−Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật
từ Ủy ban nhân dân (UBND), thống kê của xã, hộ sản xuất cây chuối mô. Trên cơ sở các số liệu thu thập tiến hành phân tích, đánh giá tìm ra những yếu tố tác động, xu hướng phát triển sản xuất cây chuối mô và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô tại địa phương.
−Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp: Những tài liệu mới về sản xuất và nâng cao
HQKT sản xuất chuối nuôi cấy mô, tổ chức sản xuất, bố trí cây trồng được tổ chức điều tra, phỏng vấn để có thể nhìn nhận về tình hình sản xuất cây chuối mô ở xã một cách tổng quát, tổ chức nghiên cứu thực tiễn tại các vùng có diện tích trồng cây chuối mô lớn của xã là thôn Cốc Phương, Na Lốc 1, Na Lốc 2, Na lốc 3,… Thông qua UBND, Hội Nông dân, Chi hội làm vườn để tìm hiểu tình hình tổ chức trồng, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm chuối.
Để thu thập thông tin có hiệu quả tôi sử dụng sẵn nội dung tìm hiểu, hệ thống biểu mẫu và sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, các chuyên gia, phỏng vấn bằng câu hỏi được lập sẵn. Các thông tin sơ cấp thu thập tại các hộ bằng quan sát trực tiếp và hệ thống phiếu điều tra.
Bảng 2.1: Đặc điểm cơ bản của các thôn nghiên cứu
Đặc
điểm Thôn Na Lốc 1 Thôn Na Lốc 2 Thôn Na Lốc 3 Thôn Cốc Phương Tổng số hộ 49 65 50 44 Số hộ nghèo 2 2 3 0 Diện tích chuối Diện tích chuối lớn song phát triển muộn hơn
thôn Cốc Phương 4-6 năm Chủ yếu là trồng chuối mô, một phần còn lại trồng các loại cây khác như dứa, cao su… Các hộ đều có diện tích chuối lớn song thường ở xa nhà, khó khăn cho việc vận chuyển, chăm sóc Là thôn trồng chuối sớm nhất trong xã, phân lớn diện tích dùng để trồng chuối Địa hình Đây là thôn gần trung tâm xã nhất, đồi núi cao trung bình
Điều kiện kinh tế tốt
Đường đi dễ dàng và thuận lợi
Núi cao, địa hình chia cắt
Giao thông
Đường đã được dải nhựa gần như hoàn toàn,
bê tông cứng hóa
Đường hầu hết là dải nhựa và đổ bê
tông Đường đi dễ dàng và bê tông cứng hóa Đường đi khó khăn hơn vì có một đoạn đường đất dẫn vào vùng trồng chuối
(Nguồn: Tổng hợp và phân tích từ số liệu điều tra, năm 2013)
Các thôn tiến hành nghiên cứu đều có kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối phát triển, tuy là vùng ven biên nhưng được nhà nước và các cấp hết sức quan tâm quan tâm. Chính vì vậy sinh hoạt cũng như sản xuất rất thuận lợi, đó là điều kiện cơ bản đi đầu giúp phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trong các thôn tiến hành nghiên cứu thì thôn Cốc Phương là thôn xa nhất cách trung tâm xã gần 17 km nhưng trục đường chính vào thôn cũng đã được dải nhựa, có trường học và trạm y tế biên phòng… Nhưng đó là vùng trồng nhiều chuối và đầu tiên nhất của xã. Hệ thống điện lưới quốc gia cũng vừa được kéo vào tận thôn. Các thôn Na Lốc 1, Na Lốc 2, Na Lốc 3 là các thôn vừa mới được tách ra từ thôn Na Lốc cũ, nên đó là trung tâm đông dân cư sinh sống, thương mại cũng khá phát triển… Gần với Đội 5 (Trung Quốc) nên việc học hỏi kinh nhiệm trồng và chăm sóc cũng như bán sản phẩm chuối sang Trung Quốc rất dễ dàng, thôn Na Lốc cũng là thôn có diện tích trồng chuối lớn và đạt năng suất cao. Bên cạnh đó trao đổi vật tư và liên kết các hộ nông dân trồng chuối trong vùng
chặt chẽ bởi các thôn có diện tích không quá rộng và thường xuyên có sự giao lưu trao đổi kinh nhiệm sản xuất cho nhau.
Tuy nhiên trong thôn vẫn còn một số hộ nghèo, không có điều kiện phát triển do nhiều nguyên nhân nhưng lý do chủ yếu là thiếu đất sản xuất và thiếu vốn để đầu tư sản xuất. Thôn Na Lốc 1 còn 2 hộ nghèo, thôn Na Lốc 2 là 2 hộ nghèo, Na Lốc 3 là 3 hộ nghèo. Có 1 hộ thu nhập từ 240 đến gần 280 nghìn đồng/người/tháng. 3 hộ có thu nhập từ 320 đến gần 360 nghìn đồng/người/tháng. 3 hộ còn lại thu nhập từ 360 đến 400 nghìn đồng/người/tháng.
