Đánh giá HQKT và nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô của xã

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai. (Trang 67)

3.4.2.1. So sánh HQKT sản xuất cây chuối mô và cây dứa Queen của xã

Sản xuất là một quá trình phối hợp và điều hoà các các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hàng hoá. Trồng cây chuối mô ở xã do hộ nông dân thực hiện nên chưa có một quy trình kỹ thuật thống nhất, các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, nước tưới, nhân công,…sử dụng còn tuỳ tiện, không hợp lý và không đồng nhất.

Để đánh giá xem khi bỏ ra chi phí vật tư sản xuất chuối sẽ ảnh hưởng như thế nào tới HQKT ta so sánh các chỉ số trên một đồng IC: Đối với chuối mô GO/IC đạt 2,26 lần, còn đối với dứa thì thấp hơn đạt 2,11 lần. Như vậy khi bỏ ra 1 đồng IC thì 1 ha chuối mô thu được lợi cao hơn. Còn đối với VA/IC của chuối mô cao hơn của dứa cụ thể: chuối mô GO/IC đạt 1,26 lần, còn đối với dứa thì thấp hơn đạt 1,11 lần Dù cho IC của dứa nhỏ hơn của chuối mô. Tóm lại nếu bỏ ra một đồng đầu tư người nông dân nên cân nhắc để lựa chọn sản xuất loại cây trồng nào để có lợi nhuận đạt cao nhất, không phải cứ năng suất bình quân cao là sẽ mang lại lợi nhuận cao. Bảng 3.12 dưới đây sẽ cho ta thấy rõ được điều đó rõ hơn.

Bảng 3.12: Hiệu quả sản xuất giữa cây chuối mô và cây dứa Queen

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu ĐVT Chuối mô Dứa Queen

GO 1000 đ 134.130,07 60.750,00 IC 1000 đ 59.277,82 28.782,27 TC 1000 đ 62.418,59 29.545,06 VA 1000 đ 74.852,25 31.967,73 MI 1000 đ 73.991,18 31.217,73 Pr 1000 đ 71.711,48 31.204,94 GO/D 1000 đ 134.130,07 60.750,00 VA/D 1000 đ 74.852,25 31.967,73 GO/IC Lần 2,26 2,11 VA/IC Lần 1,26 1,11 MI/IC Lần 1,25 1,08 Pr/IC Lần 1,21 1,08 VA/GO Lần 0,56 0,53 GO/LĐ 1000 đ 737,83 536,25 VA/LĐ 1000 đ 411,75 282,18 Pr/TC Lần 1,15 1,06

(Nguồn: tổng hợp và phân tích từ số liệu điều tra, năm 2013)

Bảng 3.12 cho thấy mỗi một đơn vị diện tích chuối GO/D tạo ra nhiều đơn vị giá trị sản xuất hơn dứa cụ thể GO/D của chuối là 134.130,07 trong khi dứa chỉ đạt 60.750,00

Năng suất bình quân của dứa là cao hơn nhiều so với chuối tuy nhiên do dứa bị tư thương Trung Quốc ép giá nên giá thấp và không ổn định nên giá trị kinh tế của dứa không cao bằng chuối mô, có những thời điểm giá chỉ ở trong mức 2.300đ đến 2.500đ/kg. Còn chuối mô là loại cây trồng mới phát triển ở địa phương vì vậy chuối mô làm ra được tiêu thụ dễ dàng.

Trên đất đồi núi có độ dốc từ 20o

– 30 o ở có thể trồng nhiều loại cây dài ngày, cây ngắn ngày. Cây chè là loại cây công nghiệp chủ yếu được trồng trên diện tích lớn, thu nhập của các hộ trồng chè khá ổn định. Một số cây ngắn ngày như ngô, sắn, tuy thu nhập thấp nhưng rất cần đối với một nền kinh tế miền núi, đặc biệt cung cấp cho sinh hoạt của các hộ nông dân thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, năng suất cây trồng không ổn định. Khi các sản phẩm thiết yếu chưa đáp ứng đầy đủ thì người dân tập trung mọi giá để sản xuất cây lương thực. Do các hộ còn nhiều khó khăn về kinh tế nên việc chuyển đổi hệ thống cây trồng trên đất

đồi núi còn nhiều khó khăn nhất định về vốn đầu tư ban đầu cho cây chuối. Vì vậy, khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần phải cân nhắc kĩ lưỡng để phù hợp với điều kiện nguồn lực của hộ nông dân đang có và nhu cầu của thị trường.

