Mức độ bón phân tổng hợp NPK tới HQKT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai. (Trang 77)

Phân NPK cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh hóa ở thời kì sinh trưởng của cây, làm cho thân lá khỏe, quả to. Khi sử dụng NPK sẽ giúp bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho cây trồng. Để đánh giá ảnh hưởng của phân NPK tới HQKT của sản xuất chuối mô, chia ra 3 mức bón là: 3000- 3.500 tấn/ha, 3.500- 4000 tấn/ha, 4000- 4500 tấn/ha.

Bảng 3.15: Phân tích ảnh hưởng của mức bón phân NPK đến HQKT sản xuất chuối mô

Chỉ tiêu ĐVT Mức bón (kg/ha) Bình quân 3000- 3.500 (n=34) 3.500- 4000 (n=9) 4000- 4500 (n=2) 1. NS BQ Tấn/ha 18,56 20,82 21,62 20,33 2. GO 1.000đ/ha 115.072,00 129.084,00 134.044,00 126.066,67 3. IC 1.000đ/ha 34.859,05 37.783,18 41.292,79 37.978,34 4. VA 1.000đ/ha 80.212,95 91.300,82 92.751,21 88.088,33 5.MI 1.000đ/ha 45.373,27 58.408,00 63.286,00 55.689,09 6. GO/IC Lần 3,30 3,42 3,25 3,32 7. VA/IC Lần 2,30 2,42 2,25 2,32 8. MI/IC Lần 1,30 1,55 1,53 1,46 9.MI/ công lđ 1.000 đ 1.556,94 1.838,05 1.976,27 1.790,42

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ phiếu điều tra, năm 2013)

Với mức bón 3000- 3500 kg/ha thì cho năng suất bình quân thấp hơn, năm 2013 đạt 18,56/ha trong khi với mức bón 4000- 4500kg/ha nhiều hơn cho năng suất cao hơn cụ thể là 21,62 tấn/ha. Với năng suất cao hơn cũng một phần làm cho tổng GO của mức bón này cao hơn khoảng 134.044,00 nghìn đồng/ha còn với mức bón còn lại chỉ đạt 115.072,00 nghìn đồng/ha. Nguyên nhân của việc GO của mức bón này lớn hơn do khi cây được cung cấp đủ nguồn phân NPK sẽ có khả năng phát triển tốt hơn, cây khỏe hơn và cho những quả có chất lượng hơn. VA và MI của mức bón này đều cao hơn so với mức bón còn lại. Dù IC là cao hơn nhưng khi tính trên một đồng chi phí thì các giá trị của mức bón này đều lớn hơn nhiều lần so với mức bón từ 3000- 3500 kg/ha. Đồng thời khi tính MI/công lao động thì mức 3000- 3500 kg/ha là 1.556,94 nghìn đồng/công thấp hơn nhiều so với mức bón còn lại là 1.976,27 nghìn đồng/công.

Như vậy không nên bón lân quá nhiều cho cây bởi lẽ cây trồng cũng như con người nếu thiếu dinh dưỡng thì cây sinh trưởng phát triển kém, nhưng nếu quá nhiều cũng không tốt cho cây vì khả năng hấp thụ chỉ có giới hạn.

−Đạm: Có trong các bộ phận của cây chuối nhất là bộ phận non. Đạm ảnh hưởng đến việc phân hoá mầm hoa nhất là việc hình thành hoa cái. Thiếu đạm lá chuối mỏng, tốc độ ra lá chậm, nải ít quả, buồng ít nải. Nếu bón đủ đạm cây ra hoa

sớm hơn từ 1-2 tháng, năng suất tăng từ 5-20%. Bón nhiều đạm lá dày, xanh đậm, quả nhiều nước, nhạt, cây chuối dễ nhiễm bệnh [21].

−Kali: Chứa nhiều trong thân giả, thân ngầm, vỏ quả và nhiều nhất ở các đỉnh sinh trưởng. Kali có ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và phẩm chất quả chuối.

+ Thiếu kali: cây gầy yếu dễ đổ, dễ nhiễm bệnh, ở mép lá bị khô như cháy. + Đủ kali: quả to, phẩm chất ngon, thơm, chống bệnh tốt

+ Thừa kali: Làm cho quả chóng chín, khó bảo quản.