Tôi cũng tiến hành điều tra về các hộ sản xuất dứa tiêu biểu ở địa phương nhằm so sánh HQKT sản xuất cây chuối mô với cây dứa tại địa phương. Với số mẫu chọn là 25 hộ trồng dứa ở cả 4 thôn trên. Nếu phân loại theo đánh giá mức sống dân cư của xã thì: hộ giàu là 4 hộ, hộ khá là 8 hộ và hộ trung bình là 13 hộ, lý do tôi lựa chọn như vậy vì tại địa phương cây dứa được trồng từ khá lâu do đó chỉ một số ít có những diện tích lớn hơn hẳn, còn lại các hộ có diện tích tương tự nhau, giá bán chênh lệch ít. Do đó chỉ khác nhau về quy mô sản xuất, số lượng mẫu điều tra. Số mẫu điều tra được thể hiện cụ thể qua bảng 2.2.
Bảng 2.2: Số lượng mẫu điều tra của các điểm nghiên cứu của xã năm 2013
Chỉ tiêu Chuối mô (hộ) Dứa queen (hộ) Tổng số (hộ)
Số hộ nghiên cứu
Na Lốc 1 11 6 17
Na Lốc 2 11 8 19
Na Lốc 3 11 6 17
Cốc Phương 12 5 17
Phân loại kinh tế hộ điều tra
Giàu 5 4 9
Khá 11 8 19
Trung bình 29 13 42
(Nguồn: tổng hợp và phân tích từ phiếu điều tra, 2013)
Do tổng thể nhỏ và đã biết được tổng thể là N=208 hộ, nên tôi áp dụng công thức:
Trong đó:
n là cỡ mẫu
N là số lượng tổng thể e là sai số tiêu chuẩn
Vậy cỡ mẫu cần tiến hành điều tra sẽ như sau: Với tổng thể N là 208 hộ, độ chính xác là 95%, sai số tiêu chuẩn là ± 10% .
Cỡ mẫu sẽ được tính là: n
Để đảm bảo tính chính xác trong điều tra nghiên cứu tôi đã tăng số hộ điều tra lên 70 hộ để tăng độ tin cậy cho nghiên cứu, các mẫu nghiên cứu là các hộ gia đình của 4 thôn Cốc Phương, thôn Na Lốc 1, thôn Na Lốc 2 và thôn Na Lốc 3.
Để chọn được 70 hộ trong tổng thể 208 hộ tôi đã áp dụng công thức chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, cách thực hiện như sau: phân tổ các hộ thành nhóm theo kinh tế hộ giàu, khá và trung bình lần lượt được tổng là: 37; 75; 96 hộ. Từ đó lấy ra 5 hộ trong 37 hộ giàu, 11 hộ trong 75 hộ khá, 29 hộ trong 96 hộ khá để tiến hành điều tra.
−Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra là một tập hợp các biểu mẫu, được xây dựng phục vụ cho quá trình thu thập số liệu, thông tin cần thiết cho khóa luận gồm một số nội dung sau:
+ Những thông tin căn bản về hộ: Họ tên, địa chỉ của chủ hộ, tuổi, số nhân khẩu, lao động, các lớp huấn luyện kỹ thuật, tập huấn đã qua,…
+ Đất đai của hộ: Diện tích đất trồng chuối.
+ Các tư liệu sản xuất khác: Bao gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển v.v..phục vụ cho sản xuất của hộ.
+ Khả năng về vốn cho sản xuất kinh doanh của hộ: vốn tự có, vốn vay, lãi suất, thời hạn…
+ Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ: Các kết quả thu nhập về trồng trọt (trong đó có cây chuối mô là chủ yếu) chăn nuôi, dịch vụ, thương mại,…
Ngoài phiếu điều tra, tôi còn ghi chép về các điều kiện bên ngoài liên quan đến tập quán canh tác cũng như thói quen trồng trọt, kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc cây chuối mô của các hộ trồng cây chuối mô nhiều kinh nghiệm.
−Phương pháp điều tra: Phỏng vấn, đàm thoại nêu vấn đề, thảo luận, sử dụng
hệ thống câu hỏi đóng và mở phù hợp với tình hình thực tế. Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA) trong quá trình khảo sát [10].
Tại điểm nghiên cứu, sau khi tiếp xúc với người địa phương (với UBND xã, Chủ tịch: Hội làm vườn, Hội nông dân xã, tổ trưởng tổ Khuyến nông) đã chọn ra các hộ gia đình đến thăm và phỏng vấn. Trong quá trình thăm hỏi, phỏng vấn hộ, ngoài cá
nhân nghiên cứu thường có một cán bộ của xã và một đại diện cán bộ của thôn cùng đi. Việc phỏng vấn được cấu thành trong 3 phần chính. Sau khi giới thiệu mục đích cuộc thăm hỏi, các câu hỏi về tình hình chung trong gia đình đã được đưa ra. Trong khi phỏng vấn về hầu hết các phần của kinh tế gia đình, tôi đã giành thời gian tìm hiểu mức độ chính xác và kiến thức kỹ thuật trong việc nâng cao HQKT trong sản xuất cây chuối mô địa phương đã làm. Sau khi thảo luận xong tiến hành thăm vườn hộ đã lựa chọn. Các thông tin bổ sung đã được thảo luận sau khi từ vườn về nhà người nông dân nếu cần thiết.
−Công cụ dùng để xử lý số liệu: Sau khi thu thập đầy đủ phiếu điều tra của các
hộ, tôi tiến hành kiểm tra, xử lý thông tin cơ bản trên hệ thống biểu, loại bỏ những biểu thiếu hoặc thông tin không rõ ràng, sau đó mã hoá thông tin, nhập thông tin vào máy tính và sử dụng chương trình Excel để xử lý.