1.3.3.1. Thị trường tiêu thụ
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà sản xuất phải trả lời đúng chính xác ba vấn đề cơ bản của một tổ chức kinh tế đó là sản xuất, kinh doanh cái gì? Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Có như vậy, cơ sở sản xuất, kinh doanh mới có thể thu được kết quả và HQKT cao. Như vậy, trước khi quyết định sản xuất, nhà sản xuất phải
nghiên cứu kỹ thị trường và nắm vững dung lượng thị trường, nhu cầu thị trường và môi trường kinh doanh sẽ tham gia.
Trong nông nghiệp, do yêu cầu của thị trường, giá cả sản phẩm là đòi hỏi tất yếu để lựa chọn cơ cấu cây trồng để đạt lợi nhuận và HQKT cao nhất. Mỗi giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế, nhu cầu về sản phẩm quả có những đòi hỏi khác nhau. Khi thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu về vật chất và tinh thần cũng thay đổi theo hướng vừa tăng về số lượng, chất lượng và giá cả lúc này có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt là thị trường xuất khẩu thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm lại càng khắt khe và nghiêm ngặt, tuy vậy nếu ta đáp ứng được các quy định, yêu cầu đó thì kết quả và HQKT thu được sẽ rất cao.
1.3.3.2. Giá cả
Trong kinh tế thị trường giá luôn thay đổi đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và HQKT sản xuất. Tác động của thị trường đến sản xuất kinh doanh trước hết là thị trường đầu ra (tiêu thụ sản phẩm) chưa ổn định đối với các loại sản phẩm quả vì sản xuất ở nước ta chưa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường đầu ra. Song thị trường đầu vào cũng có ảnh hưởng tới kết quả và HQKT sản xuất cây chuối mô, đó là: giá các yếu tố đầu vào như: giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vốn sản xuất và lao động,... có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển sản xuất, hình thành giá cả sản phẩm, là nhân tố trực tiếp làm thay đổi trạng thái sản xuất, nâng cao chất lượng và khối lượng sản phẩm quả, gây tác động lớn tới kết quả và HQKT. Việc tổ chức khai thác, bảo quản, tránh hư hỏng sản phẩm quả sau thu hoạch làm giảm phẩm chất và giá bán.
1.3.3.3. Vốn
Vốn là yếu tố quan trọng không những để tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp, vốn giúp cho các hộ sản xuất có điều kiện thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, trên cơ sở đó mới có điều kiện giảm chi phí sản xuất và nâng cao HQKT. Phát triển sản xuất cây chuối mô ở Bản Lầu hiện nay chủ yếu ở các hộ nông dân có kinh tế giàu, khá và trung bình do vậy muốn phát triển nhanh về diện tích, quy mô trồng cây chuối mô đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước về vốn như: cho vay với lãi suất ưu đãi, kéo dài thời hạn trả, trợ giá cây giống, phân bón,... Mặt khác cần mở ra và đẩy nhanh bảo hiểm cây trồng, giúp đã các hộ nông dân sản xuất chuối khi gặp rủi ro như: thiên tai, dịch bệnh.
Lao động là yếu tố quyết định đối với mỗi quá trình sản xuất. Việc trồng và chăm sóc cây chuối mô có yêu cầu kỹ thuật riêng, đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn, trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất nhất định như: Hiểu biết về chế độ, kỹ thuật chăm sóc, bón phân hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây, phòng chống sâu bệnh hại, giữ cho bộ rễ phát triển mạnh, chuối là loại cây trồng đòi hỏi đất có độ màu mỡ, nhẹ xốp, tầng canh tác dầy, đất phải thoát nước kịp thời khi sâu bệnh phát sinh nhiều. Việc trồng và thu hái cần rất nhiều công lao động chăm sóc, nhất là khâu chuẩn bị đào hố, nếu không trồng chuối trước mùa khô hạn sẽ dẫn đến cây sinh trưởng phát triển kém làm giảm năng suất thu hoạch và giảm HQKT gây thiệt hại lớn cho người nông dân.
Cây chuối mô cho thu hoạch lớn, hàng chục tấn quả/ha. Vì thế việc thu hái, vận chuyển và bảo quản cần một đội ngũ lao động lớn để thu hoạch đúng thời vụ và thời điểm giá cao, không gây thất thoát trong thu hoạch.
1.3.3.5. Tổ chức sản suất và chính sách
Tổ chức sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả cao trên cơ sở quán triệt ba vấn đề kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường : sản xuất cái gì, sản xuất bằng cách nào và sản xuất cho ai.
Về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, tổ chức sản xuất hợp lý đem lại ý nghĩa to lớn về nhiều mặt :
Cho phép hoặc góp phần quan trọng vào việc sử dụng có hiệu quả nguyên, nhiên, vật liệu, thiết bị máy móc và sức lao động trong doanh nghiệp.
Góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện được mục tiêu kinh tế tổng hợp của doanh nghiệp, tức làm ăn có lãi.
−Có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp (không gây môi trường, không gây độc hại).
Từ ý nghĩa to lớn đó mà ta thấy tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, muốn có phương án tổ chức sản xuất hợp lý và có hiệu quả cao, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích sự tác động của các loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất [9].