−Lân: Ảnh hưởng không rõ bằng đạm và kali, nhưng bón đủ lân lá sẽ cứng, chống được nấm bệnh, lân giúp cho sự phát triển của rễ [18].

−Can xi: Nếu thiếu can xi lá bị đốm vàng, kém xanh, phiến lá nhỏ, sức chống bệnh kém.

Ngoài ra cần chú ý vệ sinh vườn chuối tránh côn trùng và dịch bệnh phá hại, cây chuối yêu cầu kỹ thuật không quá khắt khe, nhưng cần chăm sóc thích hợp và quản lý đồng ruộng tốt để đạt được năng suất cao nhất. các biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu bao gồm tưới nước, bón phân, lựa chọn chồi, vệ sinh đồng ruộng, chăm sóc buồng quả …

3.5.7. Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế tổ chức

Để nâng cao sức mạnh trên thị trường cạnh tranh, việc liên kết với những tổ chức khác để nâng cao hiệu quả, năng suất, sự xâm nhập thị trường và đạt được khả năng đàm phán nhằm có được giá cả hợp lý cho sản phẩm là một nhu cầu cấp thiết. Các mối liên kết phải được cả chiều ngang lẫn chiều dọc để hình thành nên cụm sản xuất nông nghiệp nhằm xúc tiến các mối liên kết tương tác với nhau. Theo Porter, các cụm công nghiệp phải được hình thành từ các tổ chức của những nhà sản xuất hoặc nông dân trồng chuối trong những khu tập trung của các nhóm liên kết [12], nhà cung cấp chuyên dụng hoặc hợp tác xã trong các ngành có liên quan để cạnh tranh và hợp tác nhằm đạt được các mục tiêu bổ sung. Việc thành lập các tổ chức nông dân, nhà sản xuất chuối, hợp tác xã đầu tiên là phương pháp rất quan trọng để các nhà sản xuất đạt được hiệu quả, tăng năng suất và cải thiện khả năng đàm phán để thương lượng giá cả hợp lý cho các sản phẩm chuối. Thông qua các dự án hợp tác kinh tế, hiệu quả và lợi nhuận của nền kinh tế quy mô cũng được hoàn thành.

Trong kinh doanh là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất Ngoài những yếu tố trên ảnh hưởng đến kết quả và HQKT trong sản xuất

cây chuối mô còn một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đó là: Chính sách vĩ mô của Nhà nước về vốn, đất đai, chính sách phát triển nông nghiệp,… Có tác động tích cực để phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất cây chuối [13].

Ngoài những yếu tố trên thì các yếu tố như: Hỗ trợ khuyến nông, phong tục tập quán canh tác cũng có tác động đáng kể tới nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô và tăng thu nhập cho người nông dân trồng chuối.

3.6. Những thuận lợi khó khăn trong quá trình sản xuất và nâng cao HQKT của chuối mô tại xã Bản Lầu của chuối mô tại xã Bản Lầu

3.6.1. Những thuận lợi

− Với vị trí địa lý là cửa ngõ thông thương với nước bạn Trung Quốc qua cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và nằm trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Vì vậy sản xuất kinh doanh chuối theo hướng hàng hóa đem lại lợi thế cao trong xuất khẩu mặt hàng trái cây, góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế. Việc vận chuyển cũng như bảo quản sản phẩm chuối đơn giản nên hạn chế được rất nhiều chi phí vận chuyển cũng như bảo quản, giảm được chi phí cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận tăng.

− Bản Lầu là xã giàu tiềm năng, trong đó phải kể đến tiềm năng đất đai, đây là lợi thế để xã phát triển tập đoàn các loài cây trồng tập trung trên quy mô lớn. Qua kết quả báo cáo về tình hình sử dụng đất, có thể thấy tiềm năng đất Lâm nghiệp còn lớn. Các chuẩn hóa về điều kiện đất đai, khí hậu thủy văn đều cho thấy sự phù hợp để phát triển cây chuối mô có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên địa bàn xã. Cây chuối được trồng trên xã đều cho thấy khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với các vùng khác, chất lượng và mẫu mã đồng đều nên được các thương lái rất ưa chuộng, chính vì vậy giá cả lúc nào cũng cao hơn các vùng trồng chuối lân cận. Việc phát triển cây trồng nào hiện nay vẫn phải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên cho dù kỹ thuật khoa học trong nông nghiệp đã phát triển đến trình độ cao. Các vấn đề cần quan tâm như tổng diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp; đặc điểm về chất đất (nguồn gốc đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong đất, khả năng mà cây trồng các loại có thể sử dụng các chất dinh dưỡng đó, độ PH của đất…) đặc điểm về địa hình, về cao độ của đất đai cần được xem xét kỹ lưỡng và cụ thể cho từng loại cây trồng.

