Nhóm giải pháp về chính sách phát triển khoa học – công nghệ

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 101)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

4.7.5. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển khoa học – công nghệ

Đầu tƣ khoa học công nghệ là yếu tố sống còn của sự phát triển. Những sản phẩm văn hóa, nghệ thuật nói chung và sản phẩm trong ngành CNST nói riêng thƣờng lạc hậu rất nhanh so với sản phẩm của các ngành khác, nên đòi hỏi phải có sự sáng tạo, đổi mới liên tục về chất lƣợng, kiểu dáng. Mặt khác, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các sản phẩm đƣợc tạo ra không những

đảm bảo giá trị văn hóa và kinh tế mà còn phải hƣớng ra thị trƣờng quốc tế. Do vậy, Nhà nƣớc cần có chính sách phát triển :

Về kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Nhà nƣớc có thể áp

dụng cơ chế khoán nghiên cứu cho các đề án phát triển CNST cho các doanh nghiệp, đƣa ra những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài ngành CNST đầu tƣ phát triển khoa học công nghệ để tạo bƣớc đột phát cho CNST. Chính sách phát triển mô hình liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm văn hóa với các nhà nghiên cứu, sáng tạo (tập thể hoặc cá nhân, chuyên gia) theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN.

Về kỹ thuật, công nghệ hiện đại hóa hệ thống thiết chế sáng tạo trong

lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và hệ thông thông tin. Bản thân truyền thông và

xuất bản là những ngành CNST có thế mạnh, đồng thời cũng là phƣơng thức để phát triển các lĩnh vực khác của CNST. Nhà nƣớc phải có chính sách đầu tƣ, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ phát triển hệ thống thông tin đại chúng, phục vụ đắc lực cho CNST.

Về đẩy mạnh giao lưu, hợp tác trong và ngoài nước, tiếp thu kỹ thuật

và công nghệ tiên tiến của thế giới. Trong khi chúng ta đang có khoảng cách

xa so với khu vực và trên thế giới về CNST thì đây lại là giải pháp hữu hiệu.

Tăng cƣờng chính sách giao lƣu hợp tác với một số trung tâm, một số nƣớc trong khu vực, một mặt để tuyên truyền, quảng bá thành tựu CNST của đất nƣớc, quảng bá hình ảnh và văn hóa dân tộc, mặt khác thúc đẩy hợp tác phát triển. Cùng với các chính sách hỗ trợ phát triển, khuyến khích đổi mới công nghệ, cần có chính sách thƣởng, phạt đối với hoạt động chuyển gia công nghệ trong lĩnh vực CNST. Nhà nƣớc cần hƣớng tới hệ thống tiêu chuẩn quốc tế (ISO) trong sản xuất kinh doanh các sản phẩm CNST mang thƣơng hiệu Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)