Phát triển cây chuối là phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mang lại hiệu quả nhiều mặt: xử lý đất hoang hoá, cải tạo vườn tạp, cải tạo vùng đất bạc màu, nghèo dinh dưỡng, tận dụng nguồn lao động dồi dào tại địa phương. Cây chuối mô là loại cây ăn quả ngắn ngày nên việc đầu tư và thu hồi vốn nhanh chỉ trong vòng 1 năm là có thể thu hồi vốn, tuy nhiên việc đầu tư ban đầu rất lớn nhất là giá trị về giống vì là nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và tốn chi phí công lao động bởi vận chuyển và bón phân phải được thực hiên thường xuyên 40 ngày/lần.

3.4.2.2. Đánh giá HQKT sản xuất cây chuối mô các nhóm hộ của xã

Hiệu quả luôn là mục tiêu quan trọng của bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào, nghề trồng chuối cũng vậy. Việc đánh giá đúng HQKT sẽ là cơ sở để đề xuất được các giải pháp phù hợp kích thích sự phát triển của nghề trồng chuối. Một điều dễ nhận thấy là hộ có quy mô lớn thường là những hộ sản xuất chuyên canh, ở nhóm hộ này cây chuối mô được đầu tư tốt hơn, được chú trọng hơn trong đầu tư sản xuất kinh doanh.

Để đánh giá HQKT sản xuất chuối mô tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC, MI/IC, GO/D, VA/Dvà GO/LĐ. Kết quả cụ thể cho ở bảng 3.13.

Bảng 3.13: HQKT SX cây chuối mô các nhóm hộ trong xã năm 2013

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu ĐVT Hộ giàu (n=5) Hộ khá (n=11) Hộ trung bình (n=29) GO 1000đ 144.562,50 131.480,77 126.346,94 IC 1000đ 61.050,30 59.502,75 57.280,41 TC 1000đ 64.330,61 62.563,03 60.362,14 VA 1000đ 83.512,20 71.978,02 69.066,53 MI 1000đ 82.654,39 71.239,94 68.079,20 Pr 1000đ 80.231,89 68.917,74 65.984,80 GO/IC Lần 2,37 2,21 2,21 VA/IC Lần 1,37 1,21 1,21 GO/LĐ 1000đ 861,47 700,52 665,47 VA/LĐ 1000đ 167,81 383,49 363,78 Pr/TC Lần 1,25 1,10 1,09

Mặc dù IC của nhóm hộ giàu là cao nhất, của hộ trung bình là thấp nhất nhưng phụ thuộc vào GO của các nhóm hộ là khác nhau chính vì vậy GO/ IC của hộ giàu sẽ thu được GO cao nhất, còn hộ trung bình thu được giá trị thấp nhất.

Sở dĩ có sự khác biệt này là do hộ giàu là những hộ có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc chuối, chính vì vậy họ biết sử dụng một cách có hiệu quả phân bón, thuốc trừ sâu giúp cây có năng suất cao hơn, còn những hộ khá và trung bình do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như hạn chế tiếp cận khoa học kỹ thuật vì vậy thường sử dụng phân bón thuốc trừ sâu không hiệu quả, năng suất thấp chính vì vậy mà chi phí của hai nhóm hộ này cao hơn so với nhóm hộ giàu. Cũng vì vậy mà hộ giàu sẽ nhận được lợi nhuận cao hơn nhiều so với hai nhóm hộ còn lại.

Tính cho một công lao động: GO của nhóm hộ giàu đạt 861,47 nghìn đồng/ha, nhóm hộ khá là 700,52 nghìn đồng/ha, nhóm hộ trung bình là 665,47 nghìn đồng/ha. Đồng thời lợi nhuận/ngày công của hộ giàu cũng đạt giá trị cao nhất, hộ trung bình đạt thấp nhất.

Để nâng cao HQKT trên một đơn vị diện tích canh tác người sản xuất cần chú trọng đầu tư theo chiều sâu. Phải khai thác triệt để tiềm năng về đất đai, lao động và điều kiện tự nhiên thuận lợi. Hộ nông dân sản xuất phải không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ vay các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước.

