1.3.4.1. Giống
Giống có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến năng suất và sản lượng chuối, nếu giống chuối chất lượng đảm bảo và sạch bệnh năng suất chắc chắn cao hơn, thời gian kinh doanh của cây chuối cũng được kéo dài bởi bệnh dịch trên cây chuối được kiểm soát ngay trong khâu nhân giống. Ở nước ta cây chuối được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào mới được đưa vào sản xuất, nhưng kết quả ban đầu đạt được rất đáng vui mừng khi năng suất tăng rõ rệt, sản phẩm đồng đều và thời gian kinh doanh kéo dài đến 3-4 thay vì trước đây là chỉ 1 vụ là phải phá bỏ để trồng mới tiết kiệm rất nhiều chi phí về giống [21].
1.3.4.2. Thủy lợi
Trong sản xuất nông nghiệp các yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây trồng cũng như năng xuất chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Cây trồng sống và phát triển được nhờ chất dinh dưỡng trong đất và được nước hoà tan và đưa lên cây qua hệ thống rễ. Nước giúp cho cây trồng thực hiện các quá trình vận chuyển các khoáng chất trong đất giúp điều kiện quang hợp, hình thành sinh khối tạo nên sự sinh trưởng của cây trồng. Trong bản thân cây chuối .nước trong các bộ phận cây chuối rất cao, trong thân giả 92,4%, trong rễ 96%, trong lá 82,6% và trong quả 96%, độ bốc hơi của lá rất lớn, dưới ánh nắng mặt trời, sức tiêu hao nước của chuối từ 40-50mg/dm2/phút [22]. Chú ý vào mùa khô thường khô hanh, ít mưa nên cần có biện pháp tưới ẩm để cung cấp đủ nước cho chuối. Chuối là cây trồng cạn nhưng lại rất cần nước. Nước chiếm trên 90% khối lượng cây chuối. Chuối được cung cấp đủ nước, cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất nông nghiệp cao. Ngược lại, chuối thiếu nước, khô hạn cây phát triển kém, còi cọc, năng suất nông nghiệp thấp [18].
1.3.4.3. Quy mô diện tích
Quy mô sản xuất là nhân tố có ảnh hưởng nhất tới hiệu quả sản xuất kinh tế, diện tích lớn sẽ làm giảm được các chi phí cố định và đầu tư ban đầu, tăng sản lượng sản phẩm [13]. Trong nông nghiệp cũng vậy diện tích lớn giúp cho việc áp dễ dàng trong áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thông thường trình độ khoa học công nghệ cao có khả năng tạo ra khối lượng sản phẩm lớn và mức lợi nhuận thu được cao hơn. Phát triển sản xuất lớn, kinh tế trang trại (KTTT) vừa nâng cao năng
suất lao động, tỷ suất hàng hoá, vừa tạo sản phẩm đồng nhất về chất lượng, tạo được thương hiệu, cạnh tranh. So với kinh tế hộ, kinh tế tế trang trại đẩy nhanh quá trình tích luỹ vốn đầu tư vào phát triển nông nghiệp
Với quy mô lớn trang trại có lợi thế trong việc ứng dụng nhanh các công nghệ sinh học, vừa nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi ngay trên một đơn vị diện tích vừa gắn với sử dụng hợp lý các loại hóa chất (phân hóa học, thuốc trừ sâu dịch bệnh) không ảnh hưởng đến suy thoái tài nguyên đất và môi trường nước ở vùng nông thôn, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững.
1.3.4.4. Kiến thức nông nghiệp
Kiến thức sản xuất và kiến thức quản lý ngày càng trở nên quan trọng trong việc nâng cao HQKT trong mọi lĩnh vực sản xuất. Trong lĩnh vực nông nghiệp, điều này cũng không ngoại lệ. Nhiều nghiên cứu cho thấy hai hộ nông dân có cùng điều kiện sản xuất như nhau (đất đai, vốn) nhưng khác nhau về kiến thức sản xuất thì có kết quả sản xuất khác nhau. Kiến thức kỹ thuật nông nghiệp của nông dân là một bộ phận quan trọng và quyết định đến trình độ kiến thức nông nghiệp của nông dân. Trình độ kỹ thuật của nông dân có thể đánh giá thông qua một số chỉ tiêu như sau: chọn giống, trồng cây, bón phân, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh.
