5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÖT RA TỪ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH
NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA TRUNG QUỐC
Việt Nam là một quốc gia núi liền núi, sông liền sông với Trung Quốc, tiềm năng về thiên nhiên, văn hóa, và con ngƣời cũng tƣơng đối phong phú, đa dạng thuận lợi cho các ngành CNST phát triển. Đứng bên cạnh một quốc gia lớn nhƣ Trung Quốc, một quốc gia đã đạt đƣợc nhiều thành tựu lớn lao trong công cuộc phát triển CNST Trung Quốc nói riêng và CNST quốc tế nói riêng, trong khi đó quá trình phát triển kinh tế hai nƣớc lại có nhiều điểm tƣơng đồng, việc tìm hiểu thực trạng chính sách phát triển CNST của Trung Quốc để rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam là một điều cần thiết.
- Nhận thức văn hóa có vai trò là sức mạnh, là động lực lớn để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Phát triển CNST chính là con đƣờng để phát huy vai trò của văn hóa và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế - xã hội. CNST tiếp tục hình thành nên sự năng động mới, vƣợt trội thúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân. CNST đang đƣợc toàn cầu hóa và cải thiện tính cạnh tranh trên trƣờng quốc tế. Từ các cấp chính quyền Trung Ƣơng đến địa phƣơng, ngƣời dân cần nhận thức sâu sắc lợi ích to lớn của việc phát triển CNST trong tình hình kinh tế - xã hội của đất nƣớc hiện nay.
- Phát triển CNST là một quá trình. Cần có chiến lược cơ bản, tổng thể theo từng giai đoạn phát triển, từng lĩnh vực. Nhà nƣớc cần có chính sách tổng thể về CNST, trong đó tập trung vào một số ngành lợi thế, có tính cạnh tranh của quốc gia. Các chính sách riêng phải phù hợp với đặc điểm và thực trạng hiện tại của ngành. Bên cạnh đó, dƣới sự định hƣớng và chính sách hỗ trợ của chính phủ, từng địa phƣơng cũng cần có chính sách phát triển CNST phù hợp với riêng địa phƣơng mình để phát huy thế mạnh sẵn có nhằm đem lại lợi ích kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân.
- Cần có chính sách ƣu đãi ƣu tiên phát triển, CNST nội địa, phát triển khả năng sáng tạo, cải tiến từ trong nƣớc, ƣu tiên đối với các mặt hàng, dịch vụ sản phẩm của CNST trong nƣớc, để tăng khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm, dịch vụ nƣớc ngoài.
- Phát triển giao lƣu, đào tạo, trao đổi kinh nghiệm quốc tế về phát triển CNST, đặc biệt là các quốc gia có ngành CNST phát triển.
- Phát triển mô hình thành phố sáng tạo kích thích các loại hình dịch vụ sáng tạo phát triển, phục vụ nhu cầu văn hóa của ngƣời dân, phát triển du lịch địa phƣơng, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân. Tập trung khai thác lợi thế một số ngành dựa vào bản sắc văn hóa đa dạng, hƣớng tới xuất khẩu ra thị trƣờng nƣớc ngoài.
- Cần có sự phối hợp hành động, thực hiện chính sách phát triển CNST giữa các bộ, ban, ngành. Các trung tâm nghiên cứu CNST cần đƣợc thiết lập để thực hiện những thống kê, nghiên cứu về các ngành CNST từ đó có những chính sách phù hợp điều chỉnh các ngành CNST phát triển theo đúng định hƣớng chung. Cần có hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả CNST.
- Nhà nước có vai trò quan trọng, quyết định nhƣng chú ý xã hội hóa vai trò
tham gia của tư nhân. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp sáng tạo, đổi mới công nghệ. Hình thành hệ thống các doanh nghiệp có quy mô, tập trung và chuyên môn hóa. Phát triển CNST gắn với tiến bộ công nghệ. Với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, cần xây dựng thƣơng hiệu và thúc đẩy các hoạt động sáng tạo cũng nhƣ là phát triển và hội nhập tập trung vào các ngành CNST.
