Hiện trạng sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai. (Trang 57)

3.3.2.1. Hiện trạng sản xuất cây chuối mô

Cây chuối mô được đánh giá là cây trồng mới phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng xã Bản Lầu, chi phí sản xuất thấp mà lại có tác dụng hạn chế xói mòn khi trồng trên đất đồi. Cây chuối mô đem lại HQKT cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa, sắn, ngô… và đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội lớn. Cây chuối mô được trồng tại xã từ năm 2000 nhưng tính đến cuối năm 2013 tổng diện tích chuối trồng trên địa bàn xã là 250 ha được trồng chủ yếu ở các thôn Na Lốc và Cốc Phương, diện tích cho thu hoạch là 200 ha, sản lượng thu hoạch đạt 3.500 tấn, giá trung bình 6000đ/kg, tổng trị giá đạt 21 tỷ đồng giảm 1 tỷ 750 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước (do

thị trường tiêu thụ không ổn định, giá thấp nên đã gây thiệt hại cho nông dân).

Bảng 3.6: Diện tích chuối của xã Bản Lầu năm 2011-2013

ĐVT: ha Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Bình quân (%) 2012/2011 2013/2012 Diện tích kinh doanh 150,00 177,00 200,00 118,00 113,00 115,50 Diện tích trồng mới 30,00 23,00 50,00 76,70 217,40 147,10 Tổng diện tích 180,00 200,00 250,00 111,10 125,00 118,10

(Nguồn: báo cáo tổng kết UBND xã Bản Lầu năm 2013, [15])

Giống và kỹ thuật sản xuất được người dân trao đổi từ các địa phương của huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) Quy hoạch phát triển vùng sản xuất chuối mô của huyện Mường Khương đến năm 2015 là 450 ha. Xã Bản Lầu hiện là điểm sáng trong phong trào thi đua sản xuất làm giàu và trật tự an ninh xã hội vùng biên, hiện diện tích chuối không chỉ bó hẹp trong phạm vi xã Bản Lầu mà còn được bà con các xã lân cận như Bản Sen, Lùng Vai học tập và nhân rộng. Bản Lầu đang trở thành nơi tham quan học tập kỹ thuật sản xuất chuối cho các vùng lân cận muốn tham gia trồng chuối. Đời sống vật chất cũng như văn hóa ngày càng được nâng cao như tại các thôn tiến hành điều tra là Cốc Phương, Na Lốc 1, Na Lốc 2, Na Lốc 3 thì các hộ nghèo lần lượt 0, 2, 2, 3. Cho thấy tỷ lệ hộ nghèo chiếm rất ít chủ yếu là các hộ mới kết hôn chưa có điều kiện phát triển kinh tế. Các hộ nông dân Bản Lầu có thu nhập

hàng tỷ đồng mỗi năm từ chính bàn tay lao động trên vùng đất khó khăn này, đã thể hiện ý chí vươn lên, quyết tâm đổi mới, không cam chịu đói nghèo của người dân. Bên cạnh đó, các lĩnh vực y tế, giáo dục có chuyển biến tích cực, trẻ em được học hành, gia đình chính sách được quan tâm. Song song với phát triển kinh tế - xã hội, đồng bào còn tích cực tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới, xây dựng đường biên giới ổn định, hòa bình, hữu nghị, cùng phát triển… Đây là những thành tích rất đáng trân trọng, đáng để nhiều địa phương khác học tập.

3.3.2.2. Năng suất và sản lượng chuối mô

Năng suất và sản lượng chuối của xã Bản Lầu liên tục tăng qua các năm bởi kinh nhiệm sản suất của người dân ngày càng được nâng cao cũng như mức độ đầu tư cao hơn, điều đó được thể hiện cụ thể qua bảng 3.7 dưới đây.

Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lượng chuối của xã Bản Lầu năm 2011-2013

ĐVT: ha

ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

So sánh (%) Bình quân (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 Tổng diện tích Ha 180,00 200,00 250,00 111,10 125,00 118,10 Diện tích thu hoạch Ha 150,00 177,00 172,00 118,00 92,70 105,40 Năng suất Tấn/ha 19,30 20,90 20,30 108,30 97,10 102,70 Sản lượng tươi Tấn 2.900,00 3.700,00 3.500,00 127,60 94,60 111,10 Giá bán 1000 đ 8,00 6,00 6,50 75,00 108,33 91,67 Giá trị sản xuất 1000 đ 23.200.000,00 22.200.000,00 22.750.000,00 95,69 102,48 99,09

Diện tích thu hoạch của chuối ngày càng tăng lên, diện tích trồng mới cũng càng ngày mở rộng và tăng nhanh nhất là giai đoạn năm 2012-2013 diện tích trồng thêm lên tới 50 ha. Năng suất ngày càng được nâng cao do người dân có thêm nhiều kinh nhiệm sản suất, tuy nhiên sản lượng chuối năm 2013 giảm là do ảnh hưởng của mưa đá và bão vào tháng 3 làm cho chuối bị gãy và thiệt hại lớn. Cuối năm 2013 được sự hỗ trợ và khuyến khách của huyện và thị trường chuối khan hiếm làm cho giá thành đẩy lên cao, người dân vùng Na Lốc đã trồng mới 50 ha chưa kể cải tạo lại vườn chuối thiệt hại do bão. Đầu năm 2014 UBND xã cùng với các hộ nông dân trồng chuối Vùng Na Lốc đã có kế hoạch trồng mới và trao đổi kinh nhiệm phòng chống thiệt hại do bão gây ra cho chuối, hiện tại vùng trồng chuối mới phát triển rất tốt và có thể cuối tháng 10 năm nay sẽ cho thu hoạch vụ đầu tiên ước tính sản lượng đạt 1.000 tấn chuối tươi. Nỗ lực phục hồi và mở rộng diện tích đang được triển khai rất tốt và đúng kế hoạch, chỉ tiêu.

Bảng 3.8: Năng suất, sản lượng chuối mô và dứa của các hộ điều tra

Chỉ tiêu

Chuối mô Dứa bình

quân (n=25) So sánh chuối/dứa (lần) Hộ giàu (n=5) Hộ khá (n=11) Hộ TB (n=29) Bình quân (n=45) Diện tích (ha) 16,00 26,00 49,00 2,02 1,82 1,11 Sản lượng (tấn) 338,00 518,00 981,00 40,82 29,70 1,37 Năng suất (tấn/ha) 21,10 19,90 20,00 20,19 16,32 1,24

(Nguồn: tổng hợp và phân tích từ số liệu điều tra, năm 2013)

Thực tế điều kiện khí hậu vùng Na Lốc xã Bản Lầu rất phù hợp để phát triển cây chuối mô, năng suất chuối liên tục tăng qua các năm, cùng với kinh nhiệm tích lũy được khi làm thuê bên Hà Khẩu (Trung Quốc) người dân đã mạnh dạn đầu tư. Diện tích chuối tăng qua các năm nhanh chóng, năng suất cũng tăng lên. Hộ giàu có năng suất cao hơn hẳn trung bình của xã, đạt 21,1 tấn/ha cho thấy kinh nhiệm cũng như mức độ đầu tư của các nhóm hộ khác nhau nên hiệu quả đem lại cũng không giống nhau. Các hộ giàu có mức đầu tư lớn hơn nên năng suất cũng như chất lượng quả cao hơn các hộ thuộc nhóm hộ khá và trung bình, diện tích tập trung hạn chế được chi phí mua máy bơm nước, vẫn chuyển và các công cụ phục vụ sản xuất khác.

3.3.2.3. Tình hình sử dụng giống

Phần lớn các hộ đều sử dụng giống chuối do Trung Quốc sản xuất theo phương pháp nhân mô nơi mà trước đây họ đi làm thuê và học tập kinh nhiệm về trồng nên chất lượng giống chưa đảm bảo và giá thành cây giống cao làm tăng chi phí sản xuất, giá cây giống cũng biến động theo giá sản phẩm chuối. Nếu giá sản phẩm chuối cao thì giá cây giống cũng bị đẩy lên cao và ngược lại nếu giá chuối thấp thì giá giống giảm theo nhưng giảm không đáng kể. Việc giá giống quá cao như hiện nay là 7000đ-10.000đ/cây chuối mô làm cho người dân không mạnh dạn mở thêm diện tích trồng chuối và quan trong hơn cả là bị phụ thuộc quá nhiều vào thương lái của Trung Quốc từ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích quả rồi lại đầu ra không ổn định đã nhiều lần làm dân lao đao không chỉ là cây chuối mà còn các cây trồng khác như dứa là những cây trồng chủ lực.