3.4.2.3. Hiệu quả xã hội và môi trường sản xuất cây chuối mô của xã

Việc phát triển cây chuối mô cũng có những tác động nhất định tới môi trường: Trồng cây chuối mô đúng kỹ thuật góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao độ che phủ, cải thiện môi trường sinh thái hạn chế rửa trôi, xói mòn suy thoái đất, hạn chế nguy cơ và thiệt hại do mưa lũ gây ra, nguồn tài nguyên đất đai sẽ được sử dụng hợp lý, đồng thời người dân có thu nhập cao sẽ hạn chế phá rừng làm nương. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp, sử dụng đất hợp lý với từng loại cây trồng để đem lại việc làm và thu nhập cho người lao động nông thôn. Từng bước xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của địa phương, giữ vững an ninh chính trị và chủ quyền quốc gia dọc tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Cây chuối mô được đưa vào trồng tại xã giúp giải quyết bài toán trồng cây gì giúp nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ dân? góp phần đáng kể trong việc nâng cao thu nhập và ổn định đời sống cho người dân trên địa bàn. Góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới trên địa bản xã Bản Lầu. Việc xác định đúng định hướng phát triển cơ cấu cây trồng, vật nuôi, về hỗ trợ vốn… Đã làm cho bộ mặt kinh tế của xã có nhiều thay đổi. Phát triển sản xuất cây chuối mô góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại chỗ trong nông thôn, sản phẩm quả được tiêu thụ lưu thông trên thị trường tạo điều kiện thúc đẩy các dịch vụ sản xuất phát triển, góp phần làm thay đổi nông thôn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tổ chức hàng hoá. Cải tạo môi trường sinh thái theo hướng phát triển môi trường sinh thái bền vững. Phát triển sản xuất cây chuối mô không những đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của vùng mà còn tăng thu nhập.

Với sự phát triển của cây chuối mô đã mang lại sự thay đổi mới, diện mạo mới cho xã. HQKT được nâng cao, thu nhập của người dân tăng lên, nhiều hộ gia đình trở thành tỷ phú trong nông nghiệp như gia đình ông Thào Diu, Thào Chính Minh, Thào Dì, Vàng Seo Dìn... Họ không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà những “tỷ phú chuối” còn xây được nhà lầu và sắm xe hơi, làm giàu chính đáng trên quê hương của mình. Trước đây khu vực biên giới xã Bản Lầu thuộc huyện Mường Khương, vẫn bị coi là “vành đai trắng”. “Trắng” bởi đây là vùng đất không những khó khăn về phát triển kinh tế, bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, các đối tượng tội phạm thường lợi dụng địa hình giáp biên hiểm trở để thực hiện các hành vi phạm pháp như buôn lậu, buôn bán người, gây mất ổn định khu vực biên giới.

Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của trên và bằng những bước đi đúng hướng, phát huy tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa… Bức tranh kinh tế của Bản Lầu có nhiều khởi sắc. Ngay từ những năm 1990, khi có chương trình phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và Hội Nông dân, Đồn Biên phòng Bản Lầu đã cùng với Hội nông dân huyện Mường Khương mạnh dạn tổ chức hội nghị đầu bờ

tại thôn Cốc Phương, đưa giống chuối mô về trồng thử nghiệm. Qua nhiều năm thăng trầm, đến năm 2000 cây chuối đã trở thành cây trồng chủ đạo giúp địa phương xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống. Đến nay, ở các thôn Cốc Phương và Na Lốc nhân dân đã trồng được khoảng 250ha chuối. Toàn thôn không còn hộ nghèo, nhiều nhà đã sắm được đầy đủ tiện nghi sinh hoạt như xe máy, ti vi, tủ lạnh…

Từ khi triển khai chương trình quốc gia xây dựng nông thôn mới, UBND xã Bản Lầu triển khai đồng bộ các mặt công tác, tổ chức thực hiện chương trình nông thôn mới, tuyên truyền cho người dân hiểu được ý nghĩa và quyền lợi khi tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới. Năm 2013 xã Bản Lầu hoàn thành 11/19 tiêu chí. Đồn biên phòng Bản Lầu phối hợp với Phòng Giáo dục huyện Mường Khương tổ chức thành công lớp xóa mù cho 14 học sinh thôn Cốc Lầy. Tuyên truyền cho bà con xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, vấn đề sức khỏe được nâng cao, kế hoạch hóa gia đình được người dân thực hiện tốt, người dân cũng được sử dụng nguồn nước sạch đảm bảo vệ sinh, đời sống dân trí được nâng lên rõ rệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả, HQKT sản xuất cây chuối mô của hộ nông dân tại xã Bản Lầu

3.5. 1. Các yếu tố thuộc về điều kiện kỹ thuật, kinh nhiệm sản xuất

Trong thời đại ngày nay, các nhân tố thuộc về điều kiện kỹ thuật có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, cũng như đối với sản xuất hàng hoá nông nghiệp nói chung. Nhận định đó được thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau đây.