− Khí hậu: Đối với sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp, đất đai tuy thường được xem xét trước, nhưng mức độ ảnh hưởng của nó đến sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá không mang tính quyết định bằng điều kiện khí hậu. Những thông số cơ bản của khí hậu như: nhiệt độ bình quân hàng năm, hàng tháng; nhiệt độ cao nhất, thấp nhất hàng năm, hàng tháng; lượng mưa hàng năm, hàng tháng; lượng mưa bình quân cao nhất, thấp nhất trong thời kỳ quan trắc; độ ẩm không khí; thời gian chiếu sáng, cường độ chiếu sáng; chế độ gió; những hiện tượng đặc biệt của khí hậu như sương muối, mưa đá, tuyết rơi, sương mù… Đều phải được phân tích, đánh giá về mức độ ảnh hưởng đến phát triển của từng loại cây trồng cụ thể. Lợi thế so sánh vùng còn được biết đến như cơ sở tự nhiên của phân công lao động trong nông nghiệp. Đa phần những chuyên môn hoá theo vùng trong nông nghiệp cho đến thời đại ngày nay, đều xuất phát từ sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, trong đó chủ yếu xuất phát từ sự khác biệt về khí hậu và nguồn nước. Sự chuyên môn hoá giữa vùng này và vùng khác trong một quốc gia, hoặc giữa quốc gia này với quốc gia khác trên phạm vi thế giới, cơ bản đều xuất phát từ sự khác biệt của điều kiện khí hậu. Đó là cơ sở tự nhiên cho sự phân công lao động quốc tế.

− Vùng trồng chuối có đường giao thông đi lại thuận tiện đảm bảo cho việc trồng, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch sản phẩm. Một số tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới trong sản xuất đã được người dân tiếp cận và áp dụng trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và giảm thiểu tối đa chi phí trung gian cũng như lao động cơ bắp.

− Lực lượng lao động dồi dào, người dân cần cù chịu khó, có kinh nghiệm sử dụng và canh tác trên đất dốc lâu đời về thiết kế đồng ruộng, cải thiện đặc tính lý hóa đất, áp dụng các kỹ thuật để điều cây ra hoa ... Hơn nữa chuối lại là cây ăn quả ngắn ngày nên thời gian quay vòng vốn nhanh, lợi tức đem lại lớn hơn các loại cây lương thực; sự chỉ đạo sát sao của UBND xã đã phát huy, sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên để đưa xã Bản Lầu phát triển nhanh, bền vững, dân trí được nâng cao, an ninh chính trị luôn được giữ vững, người dân luôn chấp hành chủ trương chính sách pháp luật của của Đảng và Nhà nước.

3.6.2. Những khó khăn

−Diễn biến bất lợi của điều kiện thời tiết: Rét đậm, rét hại kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất chuối, gây thiệt hại không nhỏ cho người trồng chuối. Thời tiết ngày càng khó dự báo và diễn biến bất thường đây là khó khăn không hề nhỏ đối với sản xuất nhất là đối với cây chuối là cây trồng nhiệt đới rất nhạy cảm với thay đổi của thời tiết. Địa hình đồi núi chia cắt gây khó khăn cho sản xuất canh tác, vận chuyển cũng như đảm bảo chất lượng mẫu mã quả trong khi thu hái vận chuyển. Vì vậy chi phí vận chuyển luôn chiếm phần lớn trong chi phí đầu tư sản xuất kinh doanh chuối

−Do sản xuất hàng hoá và chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp có mục đích chính là sản xuất ra nông sản hàng hoá, nên điều kiện về thị trường, tuy là nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp, của vùng chuyên môn hoá nông nghiệp nhưng lại giữ vị trí quyết định đến sự tồn tại và phát triển của người sản xuất hàng hoá, vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp. Điều kiện về thị trường bao gồm cả thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp và thị trường sản phẩm đầu ra. Hiện nay việc học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc chuối tới cây con giống và các loại phân bón như phân chuồng, thuốc bảo vệ thực vật tới thị trường tiêu thụ chính của vùng trồng chuối xã Bản Lầu là từ bên Trung Quốc, nên giá cả đều phải phụ thuộc và dễ bị ép giá. Đó cũng là vấn đề lớn nhất cản trở sự phát triển mở rộng diện tích.

