−Diễn biến bất lợi của điều kiện thời tiết: Rét đậm, rét hại kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất chuối, gây thiệt hại không nhỏ cho người trồng chuối. Thời tiết ngày càng khó dự báo và diễn biến bất thường đây là khó khăn không hề nhỏ đối với sản xuất nhất là đối với cây chuối là cây trồng nhiệt đới rất nhạy cảm với thay đổi của thời tiết. Địa hình đồi núi chia cắt gây khó khăn cho sản xuất canh tác, vận chuyển cũng như đảm bảo chất lượng mẫu mã quả trong khi thu hái vận chuyển. Vì vậy chi phí vận chuyển luôn chiếm phần lớn trong chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh chuối
−Do sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp có mục đích chính là sản xuất ra nông sản hàng hoá, nên điều kiện về thị trường, tuy là nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp, của vùng chuyên môn hoá nông nghiệp nhưng lại giữ vị trí quyết định đến sự tồn tại và phát triển của người sản xuất hàng hoá, vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. Điều kiện về thị trường bao gồm cả thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp và thị trường sản phẩm đầu ra. Hiện nay việc học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc chuối tới cây con giống và các loại phân bón như phân chuồng, thuốc bảo vệ thực vật tới thị trường tiêu thụ chính của vùng trồng chuối xã Bản Lầu là từ bên Trung Quốc, nên giá cả đều phải phụ thuộc và dễ bị ép giá. Đó cũng là vấn đề lớn nhất cản trở sự phát triển mở rộng diện tích.
−Ngoài những nhân tố trên, trong nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội còn phải kể đến các nhân tố như sự phát triển của công nghiệp chế biến. loại sản phẩm chuyên môn hoá, cơ chế quản lý của nền kinh tế… Đối với các vùng chuyên môn hoá sự phát triển của công nghiệp chế biến một mặt giúp tiêu thụ dễ dàng các sản phẩm chuyên môn hoá của vùng, mặt khác còn làm tăng dung lượng tiêu thụ sản phẩm nói chung của vùng chuyên môn hoá. Sự tác động làm tăng dung lượng không chỉ thể hiện ở chỗ, bên cạnh lượng sản phẩm tiêu dùng trực tiếp, còn có một lượng lớn sản phẩm được tiêu thụ bởi công nghiệp chế biến, mà sự tăng lên còn thể hiện ở khả năng kéo dài thời vụ tiêu thụ sản phẩm của vùng chuyên môn hoá nhờ tác động của công nghiệp. Do đó, vai trò của công nghiệp chế biến ngày càng tăng đối với sự tồn tại và phát triền của các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.
−Vốn: vốn luôn là điều tiên quyết hướng người sản xuất quyết định hình thức sản xuất như thế nào, với quy mô diện tích bao nhiêu là đủ để đảm bảo tính quay vòng vốn cũng như dự phòng cho các rủ ro có thể xảy ra. Nếu nguồn lực lớn và thì đồng nghĩa là diện tích lớn, đầu tư quy mô hiện đại hơn so với nguồn vốn hạn chế. Để sản xuất một ha chuối cần đầu tư khoảng 50 đến 70 triệu cho giống và phân bón, đó không phải là số tiền nhỏ đối với người nông dân. Vì vậy cần phải có sự hộ trợ của nhà nước cũng như các ngân hàng giúp người nông dân có thể vay với lãi suất ưu đã và thời gian trả chậm hơn vì sản xuất nông nghiệp có tính chu kỳ và thời vụ, chưa kể tới rủi ro có thể gặp phải.
−Trình độ dân trí: 97% người dân trồng chuối là dân tộc H’mông họ là những người chăm chỉ và có tinh thần học hỏi nhưng đó chỉ thuộc về lĩnh vực kỹ thuật sản xuất chứ họ không thể tự mình dự báo được tình hình thị trường trong khi thị trường thay đổi một cách chóng mặt và phức tạp. Để sản xuất bền vững và mang lại giá trị kinh tế cao thì dân trí chính là chìa khóa để trường tồn, không có một doanh nghiệp nào có thể tồn tại nếu nhận định thị trường sai dễ bị các tư thương lèo lái rồi trở thành người làm thuê trên chính mảnh đất của mình. Nâng cao dân trí là việc cần thiết và cần thực hiện lâu dài, cần sự giúp đỡ của nhiều tổ chức cộng đồng mới có thể đạt kết quả tốt và thàng công.
−Thị trường bấp bênh: Đầu ra của nhiều loại quả còn bị hạn chế và bấp bênh. Công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế: khâu hậu thu hoạch quả tươi chưa phát triển như: phân loại, làm sạch, đóng gói, tồn trữ, xử lý các đối tượng sâu bênh sau thu hoạch như nấm bệnh trên trái, trứng ruồi đục quả. Các nhà máy chế biến quả đã có nhưng chưa hoạt động hết công suất vì thiếu thị trường, vì kỹ thuật lạc hậu, giá nguyên liệu cao… Do thu mua ở nhiều vườn khác nhau nên chúng không đồng nhất, đây là một trở ngại khi xuất quả tươi. Đa số cây giống do tư nhân sản xuất, nên chất lượng cây giống không được bảo đảm. Đặc biệt là vấn đề bệnh cây. Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng chưa tốt, chẳng hạn bón phân mất cân đối. Một số nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép, ngược lại, cũng có nhiều nông dân chẳng chú ý gì tới bảo vệ thực vật nên mẫu mã trái rất kém.
−Chất lượng quả còn kém, cả về mặt mẫu mã, kích thước, vệ sinh… Cần phải nhấn mạnh tới sự kiểm dịch thực vật hết sức khắt khe ở các thị trường nước ngoài, đặc biệt là đối tượng trứng ruồi đục quả. Tính không đồng nhất của sản phẩm
do thu gom từ các vườn sản xuất nhỏ, nhiều giống khác nhau, kỹ thuật áp dụng khác nhau… Tức là do các hệ thống sản xuất nhỏ gây ra. Mặc dù có sự tăng trưởng cao nhưng phát triển cây chuối trong thời gian qua phần nào mang nặng tính tự phát của người dân trước mức lợi nhuận do cây chuối đem lại. Sản xuất cây còn rất manh mún, phân tán, chưa có vùng chuyên canh lớn trồng một giống quả, không có hình thức liên kết sản xuất, tiêu thụ khép kín như HTX chuyên canh, tổ hợp tác kinh tế.
3.7. Đánh giá chung về tình hình sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô tại xã Bản Lầu