- Với sự hỗ trợ của tiến bộ công nghệ kĩ thuật, CNST cần tập trung vào hiện đại hóa, phát triển các hình thức kết hợp truyền thông, marketing, quảng bá rộng rãi sản phẩm, dịch vụ đối với công chúng trong nƣớc và quốc tế.
- Vấn đề tài chính ngày càng trở nên quan trọng đối với ngành CNST. Cần có chính sách về hỗ trợ vốn đầu tƣ cho các ngành CNST, các ƣu đãi về
lãi suất vay, thuế…cho các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực CNST. Chính phủ cần lập quỹ phát triển cho các ngành CNST trọng yếu của quốc gia và phân bổ hợp lý nhằm phát triển hiệu quả các ngành CNST.
- Để phát triển CNST, cần có sự liên kết, tƣơng tác giữa các ngành CNST để tăng cƣờng công nghệ, hỗ trợ các ngành liên quan cùng phát triển. Chính phủ nên có chiến lƣợc thiết lập cụm liên kết sáng tạo để nâng cao, đổi mới công nghệ giữa các ngành nghề, tăng tính cạnh tranh của CNST ở cấp quốc gia và quốc tế.
- Yếu tố con người đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các ngành CNST nói riêng. Đầu tƣ vào con ngƣời là đầu tƣ lâu dài và bền vững. Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa- xã hội, trình độ ngoại ngữ, kĩ năng nghề nghiệp...là việc cần phải ƣu tiên để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Đặc biệt, cần có chính sách đãi ngộ, khen thƣởng thích đáng cho những cá nhân có khả năng sáng tạo, cống hiến cho ngành CNST.
- Bên cạnh yếu tố con ngƣời, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển CNST. Cần có thêm nhiều chính sách về đầu tƣ, hỗ trợ phát triển công nghệ, các ngành công nghiệp liên quan, không chỉ nhập khẩu dây chuyền, máy móc, công nghệ mà còn khuyến khích tự cải tiến công nghệ, sáng tạo trong kĩ thuật.
- Chính phủ cần tăng cƣờng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh của các ngành CNST, khuyến khích tính sáng tạo và quyền lợi của tác giả. Điều này sẽ tạo sự công bằng và khuyến khích nguồn nhân lực sáng tạo yên tâm thực hiện công việc sáng tạo của mình.
- Phát triển CNST cần phát triển bền vững, đặc biệt là chú trọng bảo tồn di sản văn hóa.
- Từng ngành CNST, từng địa phƣơng phải tự vạch ra hƣớng phát triển CNST của riêng mình, phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội và định hƣớng phát triển của địa phƣơng mình, đồng thời cũng phải phù hợp với định hƣớng, chính sách phát triển CNST chung của quốc gia. Từ đó có lộ trình phát triển với những giai đoạn, mục tiêu riêng.
Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm chính sách phát triển CNST từ Trung Quốc, chọn lọc những chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam để phát triển các ngành CNST một cách bền vững, hiệu quả mang lại lợi ích KT-XH; đồng thời cũng góp phần quảng bá hình ảnh và văn hóa Việt Nam ra thế giới.
CHƢƠNG 4
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA VIỆT NAM
4.1. TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 2008 - 2014
Trong năm 2007, Việt Nam đƣợc xếp vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao trong khu vực. Trƣớc tình hình khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hƣởng đó. Ở giai đoạn này, mức tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,25%, chƣa bằng hai phần ba so với mức trƣớc khủng hoảng. Trong khi đó, trƣớc thời điểm khủng hoảng, Việt Nam luôn đƣợc coi là một trong những điểm sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 7,8%/ năm.
Mặc dù kinh tế Việt nam có dấu hiệu phục hồi tăng trƣởng, nhƣng khi xem xét cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế thì thấy doanh nghiệp tƣ nhân đóng góp chỉ khoảng trên dƣới 10% và không thay đổi trong suốt từ năm 2005 - 2013. Trong khi đó, thành phần kinh tế cá thể đóng góp nhiều nhất vào GDP, chiếm khoảng 32% từ 2007 - 2013. Điều này phần nào cho thấy nền kinh tế hiện nay khá manh mún và phát triển nhỏ lẻ.
