Nhóm giải pháp về chính sách phát triển công nghiệp điện ảnh

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 104)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

4.7.8. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển công nghiệp điện ảnh

Hiện nay, ngành điện ảnh đang đối mặt với những khó khăn to lớn ở hầu hết các lĩnh vực. Một số chính sách dành cho ngành điện ảnh không phù hợp và chƣa đƣợc quan tâm thích đáng. Thị trƣờng sản xuất và phát hành phim khó định hƣớng. Cần có sự hỗ trợ nhiều hơn của nhà nƣớc hỗ trợ để có thể định hƣớng sáng tác, sản xuất, phát hành và phổ biến phim, xây dựng, cải

tạo nâng cấp hệ thống rạp đạt tiêu chuẩn, từ đó ngành có thể xây dựng tác phẩm đạt chất lƣợng cao, có giá trị giáo dục tƣ tƣởng và thẩm mỹ cho công chúng. Cụ thể:

- Nhà nƣớc cần có chính sách ƣu đãi về thuế và cơ chế đặc thù cho các cơ sở điện ảnh sản xuất phim khu vực nhà nƣớc vì họ thực hiện nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhân dân, quảng bá văn hóa dân tộc); có quỹ lƣơng dành cho cán bộ, nghệ sĩ và ngƣời lao động; có chính sách chế độ ƣu đãi đối với ngƣời hoạt động điện ảnh chuyên môn cao, tài năng điện ảnh.

- Thành lập Quỹ hỗ trợ điện ảnh (đã đƣợc quy định trong Luật Điện ảnh) nhằm mục đích thƣởng cho các tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật, tài trợ để khuyến khích các bộ phim nghệ thuật, phim tác giả, phim của đạo diễn trẻ tài năng… Đề án Quỹ đã đƣợc dự thảo và lấy ý kiến nhiều lần nhƣng chƣa đƣợc thông qua vì chƣa có sự thống nhất của các Bộ Tài chính, Kế hoạch đầu tƣ - chủ yếu về nguồn thu ổn định cho Quỹ từ việc trích tỷ lệ phần trăm tiền vé xem phim tại rạp: với mức tối đa 3% đối với phim nhập ngoại; 0,5% đối với phim nội (mức này thấp hơn rất nhiều với mức trích vào Quỹ các nƣớc: Đức là 20-26%, Pháp là 10,7%, Trung Quốc là 5%).

- Xác định vai trò định hƣớng của nhà nƣớc trong phát triển sự nghiệp điện ảnh trên nguyên tắc khuyến khích xã hội hóa.

- Nhà nƣớc cần có chính sách đầu tƣ sản xuất và hỗ trợ phổ biến các tác phẩm chính thống, giàu tính nhân văn, phim giáo dục truyền thống lịch sử, chiến tranh cách mạng hào hùng của dân tộc; giáo dục lý tƣởng sống, nhân cách và thẩm mỹ cao đẹp.

- Đƣa ra chính sách về xây mới và cải tạo nâng cấp rạp chiếu phim nhà nƣớc ta ̣i các tỉnh /thành với trang thiết bị kỹ thuật số đạt tiêu chuẩn ; trong đó

phù hợp cho Đội chiếu phim lƣu động ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn.

- Xây dựng chính sách và bố trí ngân sách đào ta ̣o nguồn nhân lƣ̣c điê ̣n ảnh (sáng tác, kỹ thuật, nghiên cứu lý luận, quản lý,…) dƣới các hình thƣ́c đào ta ̣o dài hạn và ngắn hạn - nâng cao ở trong nƣớc, mời chuyên gia nƣớc ngoài; cấp học bổng/ kinh phí đào tạo sinh viên dài hạn và các khóa ngắn hạn ở nƣớc ngoài.

- Có cơ chế, chính sách để Đài truyền hình Viê ̣t Nam và Đài truyền hình các địa phƣơng phối hợp chặt chẽ với ngành điện ảnh, bố trí kinh phí sản xuất và phổ biến phim nhằm tăng tỷ lệ phim Việt Nam chiếu tại hệ thống rạp và trên sóng truyền hình trong cả nƣớc.

- Để hội nhập quốc tế chủ động và có hiệu quả, cần có chính sách bố trí ngân sách thỏa đáng để giới thiệu, quảng bá phim Việt Nam ra nƣớc ngoài và giới thiệu phim xuất sắc của nƣớc ngoài tại Việt Nam thông qua đó đẩy mạnh hội nhập điện ảnh; đồng thời quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới và tìm cơ hội hợp tác, phát triển điện ảnh. Nhà nƣớc cần có những chính sách lớn hỗ trợ cho điện ảnh dân tộc về xây dựng hạ tầng cơ sở, về đào tạo nhân lực chất lƣợng cao, vì không những nó cần kinh phí rất lớn mà còn nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển vĩ mô nền kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 104)