Như vậy, các yếu tố kiến thức kỹ thuật nông nghiệp này chủ yếu được dùng để đánh giá kiến thức trong lĩnh vực trồng trọt của nông dân.
1.3.4.5. Tiến bộ khoa học - kỹ thuật
Đổi mới công nghệ là cải tiến trình độ kiến thức sao cho nâng cao được năng lực sản xuất có thể làm ra sản phẩm nhiều hơn với một số lượng đầu vào như trước hoặc có thể làm ra một lượng sản phẩm như cũ với khối lượng đầu vào ít hơn [4]. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống ở lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa…
1.3.4.6. Thu hoạch và bảo quản
Tuỳ thuộc vào khoảng cách cần vận chuyển, chuối có thể thu hoạch ở những độ chín khác nhau. Để tiêu thụ ở chợ địa phương, chỉ cần thu trước khi chín vài ngày. Để vận chuyển xa phải thu hoạch sớm hơn. Tuy nhiên, để giữ được vị ngọt tự nhiên, cần thiết phải thu hoạch chuối ở giai đoạn chín. Thu hoạch chuối làm nguyên liệu chế biến thường sớm hơn so với để ăn tươi.
Độ chín có thể xác định bởi màu sắc hoặc độ đẫy quả. Tiêu thụ tại chỗ, nên thu hoạch khi quả đạt độ tròn căng và màu quả chuyển từ xanh sang hanh vàng. Tiêu thụ xa cần thu sớm hơn khi quả vẫn còn xanh và chưa tròn đầy.
Độ chín cũng có thể xác định theo thời gian trổ buồng. Tuỳ mùa vụ, khoảng thời gian từ trổ buồng đến thu hoạch dao động trong khoảng 3-4 tháng.
−Dùng cho xuất khẩu tươi: Độ chín từ 75- 80% biểu hiện của quả hơi tròn cạnh, vỏ màu xanh nhạt, ruột trắng ngà.
−Dùng để tiêu thụ trong nước hoặc chế biến: độ chín 90%, vỏ quả màu xanh vàng, quả tròn cạnh, ruột màu vàng. Khi buồng chuối có quả nứt là chuối đã già, nên thu hoạch ngay, để lâu sẽ có nhiều quả nứt và quả nứt dễ thối [22].
* Phân loại, đóng gói và bảo quản
−Chọn buồng đúng độ chín, mã đẹp, không sâu bệnh, không xây xát,quả đều. Nếu xuất khẩu nải thì dùng dao sắc cắt ra từng nải, cắt cuống của nải thật ngắn, nhúng vào thùng chứa Topsin 0,1% để phòng từ nấm bệnh gây thối quả, để ráo nhựa rồi dùng giấy bản buộc lại, xếp vào trong sọt tre, gỗ hoặc hộp cacton.
−Khi vận chuyển phải bảo quản hết sức nhẹ nhàng, nếu chưa chuyển được thì phải xếp vào lán, lán phải thoáng mát, cao ráo, gần đường giao thông. Để bảo quản được lâu dùng kho lạnh nhiệt độ 13-150C.
Phần 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
−Chủ thể: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các vấn đề về HQKT của các hộ sản xuất chuối nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu – huyện Mường Khương – tỉnh Lào Cai.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian, thời gian nghiên cứu. −Về không gian: Tại xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
−Về thời gian: Thu thập những số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho khóa luận từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê của xã từ năm 2011 – 2013 và số liệu điều tra các hộ sản xuất chuối mô năm 2013.Thời gian thực hiện từ 5/3/2013 – 27/4/2014
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình về đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của xã.
−Thực trạng sản xuất cây chuối mô của xã Bản Lầu trong những năm gần đây. −Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây chuối mô theo kết quả điều tra.
−Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chính tới HQKT sản xuất chuối mô.
−Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và rủi ro trong sản xuất chuối mô tại địa bàn xã Bản Lầu.
−Hình thức tổ chức sản xuất.
−Hình thức tiêu thụ và các kênh tiêu thụ sản phẩm chuối chính.
−Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, HQKT sản xuất chuối mô tại xã Bản Lầu.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
−Tại sao phải phát triển và nâng cao HQKT sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào ?
−Đánh giá đúng HQKT và thực trạng sản xuất chuối cũng như đời sống thu nhập của những hộ dân kinh doanh sản xuất chuối ?
−Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chính đến HQKT sản xuất cây chuối mô như thế nào ?
nhập cho người trồng chuối mô ?
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu
Căn cứ vào số lượng, quy mô, diện tích đất trồng cây chuối mô, cách tổ chức sản xuất, kết quả, xu hướng và tiềm năng về nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây chuối mô ở các thôn trọng điểm trong quy hoạch ở xã. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các điểm chọn nghiên cứu phải đại diện cho các vùng sinh thái kinh tế trồng cây chuối mô trong xã trên phương diện về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và những đặc điểm chung. Vì vậy tôi đã chọn địa điểm là thôn Na Lốc 1, Na Lốc 2, Na Lốc 3 và thôn Cốc Phương với tổng diện tích là 200 ha với sản lượng 3000 tấn/năm để tiến hành điều tra nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu
−Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật
từ Ủy ban nhân dân (UBND), thống kê của xã, hộ sản xuất cây chuối mô. Trên cơ sở các số liệu thu thập tiến hành phân tích, đánh giá tìm ra những yếu tố tác động, xu hướng phát triển sản xuất cây chuối mô và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao HQKT sản xuất cây chuối mô tại địa phương.
−Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp: Những tài liệu mới về sản xuất và nâng cao
HQKT sản xuất chuối nuôi cấy mô, tổ chức sản xuất, bố trí cây trồng được tổ chức điều tra, phỏng vấn để có thể nhìn nhận về tình hình sản xuất cây chuối mô ở xã một cách tổng quát, tổ chức nghiên cứu thực tiễn tại các vùng có diện tích trồng cây chuối mô lớn của xã là thôn Cốc Phương, Na Lốc 1, Na Lốc 2, Na lốc 3,… Thông qua UBND, Hội Nông dân, Chi hội làm vườn để tìm hiểu tình hình tổ chức trồng, chăm sóc và tiêu thụ sản phẩm chuối.
Để thu thập thông tin có hiệu quả tôi sử dụng sẵn nội dung tìm hiểu, hệ thống biểu mẫu và sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, các chuyên gia, phỏng vấn bằng câu hỏi được lập sẵn. Các thông tin sơ cấp thu thập tại các hộ bằng quan sát trực tiếp và hệ thống phiếu điều tra.
Bảng 2.1: Đặc điểm cơ bản của các thôn nghiên cứu
Đặc
điểm Thôn Na Lốc 1 Thôn Na Lốc 2 Thôn Na Lốc 3 Thôn Cốc Phương Tổng số hộ 49 65 50 44 Số hộ nghèo 2 2 3 0 Diện tích chuối Diện tích chuối lớn song phát triển muộn hơn
thôn Cốc Phương 4-6 năm Chủ yếu là trồng chuối mô, một phần còn lại trồng các loại cây khác như dứa, cao su… Các hộ đều có diện tích chuối lớn song thường ở xa nhà, khó khăn cho việc vận chuyển, chăm sóc Là thôn trồng chuối sớm nhất trong xã, phân lớn diện tích dùng để trồng chuối Địa hình Đây là thôn gần trung tâm xã nhất, đồi núi cao trung bình
Điều kiện kinh tế tốt
Đường đi dễ dàng và thuận lợi
Núi cao, địa hình chia cắt
Giao thông
Đường đã được dải nhựa gần như hoàn toàn,
bê tông cứng hóa
Đường hầu hết là dải nhựa và đổ bê
tông Đường đi dễ dàng và bê tông cứng hóa Đường đi khó khăn hơn vì có một đoạn đường đất dẫn vào vùng trồng chuối
(Nguồn: Tổng hợp và phân tích từ số liệu điều tra, năm 2013)
Các thôn tiến hành nghiên cứu đều có kết cấu hạ tầng nông thôn tương đối phát triển, tuy là vùng ven biên nhưng được nhà nước và các cấp hết sức quan tâm quan tâm. Chính vì vậy sinh hoạt cũng như sản xuất rất thuận lợi, đó là điều kiện cơ bản đi đầu giúp phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trong các thôn tiến hành nghiên cứu thì thôn Cốc Phương là thôn xa nhất cách trung tâm xã gần 17 km nhưng trục đường chính vào thôn cũng đã được dải nhựa, có trường học và trạm y tế biên phòng… Nhưng đó là vùng trồng nhiều chuối và đầu tiên nhất của xã. Hệ thống điện lưới quốc gia cũng vừa được kéo vào tận thôn. Các thôn Na Lốc 1, Na Lốc 2, Na Lốc 3 là các thôn vừa mới được tách ra từ thôn Na Lốc cũ, nên đó là trung tâm đông dân cư sinh sống, thương mại cũng khá phát triển… Gần với Đội 5 (Trung Quốc) nên việc học hỏi kinh nhiệm trồng và chăm sóc cũng như bán sản phẩm chuối sang Trung Quốc rất dễ dàng, thôn Na Lốc cũng là thôn có diện tích trồng chuối lớn và đạt năng suất cao. Bên cạnh đó trao đổi vật tư và liên kết các hộ nông dân trồng chuối trong vùng
chặt chẽ bởi các thôn có diện tích không quá rộng và thường xuyên có sự giao lưu trao đổi kinh nhiệm sản xuất cho nhau.
