Nhóm giải pháp chính sách phát triển công nghiệp trò chơi điện tử

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 106)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

4.7.9. Nhóm giải pháp chính sách phát triển công nghiệp trò chơi điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp trò chơi điện tử đặc biệt là việc sản

xuất các trò chơi điện tử nội địa, chính phủ cần có thêm nhiều chính sách ƣu đãi ngành công nghiệp này, cụ thể là chính sách về:

- Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp sản xuất trò chơi điện tử trong nƣớc, hỗ trợ các ngành liên quan nhƣ công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông.

- Giảm thuế đối với các doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực sản xuất trò chơi điện tử nhằm tạo điều kiện và tăng khả năng cạnh tranh đối với các trò chơi điện tử của nƣớc ngoài.

- Khuyến khích nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực sản xuất trò chơi điện tử , tổ chức nhiều khóa học, chƣơng trình tập huấn, giao lƣu cho lập trình viên và nhân viên thiết kế hoạt động trong ngành công nghiệp trò chơi điện tử.

- Đề ra các chính sách về chuẩn mực, tiêu chuẩn văn hóa của trò chơi điện tử Việt Nam nhằm nâng cao chất lƣợng, văn hóa nghệ thuật và tính sáng tạo phù hợp với thuần phong mỹ tục ngƣời Việt Nam của ngành công nghiệp trò chơi điện tử.

- Thêm nhiều chính sách, chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các trƣờng hợp vi phạm bản quyền trong kinh doanh trò chơi điện tử, các trò chơi điện tử nhập lậu, kém chất lƣợng hoặc có nội dung bạo lực, không phù hợp với văn hóa Việt Nam.

Phát triển công nghiệp sản xuất trò chơi điện tử và khuyến khích xuất khẩu trò chơi điện tử Việt Nam một mặt là phục vụ nhu cầu sử dụng trò chơi điện tử Việt và đồng thời cũng là một trong những cách thức để truyền bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)