Quan hệ công chúng là công cụ rất hữu hiệu để tạo dựng, duy trì sự liên kết, tin tưởng giữa doanh nghiệp và công chúng thuộc cả nội bộ và các công chúng bên ngoài. Công chúng mục tiêu đóng vai trò quan trọng vào sự hỗ trợ phát triển thương hiệu sản phẩm tại thị trường mục tiêu.
Việc xây dựng quan hệ tốt giữa công ty và công chúng mục tiêu đồng nghĩa với việc nắm giữ nhiều cơ hội hơn trong việc thu hút và mở rộng thị phần tại thị trường mà mình đang hướng đến.
Trang 57
Sơ đồ 3.3. Các nhóm công chúng mục tiêu
a) PR nội bộ
Các nhóm công chúng mục tiêu của hoạt động PR nội bộ sẽ là những người đã, đang và sẽ là thành viên của công ty. Đối với môi trường nội bộ, điều đầu tiên mà công ty nên xúc tiến là xác định mục tiêu chung, rõ ràng với tất cả các thành viên trong công ty.
Hiện tại thì các hoạt động về PR nội bộ công ty đang làm rất tốt, tuy nhiên, cũng cần phải cân nhắc về việc cho CBCNV ứng trước khoản tiền khá lớn, như thế sẽ làm tăng mức độ rủi ro về khả năng thanh toán của nhân viên và có thể gây thiệt hại về tài chính của công ty.
Ngoài ra, do đang chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh vực thời trang nên công ty cần tạo được môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp hơn, giúp người lao động có không gian để sáng tạo, phát triển tài năng.
Trang 58
b) PR bên ngoài
- Sự kiện ra mắt thương hiệu Dahlia
Sự kiện ra mắt của thương hiệu thời trang mới là một sự kiện rất quan trọng, bước đầu tiên giới thiệu thương hiệu với công chúng. Vì thế, yêu cầu cho buổi tổ chức phải hết sức sang trọng, ý nghĩa nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả thông tin – kinh tế, đồng thời phải đảm bảo khếch tán tối đa thông tin về sự kiện tổ chức.
Do công ty chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức sự kiện ra mắt về thời trang, sau đây là một số điểm cần phải lưu ý về hoạt động này:
Về khách mời, công ty nên mời các nhân vật có tầm ảnh hưởng trong giới thời trang như: Các nhà thiết kế: Đỗ Mạnh Cường, Minh Hạnh.., Người mẫu ca sĩ diễn viên nổi tiếng như Hồ Ngọc Hà, Ngô Thanh Vân, Thanh Hằng… Cũng nên có gương mặt đại diện của giới truyền thông như đại diện các tạp chí về thời trang và phụ nữ, các báo uy tín.
Công ty nên trao đổi qua điện thoại với những khách mời quan trọng sau khi đã gửi giấy mời. Đối với những vị cố vấn và các chuyên gia, nên áp phí tham dự cao nhất có thể để nâng cao giá trị của hội thảo.
Các hoạt động PR trước sự kiện cũng cần phải chú trọng như họp báo hay đặt biển quảng cáo trên các tuyến đường lớn. Hoạt động họp báo phải được tổ chức trước khi diễn ra sự kiện khoảng 5 ngày. 5 ngày sẽ là khoảng thời gian lý tưởng để công chúng biết đến sự kiện này. Công ty cần cân nhắc các vị trí đặt biển quảng cáo sao cho thích hợp với điều kiện môi trường, điều kiện an ninh, điều kiện giao thông.
Các hoạt động trang trí sự kiện cần được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên của công ty, điều này sẽ đảm bảo được tính chuyên nghiệp và sự đồng nhất về cách trang trí cho sự kiện.
Hội thảo được coi như khía cạnh thương mại của các cuộc giới thiệu sản phẩm. Hội thảo được tổ chức cho các khách hàng, thường là những doanh nghiệp. Khi tổ chức hội thảo cần chú ý: Thời gian phải phù hợp với phần lớn khách hàng tham dự, trong giấy mời phải ghi rõ ràng giờ bắt đầu và kết thúc, thành phần tham gia cũng như diễn biến chương trình.
Ngoài ra, công ty cũng cần chuẩn bị dự trù kinh phí tổ chức, ước lượng rủi ro có thể xảy ra và đưa ra phương án ứng phó kịp thời.
Trang 59 - Tài trợ
Trong quá trình hoạt động, công ty nên tham gia tài trợ một số chương trình thời trang như Project Runway, Ngôi sao thiết kế Việt Nam, Nhà thiết kế thời trang Việt Nam… Không những có được một số lợi ích của việc tài trợ như phát TVC, nâng tầm thương hiệu mà có còn có thể tìm kiếm thêm “sắc màu” cho đội ngũ thiết kế của công ty.
Bảng giá chung tài trợ cho các chương trình này không quá lớn, khoảng từ 3 đến 4 tỷ VNĐ cho một chương trình. Ví dụ chương trình Project Runway được công ty Elise tài trợ với tổng chi phí là 3,7 tỷ VNĐ.
So với việc phát TVC quảng cáo trên các đài truyền hình thì tài trợ với các ưu đãi nhận lại có hiệu quả cao hơn quảng cáo truyền hình
Doanh nghiệp có được những ưu đãi phát TVC trên truyền hình, logo bật góc…Mà tốn ít chi phí hơn việc mua thời lượng phát sóng TVC trên nhà đài. Hình thức này đang được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng và đem lại hiệu quả cao, công ty nên đầu tư chú trọng.
- Advertorial
Khác với bài quảng cáo trên báo và tạp chí, Advertorial là mua trang quảng cáo nhưng lại viết bài theo kiểu PR. Các nội dung quảng cáo trên báo không chỉ đơn thuần là hình ảnh sản phẩm với một số thông tin thông thường nữa mà được viết lại thành bài PR về sản phẩm.
Ví dụ như thay một bài viết quảng cáo sản phẩm bằng một bài nói về xu hướng thời trang mới, và sản phẩm được đưa ra một cách ngẫu nhiên, khách quan.
Có nhiều doanh nghiệp đã sử dụng hình thức này thành công như “Mỗi tuần một câu chuyện” của Yomost, hay “Câu chuyện tình yêu” của Pond’s. Những câu chuyện sẽ luôn cuốn hút mọi người, chia sẻ những bí quyết, kinh nghiệm kết hợp trang phục, phụ kiện.. cũng là cách hiệu quả tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Một hình thức khác nữa là mua Blog entry, trang nhật ký của người nổi tiếng. Cụ thể ở đây, công ty có thể mua trang của các tín đồ thời trang nổi tiếng với phong cách thanh lịch như Helly Tống, Quyền Mike…
Trang 60