Tuy nhiên trong thôn vẫn còn một số hộ nghèo, không có điều kiện phát triển do nhiều nguyên nhân nhưng lý do chủ yếu là thiếu đất sản xuất và thiếu vốn để đầu tư sản xuất. Thôn Na Lốc 1 còn 2 hộ nghèo, thôn Na Lốc 2 là 2 hộ nghèo, Na Lốc 3 là 3 hộ nghèo. Có 1 hộ thu nhập từ 240 đến gần 280 nghìn đồng/người/tháng. 3 hộ có thu nhập từ 320 đến gần 360 nghìn đồng/người/tháng. 3 hộ còn lại thu nhập từ 360 đến 400 nghìn đồng/người/tháng.
Tôi cũng tiến hành điều tra về các hộ sản xuất dứa tiêu biểu ở địa phương nhằm so sánh HQKT sản xuất cây chuối mô với cây dứa tại địa phương. Với số mẫu chọn là 25 hộ trồng dứa ở cả 4 thôn trên. Nếu phân loại theo đánh giá mức sống dân cư của xã thì: hộ giàu là 4 hộ, hộ khá là 8 hộ và hộ trung bình là 13 hộ, lý do tôi lựa chọn như vậy vì tại địa phương cây dứa được trồng từ khá lâu do đó chỉ một số ít có những diện tích lớn hơn hẳn, còn lại các hộ có diện tích tương tự nhau, giá bán chênh lệch ít. Do đó chỉ khác nhau về quy mô sản xuất, số lượng mẫu điều tra. Số mẫu điều tra được thể hiện cụ thể qua bảng 2.2.
Bảng 2.2: Số lượng mẫu điều tra của các điểm nghiên cứu của xã năm 2013
Chỉ tiêu Chuối mô (hộ) Dứa queen (hộ) Tổng số (hộ)
Số hộ nghiên cứu
Na Lốc 1 11 6 17
Na Lốc 2 11 8 19
Na Lốc 3 11 6 17
Cốc Phương 12 5 17
Phân loại kinh tế hộ điều tra
Giàu 5 4 9
Khá 11 8 19
Trung bình 29 13 42
(Nguồn: tổng hợp và phân tích từ phiếu điều tra, 2013)
Do tổng thể nhỏ và đã biết được tổng thể là N=208 hộ, nên tôi áp dụng công thức:
Trong đó:
n là cỡ mẫu
N là số lượng tổng thể e là sai số tiêu chuẩn
Vậy cỡ mẫu cần tiến hành điều tra sẽ như sau: Với tổng thể N là 208 hộ, độ chính xác là 95%, sai số tiêu chuẩn là ± 10% .
Cỡ mẫu sẽ được tính là: n
Để đảm bảo tính chính xác trong điều tra nghiên cứu tôi đã tăng số hộ điều tra lên 70 hộ để tăng độ tin cậy cho nghiên cứu, các mẫu nghiên cứu là các hộ gia đình của 4 thôn Cốc Phương, thôn Na Lốc 1, thôn Na Lốc 2 và thôn Na Lốc 3.
Để chọn được 70 hộ trong tổng thể 208 hộ tôi đã áp dụng công thức chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống, cách thực hiện như sau: phân tổ các hộ thành nhóm theo kinh tế hộ giàu, khá và trung bình lần lượt được tổng là: 37; 75; 96 hộ. Từ đó lấy ra 5 hộ trong 37 hộ giàu, 11 hộ trong 75 hộ khá, 29 hộ trong 96 hộ khá để tiến hành điều tra.