Năm 2014 là năm thứ 4 Việt Nam thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015. Trong năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam diễn ra trƣớc bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo. Trƣớc tình hình đó, mặc dù thống kê cho thấy kinh tế Việt Nam đã xuất hiện dấu hiệu phục hồi, nhƣng năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn chƣa mấy đƣợc cải thiện.
Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trƣởng kinh tế không chỉ về đích mà còn vƣợt kế hoạch.. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng
trƣởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đƣa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng trƣởng năm 2014 cao hơn mức tăng trƣởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Mức tăng trƣởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mô có đƣợc sự ổn định - mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm phát lên tới trên 20% trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam muốn thay đổi và bứt phá cần đầu tƣ vào lĩnh vực đầy tiềm năng CNST, nhƣ là một đầu tƣ mới để góp phần tạo tăng trƣởng kinh tế, công ăn việc làm, giảm thất nghiệp đồng thời nâng cao hình ảnh quốc gia, dân tộc mình.
4.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA VIỆT NAM
4.2.1. Phân loại các ngành công nghiệp sáng tạo ở Việt Nam
Về cơ cấu của CNST Việt Nam, có ý kiến cho rằng ngành này mới chỉ ở mức “bán công nghiệp hóa”, đang tồn tại dƣới nhiều loại hình: những cơ sở sản xuất các sản phẩm văn hóa là loại hàng hóa có khả năng kinh doanh và có điều kiện công nghiệp hóa; những đơn vị sản xuất các sản phẩm văn hóa mang tính bán công nghiệp, không thể điều tiết chỉ bằng quy luật kinh tế thị trƣờng; đơn vị sản xuất các sản phẩm hàng hóa văn hóa mà không thể tự chịu lỗ lãi, thì không thể công nghiệp hóa và nhà nƣớc phải có vai trò chủ yếu.
Ngành CNST ở Việt Nam hiện nay mới chỉ là những cơ sở sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, chƣa xuất hiện và hình thành những tập đoàn lớn, hay các tổ hợp đa chức năng. Hiện quá trình sản xuất – phân phối – phổ biến các sản phẩm vẫn chủ yếu do các đơn vị nhà nƣớc đảm nhiệm. Các đơn vị tƣ nhân chủ yếu tham gia ở khâu lƣu thông trên thị trƣờng, với sự tham gia còn manh
Hiện tại, ở Việt Nam, CNST mới chủ yếu bó hẹp trong phạm vi các ngành/nghề do Nhà nƣớc đang quản lý và đóng vai trò sở hữu. Cơ cấu đó bao gồm các lĩnh vực chủ yếu:
- Công nghiệp truyền thông đại chúng (công nghiệp của báo chí, xuất bản, in ấn, phát hành, quảng cáo, triển lãm, thông tin cổ động…)
- Công nghiệp âm nhạc (công nghiệp hoạt động ca múa nhạc và các sản phẩm âm nhạc từ băng, đĩa)
- Công nghiệp điện ảnh (công nghiệp xây dựng phim, hậu kỳ phim và phát hành phổ biến phim)
- Công nghiệp phục vụ nghệ thuật biểu diễn (công nghệ tham gia vào khâu âm thanh, ánh sáng, thiết kế sân khấu)
- Công nghiệp mỹ thuật (công nghiệp hóa sinh trong sáng tạo và bảo quản, và công nghiệp tham gia vào khâu phát hành)
- Công nghiệp dịch vụ vui chơi, giải trí (công nghiệp về các sản phẩm vui chơi trực tiếp và sản phẩm trò chơi điện tử từ phần mềm)…
- Hoạt động kinh doanh thƣơng mại các vật tƣ chuyên ngành văn hóa và các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ văn hóa.