Thứ nhất: Đó là những tiến bộ trong khâu sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi mới. Các loại giống cây, con có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt cho phép tăng qui mô sản lượng hàng hoá của vùng chuyên môn hoá mà không cần mở rộng diện tích của vùng chuyên môn hoá. Các loại giống mới có sức kháng chịu dịch bệnh cao giúp ổn định năng suất cây trồng, vật nuôi. Ổn định sản lượng sản phẩm hàng hoá. Đặc biệt, trong công nghệ ghép mắt của cây trồng đã trưởng thành vào gốc cây trồng non đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các vùng chuyên canh cây trồng dài ngày mau chóng cho sản phẩm, rút ngắn thời kỳ kiến thiết cơ bản của vườn cây, ổn định tính năng di truyền những phẩm chất tốt của cây cung cấp

mắt ghép, đồng thời lại có sức sinh trưởng cao của gốc cây non. Với công nghệ mới đó, các loại cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp dài ngày đang có những bước tăng trưởng cao trong những năm gần đây.

Bên cạnh những tiến bộ trên về công tác giống, còn phải kể đến xu hướng lai tạo, bình tuyển các giống cây trồng cho sản phẩm phù hợp với kinh tế thị trường. chịu được va đập trong quá trình vận chuyển, giữ được độ tươi ngon dài hơn trong quá trình vận chuyển. Có thể nói xu thế tuyển tạo các loại giống phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá không thể không lưu ý đến khả năng chịu được những tác động của sự vận chuyển sản phẩm đi xa, trong thời gian ngày càng dài hơn.

Thứ hai: Bên cạnh tiến bộ công nghệ trong sản xuất cây con mới, hệ thống

qui trình kỹ thuật tiên tiến cũng được hoàn thiện và phổ biến nhanh đến người sản xuất nông nghiệp. Kết quả đó là nhờ Nhà nước Việt Nam đã và đang đầu tư cho đào tạo cán bộ kỹ thuật, cho nghiên cứu và thử nghiệm hệ thống qui trình kỹ thuật mới, cho việc tổng kết kinh nghiệm của các chủ trang trại để đúc kết thành qui trình kỹ thuật. Ngoài ra, nhờ sự phối hợp ngày càng hiệu quả giữa các cơ quan khuyến nông với các tổ chức truyền thông, nên đã rút ngắn được thời gian chuyển tải kỹ thuật mới từ nơi nghiên cứu đến người nông dân.

Thứ ba: Đó là sự phát triển của qui trình công nghệ bảo quản và chế biến

sản phẩm đang tạo ra những điều kiện có tính cách mạng để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ tại những thị trường xa xôi. Điều đó cũng đã có ý nghĩa to lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của từng vùng chuyên canh, xét về không gian. Thay vì nông sản chỉ được tiêu thụ tại chỗ, hoặc ở vùng lân cận quanh vùng chuyên môn hoá, thì nay sản phẩm được đưa đi tiêu thụ tại những thị trường cách vùng sản xuất hàng ngàn, hàng vạn ki lô mét nhờ công nghệ bảo quản và chế biến nông sản tiên tiến. Đồng thời, cuộc cách mạng trong lĩnh vực này cũng tạo điều kiện để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của vùng chuyên môn hoá xét về thời gian. Thay vì nông sản chỉ được tiêu dùng trong một khoảng thời gian ngắn vào thời vụ thu hoạch, thì nay, ngày càng có điều kiện để tiêu thụ nông sản loại nào đó ngày càng dài hơn, thậm chí là quanh năm.

Công nghệ chế biến cũng mở rộng dung lượng thị trường nông sản vùng chuyên canh nhờ sự tác động của quá trình đó đã đa dạng hoá sản phẩm tiêu dùng

cuối cùng. Ví dụ, thay vì chỉ tiêu thụ dứa quả tươi, ngày nay, công nghiệp chế biến

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai. (Trang 67)