−Hạn chế thứ nhất: Bên cạnh những mặt tích cực đạt đường thì còn không ít những hạn chế, khó khăn gặp phải trong việc phát triển vùng trồng chuối như: quỹ đất tuy còn lớn song không tập trung mà bị phận tán gây nhiều khó khăn cho việc chuyên canh sản xuất theo quy mô hàng hóa tập trung. chi phí đầu tư lớn do công cụ sản xuất cũng bị phân tán theo quy mô vùng trồng chuối, chi phí trông coi lớn đặc biệt là khó khăn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất...
−Hạn chế thứ hai: Các vật tư lao động và công cụ sản xuất bị phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc. Hiện nay cây chuối giống chủ yếu sử dụng là cây chuối giống do Trung Quốc bán, với giá cao từ 8000đ đến 10.000đ/cây tùy thuộc vào giá cả sản phẩm năm đó đắt hay rẻ . Tính ra chi phí cho mỗi ha trung bình cây giống đã tốn đến 14-15 triệu đồng chưa kể phận gà dùng bón lót và các loại thuốc bảo vệ thực vật chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào Trung quốc. Tuy rằng hiện đã có hai hộ trong thôn Na Lốc đã chủ động sản xuất được cây chuối mô, nhưng do quy mô sản xuất nhỏ chưa đủ đáp ứng nhu cầu về cây giống cũng như tiêu chuẩn về chất lượng cây con. Cần có sự đầu tư từ nhà nước và các cấp chính quyền để hỗ trợ người dân trong việc đảm bảo nguồn giống.
−Hạn chế thứ ba: Cây chuối là cây trồng mũi nhọn chủ lực trong phát triển nông nghiệp tại xã Bản Lầu, người dân trồng chuối cũng khấm khá lên từ cây chuối. Song điều đáng buồn là vài năm trở lại đây, tình trạng được mùa, mất giá đã xảy ra. Chuối được mùa nhưng gặp thời tiết không thuận lợi, nắng nóng, mưa lớn kéo dài đã làm diện tích chuối bị hư hỏng nhiều, chuối xuống màu, kéo theo phẩm cấp không đảm bảo. Mặt khác, do sự biến động của thị trường Trung Quốc nên giá chuối cũng bị ảnh hưởng, có khi bán ra chỉ được 3.000 đồng/ kg. Cụ thể là vụ tháng 1-2 giá chuối có thể lên tới 12.000đ/kg, trung bình là 10.000đ/kg giá cao như vậy bởi tháng 1-2 là trái vụ. Còn trong những tháng 9-11 thì giá chuối có thể xuống tới 5000đ/kg hoặc thậm trí là 3.000đ/kg điển hình như năm 2012 người nông dân trồng chuối đã thiệt hại đến hàng tỷ đồng do giá cả biến động xuống. Đầu ra nông sản không ổn định ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của nông dân, để cây chuối bám dễ lâu dài và phát huy được HQKT của cây chuối thì cần có sự chung tay của nhà nước, các doanh nghiệp chế biến nông sản và sự hỗ trợ của ngân hàng về vốn thì mới đem lại sự phát triển bền vững.
−Hạn chế thứ tư: Sản xuất kinh doanh chuối cần rất nhiều khâu chăm sóc cũng như vận chuyển sản phẩm, chính vì thế mà cần một lực lượng lớn lao động. Đó cũng là hạn chế lớn sau chi phí về vật tư sản xuất nêu trên, hiện nay sản xuất chủ yếu là con người chưa có máy móc thay thế vì yêu cầu kỹ thuật của máy móc chưa thể nào thay thế được con người. Đây vừa là thuận lợi mà vừa là hạn chế cần có biện pháp kết hợp để giảm hạn chế mà vẫn đảm bảo lợi ích trong sản xuất.
−Hạn chế thứ năm: Nông dân đang lạm dụng hoá chất trong sản xuất nông nghiệp đang làm ô nhiễm và suy kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất đều thấy có sự tham gia của các loại hoá chất ngay từ khâu làm giống cho đến khi thu hoạch. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm chuối thấp kém trên thị trường trong nước và quốc tế làm tổn hại đến khả năng nâng cao thu nhập cho nông dân. Chất lượng lao động nông nghiệp thấp kém không đáp ứng được yêu cầu của quá trình xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Vai trò của nhà nước đối với nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế chưa được thể hiện rõ nét.
Phần 4
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HQKT SẢN XUẤT CÂY CHUỐI MÔ TẠI XÃ BẢN LẦU