Do tính phức tạp của vấn đề đánh giá HQKT sản xuất chuối mô đòi hỏi phải có một hệ thống chỉ tiêu đảm bảo tính thống nhất về nội dung với hệ thống chỉ tiêu của nền kinh tế quốc dân và ngành nông nghiệp; đảm bảo tính toàn diện và hệ thống; đảm bảo tính khoa học và dễ tính toán [11]. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số hệ thống chỉ tiêu:
•Những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh:
−Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross Output): Được tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm trên một diện tích trong một giống nhất định hoặc nó là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra trong một mô hình kinh tế gồm cả giá trị để lại tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường trong một chu kỳ sản xuất nhất định thường là một năm. Với cây chuối mô thì giá trị sản xuất được tính bằng sản lượng thu hoạch nhân với giá bán thực tế ở địa phương.
−Chi phí trung gian (IC - Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất thường
xuyên bằng tiền mà chủ thể phải bỏ ra để thuê, mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra một khối lượng sản phẩm như: giống, phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuỷ lợi, lãi suất tiền vay,…
−Giá trị gia tăng (VA - Value Added) là phần giá trị tăng thêm của người lao động khi sản xuất trên một đơn vị diện tích, nó được tính bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất và giá trị trung gian trong một chu kỳ sản xuất. Nó chính là phần giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó.
VA = GO - IC
−Thu nhập hỗn hợp (MI - Mix Income) là thu nhập thuần tuý của người sản xuất, đảm bảo cho đời sống và tích lũy cho người sản xuất. Bao gồm thu nhập của công lao động (lao động chân tay và lao động quản lý) và lợi nhuận thu được khi người sản xuất trên từng cây trồng trên một đơn vị diện tích trong một chu kỳ sản xuất.
MI = [VA - (A +T)]
A: Giá trị khấu hao; T: Giá trị thuế nông nghiệp (nếu có)
−Lợi nhuận (Pr - Profit): Là phần lãi ròng trong thu nhập hỗn hợp trừ đi công lao động gia đình.
Pr =MI - L x Pi Trong đó: L: Số công lao động của gia đình; Pi: Giá ngày công lao động ở địa phương.
2.5.3. Những chỉ tiêu phản ánh HQKT sản xuất chuối mô
Ngoài các chỉ tiêu chung giống như các ngành kinh tế khác, sản xuất cây chuối mô được đánh giá HQKT qua các chỉ tiêu chính sau:
−GO, VA, MI, Pr lần lượt tính cho 1 ha đất trồng trọt. −GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 ngày công lao động. −GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 đồng chi phí trung gian. −GO, VA, MI, Pr lần lượt tính trên 1 đồng tổng chi phí. −Năng suất lao động: Năng suất lao động = GO/LĐ. −Chi phí trên đơn vị diện tích = IC/1 ha.
−GO,IC,VA lần lượt tính trên 1kg quả tươi được thu.
Nói đến vấn đề HQKT của một ngành sản xuất vật chất cụ thể, người ta thường quan tâm đến lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
−Tạo thêm được các công trình kiến trúc hạ tầng kinh tế và vùng dân sinh được hình thành khi sản xuất cây chuối mô. Góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, công nghiệp hoá hiện đại hoá.
−Thực hiện định canh định cư, phát triển kinh tế mới làm thay đổi điều kiện kinh tế và xã hội nông thôn miền núi. Góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ.
−Góp phần tích cực vào thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước như xoá đói giảm nghèo, bài trừ tệ nạn xã hội, kế hoạch hoá gia đình. Xây dựng môi trường sinh thái bền vững cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của cộng đồng. Phát huy lợi thế so sánh vùng. Mở rộng được quan hệ đối ngoại và thị trường tiêu thụ.
2.5.5. Những chỉ tiêu về cải tạo môi trường sinh thái
Sản xuất cây chuối mô trên địa bàn trung du miền núi có ý nghĩa lớn đối với môi trường sinh thái, vì vậy phát triển sản xuất cây chuối mô sẽ góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường từ chỗ mất cân bằng đến cân bằng và phục hồi hệ sinh thái bền vững.
