Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách phát triển công nghiệp sáng

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 45)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3.5.Các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách phát triển công nghiệp sáng

tạo

- Thể chế chính trị

Thể chế chính trị thể chế hóa những tƣ tƣởng, quan điểm của chính phủ/ Nhà nƣớc thành những chuẩn mực xã hội và tiêu chí chính trị buộc mọi ngƣời phải tuân theo; là cơ sở có tính pháp lý cho sự tạo dựng và vận hành của thiết chế chính trị; quy định và điều chỉnh các quan hệ, hành vi của các chủ thể chính trị.

Chính sách phát triển CNST của một quốc gia cũng phải tuân theo thể chế chính trị của quốc gia đó. Trình độ quản lý hành chính nhà nƣớc về văn hóa trực tiếp tác động vào các ngành thuộc công nghiệp sáng ta ̣o . Vì vậy , muốn phát triển công nghiê ̣p sáng ta ̣o cần phải có hành lang pháp lý thuận lợi cho quá trình sản xuất và tiêu dùng văn hóa, tổng hợp cả những biện pháp về kinh tế , pháp luật , hành chính , giáo dục , tạo dƣ luận xã hô ̣i , thông tin ki ̣p thời...

- Tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội

Nền kinh tế càng phát triển là một yếu tố thuận lợi để xây dựng và thực thi tốt các chính sách phát triển CNST. Thực tế cho thấy, các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhƣ Anh, Mỹ, Trung Quốc đều có các ngành CNST phát triển sớm và ngƣợc lại thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế - văn hóa – xã hội.

các cấp chính quyền và ngƣời dân quan tâm phát triển thì chính sách phát triển CNST sẽ đƣợc đầu tƣ nhiều hơn; quá trình tổ chức thực hiện cũng sẽ đƣợc tạo điều kiện và hỗ trợ.

- Môi trƣờng kinh doanh

Môi trƣờng kinh doanh đƣợc cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các cấp độ:

Cấp độ nền kinh tế quốc dân (còn gọi là môi trƣờng vĩ mô), các yếu tố môi trƣờng bao gồm:

-Các yếu tố chính trị - luật pháp -Các yếu tố kinh tế

-Các yếu tố kỹ thuật – công nghệ -Các yếu tố văn hóa – xã hội -Các yếu tố tự nhiên

Cấp độ ngành, các yếu tố môi trƣờng bao gồm: -Sức ép và yêu cầu của khách hàng

-Các đối thủ cạnh tranh hiện có và tiềm ẩn -Mức độ phát triển của các yếu tố thị trƣờng

-Các sản phẩm thay thế sản phẩm của doanh nghiệp đang sản xuất -Các quan hệ liên kết

Các yếu tố khác nhau tạo nên một tổ hợp tác động đến sự phát triển CNST. Trong môi trƣờng kinh doanh luôn biến động, cần có những chính sách phù hợp để phát triển CNST một cách bền vững. Dựa trên việc phân tích các yếu tố của môi trƣờng kinh doanh, có thể đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc, chính sách phù hợp đối với từng ngành CNST khác nhau.

- Vốn đầu tƣ

Nếu lao động và công nghệ đƣợc coi là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thì vốn vừa đƣợc coi là yếu tố đầu vào, vừa đƣợc coi là sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Vốn đầu tƣ không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất,

tăng năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp, cá nhân mà còn làm điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, góp phần đáng kể vào đầu tƣ theo chiều sâu, phát triển sự sáng tạo. Những ngành CNST cần vốn đầu tƣ lớn và lâu dài sẽ cần có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc về lĩnh vực đó.

Để CNST đƣợc phát triển đồng đều và toàn diện, ngoài vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc, các chính sách xã hội hóa, thu hút vốn đầu tƣ của tƣ nhân là rất quan trọng, khuyến khích các thành phần xã hội tham gia vào quá trình phát triển CNST.

- Nguồn nhân lực

Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế nhƣ: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con ngƣời … Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con ngƣời là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trƣớc đến nay. Đặc biệt là đối với CNST, nguồn nhân lực đóng vai trò chủ chốt, là chủ thể tạo ra sự sáng tạo, từ đó tạo ra hàng hóa sáng tạo. Tùy thuộc vào nhu cầu và đặc điểm nhân lực tùy từng ngành, lĩnh vực CNST mà cần có những chính sách phát triển nguồn nhân lực khác nhau phù hợp với từng ngành CNST. Từ cơ sở phân tích nhu cầu nhân lực của từng ngành CNST, mà mỗi quốc gia có những chính sách phát triển giáo dục đào tạo nguồn nhân lực cho CNST khác nhau.

- Trình độ khoa học - công nghệ

Những thành tựu khoa học – công nghệ đã và đang đẩy nhanh sự phát

triển của lực lƣợng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển CNST. CNST là các ngành công nghiệp dựa trên sự đổi mới, cải tiến, sáng tạo. Trình độ khoa học – công nghệ cao là một thuận lợi để thúc

Để nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, các chính sách phát triển đƣợc đƣa ra để hỗ trợ phát triển các ngành CNST. Để phát triển khoa học – công nghệ trong các ngành CNST, cần có chính sách về vốn, nguồn nhân lực khoa học – công nghệ, bản quyền và sở hữu trí tuệ.

- Mức độ tác động đến phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của các ngành CNST

Mỗi quốc gia đều có chiến lƣợc riêng phát triển các ngành CNST mũi

nhọn. Đó là những ngành có mức độ tác động lớn đến phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội. Ví dụ, Trung Quốc chọn những ngành CN điện ảnh, du lịch…để phát triển, là những ngành CNST tiềm năng, có khả năng tạo lợi nhuận cao.

Đối với từng địa phƣơng, chính sách phát triển CNST cũng đa dạng dựa trên tiềm năng CNST của chính địa phƣơng đó. Do vậy, từng địa phƣơng sẽ có những chiến lƣợc và hệ thống chính sách riêng của mình để phát triển các ngành CNST mũi nhọn.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 45)