Chính sách quốc tế về phát triển ngành công nghiệp sáng tạo

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 51)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3.8.Chính sách quốc tế về phát triển ngành công nghiệp sáng tạo

Quá trình toàn cầu hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập các chính sách công ở cấp độ quốc gia và quốc tế. Các hội nghị đa phƣơng và đa chính phủ đang diễn ra tại các hiệp hội quốc tế, đặc biệt là Liên Hiệp quốc (United Nations) và Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) đang nỗ lực nhằm đảm bảo những ƣu đãi về kinh tế và phát triển kinh tế sáng tạo đƣợc nhìn nhận tại các nƣớc đang phát triển.

CNST trong khuôn khổ chính sách quốc tế đƣợc tác động lớn bởi “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” (Millennium Development Goals - MDGs) đƣợc trong bản Tuyên ngôn Thiên niên kỷ của Liên Hiệp quốc tại Hội nghị thƣợng đỉnh Thiên niên kỷ vào năm 2000 với sự tham gia của 192 nƣớc thành viên. Trong “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” này, một loạt các công cụ chính sách đƣợc đặt ra nhằm giúp các nƣớc đang phát triển thực hiện quá trình thực thi chính sách. Quyết định đa phƣơng quan trọng nhất đƣợc đƣa ra ở mục tiêu thứ 3 của “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”, có liên quan đến CNST là:

- Chƣơng trình hành động cho các quốc gia kém phát triển trong giai đoạn 2001-2010 đƣợc tổ chức ở Brussels năm 2001, tập trung vào công nghiệp âm nhạc. Của cải dồi dào ở những quốc gia nghèo nhất lại dựa vào tài năng dƣ thừa của ngƣời dân thể hiện trong ca múa nhạc và rất có giá trị về mặt kinh tế. Những nghiên cứu cho thấy tiềm năng kinh tế của ngành công nghiệp âm nhạc cải thiện đƣợc thu nhập từ thƣơng mại và sở hữu trí tuệ tại một số quốc gia đang phát triển.

- Diễn đàn Thƣơng mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc UNCTAD X đƣợc tổ chức ở Bangkok, Thái Lan với sự có mặt của 168 nƣớc thành viên. UNCTAD đã có nghiên cứu và phân tích để đánh giá chính sách về thƣơng mại dịch vụ, trong đó bao gồm cả dịch vụ nghe nhìn.

vực năng động nhất trong hệ thống thƣơng mại toàn cầu. Cần tăng cƣờng nỗ lực quốc tế trong thúc đẩy hợp tác và phát triển. Phát triển CNST ở cấp độ quốc tế đƣợc phát triển, đặc biệt về lĩnh vực liên quan đến tài chính và thƣơng mại để đảm bảo đa dạng văn hóa ở các nƣớc đang phát triển.

- Tuyên ngôn về Nguyên tắc và kế hoạch hành động của Hội nghị thƣợng đỉnh thế giới về xã hội thông tin.

- Các đàm phán đa phƣơng của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới - WTO: Vòng đàm phán Doha của WTO về các vấn đề liên quan đến CNST nhƣ thƣơng mại hàng hóa, thƣơng mại dịch vụ, thƣơng mại liên quan đến SHTT, chính sách cạnh tranh và thƣơng mại hiệu quả.

- Quy ƣớc của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc -UNESCO về bảo vệ và thúc đẩy quảng bá đa dạng văn hóa có hiệu lực từ tháng 3 năm 2007.

- Chƣơng trình phát triển Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới - WIPO đƣợc chính thức thành lập vào năm 2007, thông qua 45 đề nghị Chƣơng trình phát triển, thành lập Uỷ ban về phát triển và sở hữu trí tuệ (CDIP).

Tất cả các quá trình đa phƣơng trên đều đặt sự phát triển CNST trong mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế, văn hóa, xã hội và các vấn đề về khoa học công nghệ, đƣa ra một số lựa chọn khả quan để giúp các nƣớc đang phát triển.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU

Đề tài đã áp dụng 03 cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu nhƣ sau:

- Cách tiếp cận tổng thể: từ nghiên cứu lý thuyết, đến kiểm chứng bằng thực tiễn, rồi đƣa ra các đề xuất. Cụ thể nhƣ sau:

Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về CNST. Bao gồm những nội dung: Phân tích cơ sở lý luận về nền kinh tế sáng tạo; Phân tích tổng quát về các ngành CNST; Thiết lập khung lý thuyết về các chính sách phát triển CNST trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Phân tích thực trạng và kinh nghiệm về chính sách phát triển các ngành CNST của Trung Quốc và sau đó là đề xuất bài học cho Việt Nam. Xác định và phân loại các ngành CNST ở Việt Nam. Phân tích thực trạng chính sách phát triển các ngành CNST trong thời gian qua. Chỉ ra cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu trong việc phát triển CNST ở Việt Nam trong thời kì hiện tại. Đề xuất các quan điểm phát triển CNST đến năm 2020. Đề xuất các nhóm giải pháp, kiến nghị phát triển các ngành CNST ở Việt Nam cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các Hiệp hội ngành nghề và khu vực tƣ nhân.

