ở các trƣờng học, các môn nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc hình thành hành vi và thái độ mang tính chất xã hội của học sinh. Đối với giáo dục ở ngƣời trƣởng thành, giáo dục giúp tăng cƣờng hiểu biết xã hội và các chức năng của xã hội, điều này rất quan trọng để phát triển văn hóa – nghệ thuật. Đó là mối quan hệ hai chiều của giáo dục và CNST.

d) Đối với văn hóa

Do sản phẩm của CNST là những sản phẩm trong các ngành CNVH nên CNST có tác động rất lớn đến văn hóa. Nó giúp quảng bá, gìn giữ và kế thừa văn hóa của dân tộc, quốc gia, vùng miền mang đặt trƣng riêng. Nó đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của xã hội, nâng cao trình độ nhận thức, truyền bá thông tin, thỏa mãn nhu cầu văn nghệ, giải trí, thể thao…của con ngƣời. Đồng thời, nó tham gia vào quá trình dân chủ hóa thông tin về văn hóa.

Bên cạnh đó, CNST cũng có đóng góp lớn về đa dạng văn hóa. Trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu nhƣ hiện nay, đa dạng văn hóa ngày càng phổ biến và góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội và tác động mạnh mẽ đến tinh thần của con ngƣời.

e) Đối với phát triển bền vững

Các ngành CNST đều thân thiện với môi trƣờng. Nguyên liệu sơ cấp của CNST là sự sáng tạo, chứ không phải là các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhƣ các ngành công nghiệp khác. Bên cạnh đó, CNST là quá trình sản xuất không phụ thuộc vào quá trình sản xuất công nghiệp nặng gây ô nhiễm môi trƣờng. Các chính sách phát triển sự sáng tạo cũng là tiền đề để bảo vệ môi trƣờng. Phát triển bền vững không chỉ đề cập đến khía cạnh môi trƣờng, mà hơn thế nó còn là phát triển bền vững văn hóa quốc gia. CNST thúc đẩy, phát triển và gìn giữ các yếu tố văn hóa, di sản, nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 33)