Trong 2 năm trở lại đây từ năm từ năm 2012 đã có 2 hộ mạnh dạn và quết tâm học hỏi kỹ thuật nhân giống cây chuối mô từ bên Trung Quốc về nhân giống tại xã là hộ ông Vàng Phủng thôn Na Lốc 3 và Giàng Sài Na Lốc 2 hàng năm sản xuất ra trung bình khoảng 60.000 cây giống đáp ứng gần 40 ha diện tích chuối. với giá bán là 6.500-7.500đ/cây. Với việc nhân giống tại chỗ sẽ tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hạn chế giá thành cây giống cũng như ít bị phụ thuộc vào cây giống Trung Quốc.

3.3.2.4. Tình hình sử dụng các kỹ thuật chăm sóc và thu hái

Sản phẩm chuối sau khi thu hoạch được vận chuyển bán cho các tư thương Trung Quốc, vì các thôn trồng chuối giáp ranh với huyện Hà Khẩu và đường đi lại đã được dải nhựa hoặc bê tông cứng hóa rất thuận tiện cho việc vận chuyển. Sản phẩm chuối không phải bảo quản, chuối thu hoạch bao nhiêu thì bán bấy nhiêu. Việc tiêu thụ cũng không gặp khó khăn gì chỉ cần lưu ý khi vận chuyển không để chuối bị dập thâm vỏ dẫn đến giá bán thấp.

Giống và kỹ thuật được người dân bản địa trao đổi với các hộ dân và doanh nghiệp huyện Hà Khẩu (Trung Quốc).

Kỹ thuật chăm sóc: kỹ thuật chăm sóc ảnh hưởng rất lớn tới năng suất cũng

như chất lượng vườn chuối cho vụ sau, việc sử dụng phân bón, thuốc kích thích đúng thời điểm và liều lượng quyết định tới năng suất mẫu mã sản phẩm sau này. Nếu bẻ hoa và cắt hoa cái không sớm hay muộn 1- 2 ngày thì đồng nghĩa với việc quả chuối sau này không được căng đầy và to đều. Việc phun thuốc kích thích cũng

cần phải chính xác thời gian và quan sát sự thay đổi thời tiết nhất là thời kỳ cây ra hoa không được bị khô hạn.

Trước khi cây cho thu hoạch 3,5- 4 tháng thì người trồng chuối phải thường xuyên cắt những cây con mọc sát với cậy chuối mẹ, chỉ để lại 1 cây cách xa cây mẹ ít nhất 0.5m để làm giống cho vụ năm sau, nếu vườn đất tốt có thể để 2 cây. Việc cắt tỉa hay để lại cây con cũng cần phải khéo léo đảm bảo không ảnh hưởng tới cây mẹ cũng như lây lan sâu bệnh hại từ vụ trước sang vụ sau. Sau khi phun thuốc kích thích quả lớn được 1 ngày thì tiến hành bao buồng bằng túi nilon tránh sự phá hoại của sâu bệnh.

Thu hái: Chuối được thu hoạch mỗi năm một lần, độ chín thu hái của chuối là lúc độ già đạt 85 - 90%. Lúc đó vỏ chuối còn xanh thẫm, quả đã lớn hết cỡ, đầy đặn, hầu như không còn gờ cạnh, thịt chuối có màu trắng ngà đến vàng ngà. Độ chín thu hái của chuối thường đạt được sau 115 - 120 ngày phát triển kể từ khi trổ hoa. Thu hoạch chủ yếu bằng phương pháp thủ công, chuối trồng trên đồi, vận chuyển xa, vào mỗi vụ thu hoạch chuối phải huy động một số lượng lao động lớn để gùi, rồi chở chuối từ đồi xuống các điểm bên Hà Khẩu (Trung Quốc) nơi xe tải có thể vào được, việc thu hoạch chuối một cách thủ công như vậy làm cho chuối dễ bị dập, ảnh hưởng đến chất lượng chuối và giá thành sản phẩm, chi phí vận chuyển cao vì thế chi phí cho khâu thu hoạch lớn ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ trồng chuối.