- Cách tiếp cận lịch sử: với trình tự thời gian từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế sáng tạo cũng nhƣ các ngành CNST.

Nghiên cứu phát triển các ngành CNST đƣợc tiếp cận theo lịch sử: các giai đoạn phát triển theo thời gian của các ngành CNST.

- Cách tiếp cận quan sát và thực nghiệm: Tiếp cận quan sát đƣợc sử dụng trong mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển từng ngành công nghiệp sáng tạo. Tiếp cận thực nghiệm đƣợc sử dụng trong kiểm định, phân tích định lƣợng đo lƣờng mức độ tác động của việc phát triển các ngành

2.2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN

Phƣơng pháp luận là hệ thống lý luận về phƣơng pháp nghiên cứu,

phƣơng pháp nhận thức và cải tạo hiện thực; là hệ thống chặt chẽ các quan điểm, nguyên lý chỉ đạo việc tìm kiếm, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phƣơng pháp. Tất cả những nguyên lý nào có tác dụng gợi mở, định hƣớng, chỉ đạo đều là những lý luận và nguyên lý có ý nghĩa phƣơng pháp luận. Mặc dù vậy, triết học macxit với tƣ cách là phƣơng pháp luận chung nhất và phổ biến không thể thay thế phƣơng pháp luận của các khoa học cụ thể.

Phƣơng pháp duy vật biện chứng: Là phƣơng pháp luận nghiên cứu, xem xét sự việc, hiện tƣợng trong các mối liên hệ, ảnh hƣởng tác động lẫn nhau không ngừng nảy sinh, vận động và giải quyết mâu thuẫn làm cho sự vật phát triển.

Phƣơng pháp duy vật lịch sử: Là phƣơng pháp luận nghiên cứu duy vật về lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời. Chính đời sống vật chất quyết định đời sống tinh thần của con ngƣời.

Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và phƣơng pháp luận duy vật lịch sử để phân tích đánh giá chính sách phát triển CNST của Trung Quốc, từ đó đề xuất các bài học kinh nghiệm để phát triển các ngành CNST của Việt Nam.

2.3. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỤ THỂ

Đề tài sử dụng phƣơng pháp định tính: phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phƣơng pháp so sánh.... Dựa vào các phƣơng pháp này, những vấn đề đƣa ra đều trên cơ sở khách quan đồng thời phải phù hợp với những thay đổi của thực tế nhằm phản ánh các vấn đề một cách chân thực.

Đề tài tập trung vào hệ thống hóa các nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nƣớc, các báo cáo, số liệu có liên quan để: hệ thống hóa các cơ sở lý luận về nền kinh tế sáng tạo và tập trung vào các ngành CNST; hình thành khung lý thuyết về các chính sách phát triển ngành CNST trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết về phát triển các ngành CNST cho Việt Nam.

2.3.1. Phƣơng pháp phân tích

Phân tích trƣớc hết là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Khi chúng ta đứng trƣớc một đối tƣợng nghiên cứu, chúng ta cảm giác đƣợc nhiều hiện tƣợng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó.Vậy muốn hiểu đƣợc bản chất của một đối tƣợng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Khi phân chia đối tƣợng nghiên cứu cần phải: Xác định tiêu thức để phân chia; Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu; Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Trong Luận văn của mình, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích trong quá trình tiếp cận với đối tƣợng nghiên cứu là chính sách phát triển CNST. Để hiểu đƣợc chính sách phát triển CNST, trƣớc tiên chúng ta cần phải hiểu đƣợc các khái niệm về các ngành CNST, về chính sách phát triển.

Phƣơng pháp phân tích không chỉ đƣợc tác giả sử dụng triệt để trong Chƣơng 1 khi đề cập đến các vấn đề mang tính lý luận mà còn đƣợc tác giả sử dụng trong hầu hết các phần còn lại của Luận văn.

2.3.2. Phƣơng pháp tổng hợp

Bƣớc tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Phƣơng pháp tổng hợp giúp tác giả đƣa ra những nhận định và đánh giá khái quát về vấn đề nghiên cứu trong luận văn của mình. Ngay từ Chƣơng 1, khi giới thiệu tổng quan về tình hình nghiên cứu, từ việc đề cập đến các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài và trong nƣớc, tác giả đã tóm tắt, tổng hợp lại những vấn đề chính có liên quan đến các ngành CNST nói chung và chính sách phát triển CNST nói riêng. Các nhận định, đánh giá rút ra từ quá trình tổng hợp là cơ sở cho việc phát triển các ngành CNST.

2.3.3. Phƣơng pháp so sánh

So sánh (hoặc so sánh đối chiếu) là một thao tác nghiên cứu đƣợc dùng trong nhiều ngành khoa học khác nhau. Vai trò quan trọng ít hay nhiều của thao tác nghiên cứu này là tùy thuộc vào đặc điểm bản chất của đối tƣợng nghiên cứu, và do đó vào nhiệm vụ của ngành khoa học nghiên cứu đối tƣợng ấy. Có những ngành khoa học nếu không vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu so sánh thì không thể giải quyết nổi những vấn đề cơ bản phát sinh trong quá trình nghiên cứu đối tƣợng.

