Tăng cường phối hợp liên kết “4 nhà” trong sản xuất chuối

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai. (Trang 90)

Liên kết tiêu thụ nông sản cần những giải pháp đồng bộ, ở nhiều địa phương, việc liên kết “4 nhà” được thực hiện rất hiệu quả, không chỉ tạo điều kiện cho bà con nông dân tiếp cận được các tiến bộ KHKT, hình thành tư duy làm ăn mới mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.

Để tránh phát triển ồ ạt, có định hướng, giữ ổn định chất lượng và sức tiêu thụ phải đẩy mạnh liên kết "bốn nhà". Hợp tác chặt chẽ giữa các nhà khoa học, các doanh nghiệp và đặc biệt là các chủ trang trại, hộ nông dân. Hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, trường đại học trong công tác đào tạo về kỹ thuật sản xuất, bảo quản chế biến cho cán bộ kỹ thuật nông dân. Trong tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, liên doanh liên kết với các sàn giao dịch nông sản để giới thiệu sản phẩm quả, phối hợp tốt để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, để tạo chỗ đứng cho sản phẩm chuối mô cần phối hợp với phòng kinh tế huyện xúc tiến xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm.

Trong sản xuất hình thành và phát triển các mối liên kết (theo chiều dọc, theo chiều ngang. Liên kết trực tiếp, liên kết gián tiếp,...) giữa nông hộ và cơ sở chế biến. Trong đó doanh nghiệp chế biến nông sản của Nhà nước đóng vai trò nòng cốt, trung tâm. Hình thức liên kết thông qua hợp đồng, ứng được các yếu tố đầu vào của sản xuất (vốn, giống, vật tư, đất đai, lao động...) và đầu ra của sản phẩm (mua bán nguyên liệu, dự trữ, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm sau chế biến,...) từ đó tạo ra mối quan hệ ngày càng gắn bó giữa nhà máy chế biến và nông hộ, đảm bảo tính ổn định, phát triển bền vững của cả nông hộ và nhà máy chế biến. Đồng thời, khắc phục được một bước những rủi ro thời tiết và thị trường.

Đẩy mạnh xây dựng mô hình liên kết. Sớm tập trung xây dựng và kiện toàn một số mô hình nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ (tổ hợp nông - công nghiệp - dịch vụ) trong từng vùng sản xuất nông sản tập trung, có khối lượng hàng hoá lớn theo quy hoạch; trong đó lấy doanh nghiệp chế biến làm nòng cốt, đầu tầu hướng dẫn, giúp đỡ các nông hộ, tổ chức kinh tế tập thể và các thành phần kinh tế khác sản xuất hàng hoá nông sản đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

Đa dạng hoá các hình thức liên kết, trong đó có hai hoặc nhiều chủ thể tham gia, như: doanh nghiệp chế biến nông sản nhà nước + chủ thầu, tư thương + nông hộ. Doanh nghiệp chế biến nông sản nhà nước + hợp tác xã. Hoặc các doanh nghiệp nhà nước về chế biến, cung ứng vốn, vật tư, tiêu thụ sản phẩm + hợp tác xã + hộ xã viên hợp tác xã, nông dân + các đơn vị nghiên cứu, chuyển giao khoa học và công nghệ,... Trong đó, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến nông sản của Nhà nước với hợp tác xã - người đại diện về lợi ích và trách nhiệm của hộ xã viên cần được khuyến khích phát triển. Đảm bảo liên kết hiệu quả, bền vững. Đảm bảo

nguyên tắc tự nguyện và quan trọng hơn là sự bình đẳng giữa các chủ thể về lợi ích, trong đó cần ưu tiên lợi ích đối với nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, những người sản xuất nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến nhằm tạo động lực tăng nhanh năng suất cây trồng, vật nuôi, giảm chi phí đầu vào của sản xuất nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm của công nghiệp chế biến

Các cấp chính quyền địa phương cần chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các chính sách phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng chế biến nông sản và ký kết hợp đồng sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; kiểm tra, phát hiện kịp thời những vướng mắc của doanh nghiệp và nông hộ, những trường hợp vi phạm hợp đồng. Hướng dẫn nông dân dùng giá trị quyền sử dụng đất để liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp chế biến nông sản, hoặc góp vốn cổ phần khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá. Chính quyền cấp huyện, nhất là cấp xã cần tích cực chỉ đạo, hỗ trợ nông dân thực hiện dồn điền, đổi thửa; bố trí sản xuất theo quy hoạch vùng nguyên liệu; giải quyết kịp thời các tranh chấp giữa người sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai. (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)