Thu hoạch quá sớm có lợi về giá bán nhưng chuối chưa đảm bảo về chất chất lượng dẫn đến HQKT thấp. Thu hoạch quá muộn chuối ngon nhưng số lượng suy giảm mặc dù giá thành cao tuy vậy HQKT cũng không được cao. Chênh lệch giá cả của chuối chính vụ và chuối trái vụ là rất lớn từ 3000đ-4000đ/kg vì vậy cần phải có hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông để giúp người dân có thể nắm bắt kỹ thuật trồng chuối trái vụ nhằm nâng cao HQKT của cây chuối mô.

Bảo quản sau thu hoạch: việc tiêu thụ chuối của người nông dân thường là

bán quả tươi, không gặp khó khăn trong việc thu mua. Vì vậy việc bảo quản không cần quá khắt khe, sau khi chuối được chặt từ cây thì chuyển đến nơi xe tải của các thương lái trung quốc có thể vào được. Nhưng cũng cần lưu ý che mát không để nắng chiếu vào làm ảnh hưởng đến mẫu mã quả.

3.3.2.5. Tình hình tiêu thụ

Dù trong lĩnh vực nghành nghề nào thì việc tiêu thụ sản phẩm luôn là câu hỏi nan giải, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp thì tiêu thụ sản phẩm càng phải được đặt lên hàng đầu và quan trọng nhất. Ngay từ khi lập kế hoạch sản xuất đã cần phải

đặt câu hỏi sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? 3 câu hỏi lớn đó đã nói lên tầm quan trọng của tiêu thụ hàng hóa bởi muốn thành công trong kinh doanh sản xuất thì việc quan trọng là đánh vào đúng nhu cầu của người tiêu dùng chứ không phải theo sở thích của người sản xuất. Người sản xuất kinh doanh cần phải cân nhắc các quyết định để lựa chọn được phương án tối ưu nhằm giảm chi phí sản xuất và tối ưu hóa lợi nhuận, lường trước được các rủi ro có thể gặp phải và các phương án dự phòng. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên nên việc gặp rủi ro là rất lớn và thiệt hại không thể tránh khỏi khi sản xuất lớn theo hướng hàng hóa tập trung.

Làm thế nào để sản phẩm mình bán ra với giá cao không phải việc đơn giản nhất là với sản phẩm chuối là sản phẩm tươi không qua sơ chế hay chế biến, qua tìm hiểu thì các hộ sản xuất chuối chủ yếu là tiêu thụ gián tiếp, nghĩa là bán cho các thương lái Trung Quốc và một số ít bán cho thương lái Việt Nam trong dịp tết nhưng không đáng kể, không thể coi là thị trường tiêu thụ chính của chuối. Sau đó các thương lái Trung quốc dấm chín rồi bán cho người tiêu dùng hoặc các nhà máy bia để làm nguyên liệu sản xuất. Với giá bán thời điểm đúng vụ là trong khoảng thời gian tháng 9 tháng 11 là từ 4.500đ đến 5000đ/kg thời điểm trái vụ là 10.000đ đến 12.000đ/kg vào tháng 1 tháng 3. Với mức chênh lệch giá của chính vụ và trái vụ cao như vậy làm cho người nông dân trồng chuối thất thoát đến hàng chục triệu đồng trên 1 ha chuối, đặt ra bài toán kinh tế cần phải được cơ quan quản lý, cơ quan chức năng và người dân tìm ra giải pháp nhằm thu lợi nhuận tối đa khi mà sản xuất ra sản phẩm tốt nhưng lại bị thất thoát trong giá cả, cần có kế hoạch sản xuất hợp lý và tạo được thương hiệu và thị trường mạnh cho nghành sản xuất chuối trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô tại xã Bản Lầu-huyện Mường Khương-tỉnh Lào Cai. (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)