Đứng trước những khó khăn và thách thức nêu trên, thì việc tìm ra giải pháp nâng cao giá trị sản phẩm chuối, sản xuất theo hướng bền vững và tăng trưởng xanh là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn [19]. Thị trường có vị trí trung tâm, thị trường vừa là mục tiêu của sản xuất kinh doanh vừa là môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa nông nghiệp. Trên thị trường người mua, người bán, người trung gian gặp nhau trao đổi hàng hóa dịch vụ.
Xác định thị trường tiêu thụ là Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Thị trường phụ trợ là các huyện đồng bằng trong tỉnh và nội địa. Phương thức thực hiện thông qua việc mua bán trao đổi giữa nông dân với tư thương. Liên kết, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân thông qua điểm thu mua tập trung tại các khu dân cư, các chợ đầu mối.
Xây dựng trang web của huyện để quảng bá thông tin sản phẩm của địa phương ra thị trường. Hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm bằng nhiều hình thức. Mở rộng thị trường trong nước vì thị trường trong nước ta có nhu cầu lớn, đa dạng phong phú và tăng lên không ngừng. Đó là lợi thế mà nước ngoài muốn chiếm lĩnh. Vì vậy chúng ta phải vươn lên để đáp ứng, duy trì mở rộng không để nước ngoài lấn áp. Nâng cao chất lượng hàng hóa bằng cách tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ… Có chính sách khuyến khích ở tầm vĩ mô: chính sách thuế xuất khẩu, bảo hộ sản phẩm xuất khẩu, cung cấp thông tin về thị trường…
Thị trường đảm bảo quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục, quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Thị trường thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu. Kích thích sản xuất sản phẩm mới chất lượng cao, vì vậy nghiên cứu thị trường là công cụ kinh doanh thiết yếu và là công việc cần làm trong một thị trường cạnh tranh, nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh gay gắt để dành sự chấp nhận mua hoặc sử dụng của khách hàng. Do đó, càng hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng thì càng có nhiều cơ hội thành công.
Tìm hiểu thị hiếu, khẩu vị của người tiêu dùng, nghiên cứu áp dụng khoa học và quy trình công nghệ chuối tiên tiến từ khâu trông trọt, thu hái, bao bì, bảo quản, vận chuyển… Phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng [19].
Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá và từng bước khẳng định thương hiệu chuối. Sử dụng có hiệu quả kinh phí hỗ trợ từ ngân sách của trương trình xúc tiến thương mại và hỗ trợ xuất khẩu từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu để mở rộng thị trường. tích cực tìm kiếm thị trường mới có tỷ trọng xuất khẩu lớn. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường. Tổ chức các kênh phân phối đa dạng, phù hợp với các vùng và địa phương. Tổ chức hệ thống buôn bán nông sản ở các đô thị, các vùng tập trung nhu cầu theo hướng văn minh, hiện đại. Đối với thị trường xuất khẩu, tổ chức tốt công tác xúc tiến thương mại, phân phối bán hàng, mở các văn phòng đại diện ở các thị trường trọng [20].