−Ngoài những nhân tố trên, trong nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hội còn phải kể đến các nhân tố như sự phát triển của công nghiệp chế biến. loại sản phẩm chuyên môn hoá, cơ chế quản lý của nền kinh tế… Đối với các vùng chuyên môn hoá sự phát triển của công nghiệp chế biến một mặt giúp tiêu thụ dễ dàng các sản phẩm chuyên môn hoá của vùng, mặt khác còn làm tăng dung lượng tiêu thụ sản phẩm nói chung của vùng chuyên môn hoá. Sự tác động làm tăng dung lượng không chỉ thể hiện ở chỗ, bên cạnh lượng sản phẩm tiêu dùng trực tiếp, còn có một lượng lớn sản phẩm được tiêu thụ bởi công nghiệp chế biến, mà sự tăng lên còn thể hiện ở khả năng kéo dài thời vụ tiêu thụ sản phẩm của vùng chuyên môn hoá nhờ tác động của công nghiệp. Do đó, vai trò của công nghiệp chế biến ngày càng tăng đối với sự tồn tại và phát triền của các vùng chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp.

−Vốn: vốn luôn là điều tiên quyết hướng người sản xuất quyết định hình thức sản xuất như thế nào, với quy mô diện tích bao nhiêu là đủ để đảm bảo tính quay vòng vốn cũng như dự phòng cho các rủ ro có thể xảy ra. Nếu nguồn lực lớn và thì đồng nghĩa là diện tích lớn, đầu tư quy mô hiện đại hơn so với nguồn vốn hạn chế. Để sản xuất một ha chuối cần đầu tư khoảng 50 đến 70 triệu cho giống và phân bón, đó không phải là số tiền nhỏ đối với người nông dân. Vì vậy cần phải có sự hộ trợ của nhà nước cũng như các ngân hàng giúp người nông dân có thể vay với lãi suất ưu đã và thời gian trả chậm hơn vì sản xuất nông nghiệp có tính chu kỳ và thời vụ, chưa kể tới rủi ro có thể gặp phải.

−Trình độ dân trí: 97% người dân trồng chuối là dân tộc H’mông họ là những người chăm chỉ và có tinh thần học hỏi nhưng đó chỉ thuộc về lĩnh vực kỹ thuật sản xuất chứ họ không thể tự mình dự báo được tình hình thị trường trong khi thị trường thay đổi một cách chóng mặt và phức tạp. Để sản xuất bền vững và mang lại giá trị kinh tế cao thì dân trí chính là chìa khóa để trường tồn, không có một doanh nghiệp nào có thể tồn tại nếu nhận định thị trường sai dễ bị các tư thương lèo lái rồi trở thành người làm thuê trên chính mảnh đất của mình. Nâng cao dân trí là việc cần thiết và cần thực hiện lâu dài, cần sự giúp đỡ của nhiều tổ chức cộng đồng mới có thể đạt kết quả tốt và thàng công.

−Thị trường bấp bênh: Đầu ra của nhiều loại quả còn bị hạn chế và bấp bênh. Công nghệ sau thu hoạch còn hạn chế: khâu hậu thu hoạch quả tươi chưa phát triển như: phân loại, làm sạch, đóng gói, tồn trữ, xử lý các đối tượng sâu bênh sau thu hoạch như nấm bệnh trên trái, trứng ruồi đục quả. Các nhà máy chế biến quả đã có nhưng chưa hoạt động hết công suất vì thiếu thị trường, vì kỹ thuật lạc hậu, giá nguyên liệu cao… Do thu mua ở nhiều vườn khác nhau nên chúng không đồng nhất, đây là một trở ngại khi xuất quả tươi. Đa số cây giống do tư nhân sản xuất, nên chất lượng cây giống không được bảo đảm. Đặc biệt là vấn đề bệnh cây. Một số biện pháp kỹ thuật áp dụng chưa tốt, chẳng hạn bón phân mất cân đối. Một số nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật quá ngưỡng cho phép, ngược lại, cũng có nhiều

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai. (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)