Mức độ bón phân chuồng tới HQKT

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai. (Trang 76)

Phân bón cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, giúp làm tăng năng suất cũng như độ màu mỡ của đất. Tuy nhiên, nó cũng có thể gây tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người nếu sử dụng quá mức. Chuối là loại cây trồng cho sản lượng lớn vì vậy yêu cầu về phân bón nhiều.

Thông qua việc điều tra và tổng hợp kết quả phân thành 3 mức bón phân chuồng tính trên diện tích là 1ha là 875- 1.200 kg/ha, 1.200- 1.500 kg/ha, 1.500- 1.950 kg/ha với 3 mức bón phân như trên tính toán được HQKT sản xuất chuối mô đối với từng mức bón.

Bảng 3.14: Phân tích ảnh hưởng của mức bón phân chuồng đến HQKT sản xuất chuối mô

Chỉ tiêu ĐVT Mức bón (kg/ha) Bình quân (n=45) 875- 1.200 (n=27) 1.200- 1.500 (n=13) 1.500- 1.950 (n=5) 1. Năng suất Tấn/ha 18,73 20,58 21,38 20,23 2. GO 1.000đ/ha 112.380,00 123.480,00 128.280,00 121.380,00 3. IC 1.000đ/ha 31.986,73 38.611,95 40.541,83 37.046,84 4. VA 1.000đ/ha 80.393,27 84.868,05 87.738,17 84.333,16 5. MI 1.000đ/ha 73.573,27 79.408,05 83.188,17 78.723,16 6. GO/IC Lần 3,51 3,20 3,16 3,29 7. VA/IC Lần 2,51 2,20 2,16 2,29 8. MI/IC Lần 2,30 2,06 2,05 2,14 9. MI/ công lđ 1000 đ 1.722,95 2.627,65 1.931,78 2.094,13

Các chất dinh dưỡng được cây chuối sử dụng hoặc bị mất đi do rửa trôi, bay hơi, cố định sinh học hoặc hoá học… Việc bón phân không chỉ cung cấp và đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng cho cây mà còn bù đắp lượng phân bị mất đi [20].

Với mức bón từ 1.200- 1.500 tấn/ha sẽ mang lại HQKT cao nhất, với năng suất bình quân đạt 20,58 tấn/ha, GO đạt 123.480,00 nghìn đồng/ha, IC là thấp nhất 38.611,95 nghìn đồng/ha. Nếu tính trên một đồng IC thì tỷ số GO/IC, VA/IC, MI/IC lần lượt là 3,20; 2,20; 2,06 lần. Như vậy nếu bỏ ra một đồng IC thì giá trị mang lại là rất lớn, với mức MI/ ngày công lao động đạt 2.627,65 nghìn đồng/ha cao hơn nhiều so với mức bón từ 875- 1.200 tấn/ha và bình quân chung.

Với mức bón từ 1.500- 1.950 tấn/ha sẽ mang lại HQKT là thấp nhất trong 3 mức bón phân, bởi sẽ làm cho IC cao nhất là 40.541,83 nghìn đồng/ha, nhưng việc tăng mức bón phân quá lớn cây cũng không thể hấp thụ hết vì vậy không phải giữa mức bón phân chuồng tăng tỷ lệ thuận với năng suất bình quân của chuối nên dù đầu tư phân chuồng khá nhiều nhưng không mang HQKT lớn.

Phân chuồng là loại phân có tác dụng tạo mùn rất tốt, cung cấp dinh dưỡng cho cây, giữ ẩm cho đất và khả năng giữ nước, đồng thời việc sử dụng phân chuồng sẽ có tác dụng bảo vệ đất bảo vệ môi trường hơn so với việc sử dụng phân bón hóa học, bên cạnh đó hộ gia đình nào có chăn nuôi trâu, bò thì sẽ tận dụng được nguồn phân bón và giảm được chi phí. Tuy nhiên trên thực tế địa phương có số lượng trâu bò rất ít nên không thể cung cấp đủ lượng phân bón cho chuối, lượng phân chuồng mà hộ gia đình ở đây bón cho chuối chủ yếu là mua ở bên Trung Quốc, hộ nông dân vẫn chưa chủ động được phân chuồng. Đồng thời việc bón ở mức quá nhiều không những không làm cho năng suất tăng cao mà chỉ tốn kém thêm IC một cách vô ích.

Vì vậy cần có sự hướng dẫn về kĩ thuật để người dân biết được định mức cho phép bón một lượng phân vừa đủ để tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo cho cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại năng suất cũng như chất lượng cao hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai. (Trang 76)