4.2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển ngành công nghiệp sáng tạo Việt Nam
4.2.2.1. Thuận lợi
a) Điều kiện tự nhiên – xã hội
Việt Nam luôn đƣợc đánh giá là trung tâm cơ hội mới của thế giới bởi những thế mạnh về địa lý, văn hóa, ngôn ngữ. Việt Nam có lợi thế về sự đa dạng văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc. Cảnh quan văn hóa ở Việt Nam rất phong phú - từ hê ̣ thống di tích, di sản cho tới các thành phố năng động đang phát triển; từ các thực hành văn hóa truyền thống cho tới thời trang và truyền
thông đƣơng đại . Phần đông ngƣời Viê ̣t Nam đều đam mê , tƣ̣ hào về sự đặ c sắc văn hóa cũng nhƣ có xu hƣớng ma ̣nh mẽ giữ gìn /nuôi dƣỡng văn hóa truyền thống của mình . Sự phong phú và khác biệt vùng , miền cũng ta ̣o điều kiện nuôi dƣỡng văn hóa sáng ta ̣o , tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhƣ̃ng sáng ta ̣o văn hóa.
Ở nƣớc ta , nhiều ngành sản xuất mới trong chuỗi cung của ngành công nghiệp sáng ta ̣o đã hình thành (trong lĩnh vực thời trang/dệt may, vi điê ̣n tƣ̉ và tin ho ̣c...). Nền kinh tế đa dạng với sự tăng trƣởng mạnh của ngành du lịch (bao gồm cả du lịch văn hóa ), các ngành sản xuất trình độ cao , một số ngành công nghiệp tri thức (nhƣ công nghệ thông tin ) cũng tạo những điều kiện tốt cho công nghiê ̣p sáng ta ̣o ở Việt Nam phát triển . Đó là nhƣ̃ng tiềm năng cho Việt Nam vƣơn lên trở thành “công trƣờng” và cũng là thị trƣờng hàng đầu về công nghiệp sáng tạo trong khu vực Đông Nam Á . Viê ̣t Nam hoàn toàn có cơ hội và khả năng phát triển một nền công nghiê ̣p sáng ta ̣o với vai trò trung tâm trong tổng thể nền kinh tế quốc gia tƣơng lai.
b) Nguồn nhân lực
Viê ̣t Nam có thị trƣờng nội địa lớn, cùng với thị trƣờng khu vực đang mở rộng và rất nhiều hƣ́a he ̣n. Dân số Việt Nam hiện nay là 90 triệu ngƣời với cơ cấu dân số trẻ. Đây là đội ngũ đóng góp nhiều nhất vào năng lực sáng tạo của đất nƣớc và cũng là nguồn lao động trẻ, dồi dào. Đặc biệt, lao động Việt Nam nổi tiếng trong khu vực cũng nhƣ trên thế giới là khéo léo, nhạy bén, linh hoạt trong sáng tạo và áp dụng những cái mới. Tầng lớp lao động trẻ của Việt Nam ngày nay có trình độ công nghệ kỹ thuật ngày càng cao và có khả năng bắt nhịp với xu hƣớng phát triển thƣơng mại của thế giới.
4.2.2.2. Khó khăn
- Hạn chế về nhận thức
CNST vẫn là một khái niệm rất mới đối với nƣớc ta, từ những ngƣời quản lý, đến tầng lớp trí thức, doanh nhân và các nhà sáng tạo, đều chƣa có nhận thức rõ ràng về lĩnh vực này.
Sở hữu trí tuệ bị xem nhẹ nên các doanh nghiệp không bảo vệ đƣợc sản phẩm sáng tạo của mình, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc, thời trang... Tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan tr ên thị trƣờng cũng làm ha ̣n chế tiềm năng tăng trƣởng trong một số lĩnh vƣ̣c hoạt động nhất định.
- Hạn chế về chính sách, chiến lược
Chính sách chƣa theo kịp với nhu cầu doanh nghiệp trong CNST. Các hệ thống cơ chế ƣu đãi về nguồn vốn và lãi suất vẫn chƣa có sự ƣu tiên xứng đáng cho doanh nghiệp ứng dụng CNST trong sản xuất kinh doanh.
Nền tảng dữ liệu kém và thiếu chiến lƣợc quốc gia cho ngành công nghiệp sáng tạo - trong đó thiếu một tập hợp các chƣơng trình, kế hoạch cho sự tăng trƣởng, bền vững và gia tăng giá trị của ngành; quản lý nhà nƣớc phức tạp, nhiều khi chồng chéo và vì thế, trách nhiệm phát triển ngành công nghiệp