Phƣơng pháp so sánh đƣợc tác giả sử dụng khá triệt để trong Chƣơng 3 và Chƣơng 4 của luận văn khi nghiên cứu về chính sách phát triển các ngành CNST của Trung Quốc và Việt Nam. Việc phân tích thực trạng chính sách dựa trên các tiêu chí về tình hình phát triển các ngành CNST, các chính sách của Trung Quốc đối với phát triển CNST có gì nổi bật. Bên cạnh đó, việc so

sánh thực trạng và tình hình chính sách phát triển CNST của Trung Quốc và Việt Nam; qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để Việt Nam có thể áp dụng phát triển các ngành CNST trong giai đoạn hiện nay.

2.3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu

Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: là phƣơng pháp thu thập thông tin hoàn toàn gián tiếp, không tiếp xúc với đối tƣợng khảo sát.

- Các số liệu thứ cấp đƣợc sắp xếp theo từng nội dung nghiên cứu của luận văn.

- Số liệu thứ cấp đƣợc tổng hợp từ các nguồn tài liệu sẵn có của UNCTAD (Diễn đàn Thƣơng mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc), UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc), WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới), Niên giám thống kê do Cục Thống kê của các tỉnh và thành phố trong cả nƣớc ban hành.

2.4. CÁC BƢỚC THỰC HIỆN

Tác giả thực hiện Luận văn theo tuần tự các bƣớc nghiên cứu nhƣ sau :

Bƣớc 1: Nghiên cứu tài liệu nhằm xác định khung lý thuyết, cơ sở lý

luận về CNST nói chung và chính sách phát triển các ngành CNST nói riêng. Bƣớc này chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu tại chƣơng 1. Trong chƣơng này tác giả chủ yếu thu thập tài liệu trên các văn bản, tài liệu trong nƣớc và ngoài nƣớc về các ngành CNST trong bối cảnh nền KTST và hội nhập toàn cầu. Tác giả đã tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển các ngành CNST, các đặc điểm và vai trò của CNST trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời, cũng tổng hợp đƣa ra khái niệm về các ngành CNST, về chính sách và định hƣớng phát triển CNST.

Phần tổng quan tài liệu chủ yếu thu thập thông tin trên các tài liệu; đề tài khoa học, các bài báo, bài báo cáo quốc tế …về CNST nói chung và 03 ngành CNST Điện ảnh, Trò chơi điện tử và Du lịch nói riêng.

Trong phần này tác giả chủ yếu sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp… để liệt kê, trình bày những khái niệm cơ bản, những nội dung quan trọng liên quan đến chính sách phát triển CNST tại chƣơng 1. Phân tích đánh giá những mặt làm đƣợc, chƣa làm đƣợc của các nghiên cứu trƣớc đó để tìm ra những điểm mới mà các tác giả trƣớc chƣa thực hiện.

Các lý luận về chính sách phát triển và các yếu tố tác động tới chính sách phát triển CNST cũng đƣợc đƣa ra xem xét trong chƣơng 1.

Bƣớc 2: Thu thập tài liệu, số liệu phục vụ phân tích thực trạng chính

sách phát triển CNST của Trung Quốc

Bƣớc này chủ yếu phục vụ cho chƣơng 3. Trong bƣớc này tác giả thu thập số liệu dựa trên các báo cáo về các ngành CNST của Trung Quốc trong giai đoạn 2005-2014.

Trong chƣơng này tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để thu thập thông tin, phân tích số liệu về các ngành CNST Trung Quốc đồng thời tập trung đánh giá những chính sách phát triển CNST của Trung Quốc trong đó đi sâu tìm hiểu chính sách phát triển 03 ngành CNST: Điện ảnh, Trò chơi điện tử và Du lịch.

Từ đó, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm chung từ các chính sách phát triển CNST của Trung Quốc, để vận dụng vào việc phát triển CNST của Việt Nam

Bƣớc 3: Sau khi đã phân tích thực trạng và chính sách phát triển CNST

của Trung Quốc và rút ra các bài học kinh nghiệm; tác giả tiếp tục tổng hợp phân tích thực trạng và chính sách phát triển CNST của Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2014.

Tác giả cũng đã phân tích các ngành CNST nói chung và 03 ngành CNST: Điện ảnh, Trò chơi điện tử, Du lịch nói riêng. Sau đó, dựa trên phân tích những điều kiện áp dụng bài học kinh nghiệm của Trung Quốc để phát triển CNST Việt Nam, tác giả đã tổng hợp đƣa ra các giải pháp phát triển CNST nói chung và 03 ngành CNST nói riêng.

2.5. NGUỒN SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU

Các số liệu đƣợc trích dẫn từ những nguồn đáng tin cậy nhƣ: UNCTAD (Diễn đàn Thƣơng mại và Phát triển Liên Hiệp Quốc), UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc), WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới), Niên giám thống kê do Cục Thống kê của các tỉnh và thành phố trong cả nƣớc ban hành.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP SÁNG TẠO CỦA TRUNG QUỐC 3.1. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 51)