Ngành công nghiệp trò chơi điện tử

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 38)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.2.5.3.Ngành công nghiệp trò chơi điện tử

Trò chơi điện tử video game là một dạng trò chơi điện tử liên quan đến tính tƣơng tác với một giao diện ngƣời sử dụng để tạo ra một phản hồi hình ảnh trên một thiết bị hiển thị (video). Với sự phổ biến của thuật ngữ "trò chơi điện tử", giờ đây nó ngụ ý tất cả các dạng thiết bị hiển thị. Hệ thống thiết bị điện tử sử dụng để chơi trò chơi điện tử đƣợc gọi là các hệ máy; ví dụ nhƣ máy tính cá nhân hay các hệ máy khác. Những hệ máy này có kích thƣớc từ chiếc máy tính đồ sộ cho đến những thiết bị nhỏ gọn cầm tay. Một số hệ máy chuyên để chơi trò chơi điện tử nhƣ máy sử dụng tiền xu để chơi trƣớc đây khá phổ biến nhƣng nay dần không còn đƣợc sử dụng nữa. Các thiết bị đầu vào sử dụng để thao tác trong trò chơi điện tử đƣợc gọi là thiết bị điều khiển trò chơi và thay đổi tùy theo hệ máy. Các trò chơi điện tử cho máy tính cá nhân thế hệ đầu chỉ cần bàn phím để chơi, hoặc thông thƣờng hơn là yêu cầu ngƣời sử dụng mua một tay cầm riêng với ít nhất một nút bấm.

Trò chơi điện tử cũng thƣờng sử dụng cách khác để tƣơng tác và cung cấp thông tin cho ngƣời chơi. Phổ biến nhất là âm thanh, sử dụng các thiết bị tái tạo âm thanh, nhƣ loa và tai nghe. Các phản hồi khác có thể là thông qua thiết bị ngoại vi: công nghệ tạo chức năng rung phản hồi/cảnh báo cho tay cầm chơi trò chơi điện tử hay điện thoại di động.

Công nghiệp trò chơi điện tử và tác quyền, nhƣ các ngành giải trí khác, thông thƣờng là các lĩnh vực liên ngành. Các nhà phát triển trò chơi điện tử, nhƣ cách gọi phổ biến trong ngành công nghiệp, chủ yếu bao gồm các lập trình viên và các nhà thiết kế đồ họa. Qua nhiều năm, với sự mở rộng ngành công nghiệp này, nó bao gồm hầu hết mọi loại kỹ năng mà có thể thấy để làm một bộ phim hoặc chƣơng trình tivi, bao gồm thiết kế âm thanh, âm nhạc, và các loại kỹ thuật khác; và cũng đồng thời có những kỹ năng chuyên ngành

cho trò chơi điện tử, nhƣ thiết kế trò chơi điện tử v.v. Tất cả đều đƣợc quản lý và điều hành bởi nhà sản xuất.

Thời kỳ đầu của ngành công nghiệp trò chơi điện tử, thông thƣờng thì chỉ có một ngƣời thực hiện tất cả vai trò cần thiết để tạo ra một trò chơi điện tử. Nhƣng với các hệ máy ngày càng phức tạp và mạnh mẽ hơn, thì cần các đội ngũ phát triển lớn hơn để thiết kế hết đƣợc các phần nhƣ đồ họa, lập trình, kỹ thuật điện ảnh,... Với sự lớn mạnh về quy mô của các đội ngũ phát triển trong ngành công nghiệp, vấn đề kinh tế cũng tăng theo. Các xƣởng phát triển trò chơi điện tử cần tiền đủ để trả một mức lƣơng cạnh tranh với xƣởng khác cho các nhân viên để thu hút và giữ lại các tài năng lớn của mình, trong khi các nhà phát hành lại không ngừng tìm kiếm cách giữ mức giá thấp để nhằm duy trì lợi nhuận với khoản đầu tƣ của họ. Sự tăng trƣởng về quy mô của đội ngũ phát triển kết hợp với áp lực lớn khi phải hoàn thành dự án kịp ra thị trƣờng đồng thời áp lực giảm bớt chi phí sản xuất đã dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm trò chơi điện tử phải lùi ngày phát hành hoặc phát hành thiếu hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Chính sách phát triển các ngành công nghiệp sáng tạo của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 38)