−Bảo vệ đất chống xói mòn bằng các mô hình kinh tế vườn đồi, vườn nhà, mô hình nông lâm kết hợp dải băng cây phân xanh, cây họ đậu giúp giữ nước cản dòng chảy, giữ đất, cải tạo đất, tạo môi trường sinh thái bền vững, trong lành.
−Nâng cao độ che phủ của đất, giữ và bảo vệ nguồn nước, bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên đất và nước hiện có là các chỉ tiêu bảo vệ môi trường sinh thái.
Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của xã Bản Lầu
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Bản Lầu là xã biên giới, vùng thấp của huyện Mường Khương, cách trung tâm huyện 30 km về phía Tây Nam, cách Thành phố Lào Cai 20 km về phía Đông Bắc.
−Phía Đông giáp xã Bản Xen, huyện Mường Khương. −Phía Tây giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. −Phía Bắc giáp xã Lùng Vai, huyện Mường Khương.
−Phía Nam giáp xã Bản Cầm và Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Bản Lầu là xã biên giới, vùng thấp của huyện Mường Khương, diện tích tự nhiên là 5.711 ha, bằng 10,27% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Mường Khương. Có đường biên giới quốc gia dài 13,5 km là điều kiện thuận lợi để giao lưu thương mại, trao đổi kinh tế, văn hóa trong và ngoài vùng cũng như nước bạn Trung Quốc; toàn xã có 1.404 hộ và 6.140 nhân khẩu, là xã có địa bàn rộng bao gồm 21 thôn, trong đó có 7 thôn giáp giới ; toàn xã gồm 11 dân tộc anh em, trong đó, người dân tộc thiểu số chiếm 73%: dân tộc Mông 32%, dân tộc kinh 27%, dân tộc giáy 16%, dân tộc Nùng 13%, dân tộc Dao 10% còn lại là dân tộc khác, trình độ nhận thức của người dân tương đối đồng đều. Xã có 1 Đảng bộ với 192 đảng viên, gồm 26 chi bộ, trong đó có 1 chi bộ quân sự, 4 chi bộ nhà trường và 21 chi bộ nông thôn.
Xã Bản Lầu gồm các thôn: Cốc Chứ, Làng Ha, Lùng Cẩu, Na Nhung 1, Na Nhung 2, Na Lin, Bổ Quý, Trung Tâm, Na Pao, Lùng Tao, Thủ Lùng, Na Mạ 1, Na Mạ 2, Đồi Gianh, Pạc Bo, Na Lốc 1, Na Lốc 2, Na Lốc 3, Na Lốc 4, Cốc Phương. Những năm trở lại đây bức tranh kinh tế của xã Bản Lầu có nhiều khởi sắc. Trong nhiều yếu tố thì việc tận dụng lợi thế vườn rừng, nắm bắt cơ hội chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong đó chú trọng chuyên canh 2 loại cây chuối và dứa hàng hóa đã giúp nhiều hộ dân nơi đây vươn lên thoát nghèo và trở nên giàu có [17].
3.1.1.2. Địa hình, địa thế
Nằm trong hệ thống cao nguyên cổ Bắc Hà thuộc dãy Tây Côn Lĩnh nên Bản Lầu có địa hình khá phức tạp và chia cắt. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ
400- 500m. Là vùng núi đá vôi phong hoá, hiện tượng Castơ hoạt động khá mạnh tạo nên nhiều suối ngầm. Điều kiện địa hình cũng gây nhiều khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, sắp xếp dân cư, giao lưu phát triển kinh tế, xã hội và công tác quản lý.
3.1.1.3. Khí hậu thủy văn
Bản Lầu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tính chất khí hậu lục địa. Một năm có 4 mùa nhưng ranh giới không rõ rệt, mùa hè và mùa đông kéo dài. Nhiệt độ trung bình từ 24-270C, thấp nhất 150
c, rét đậm vào tháng 12 và tháng 1 năm sau, nắng nóng vào tháng 5 tháng 6, tháng 7, đôi khi xuất hiện sương muối vào tháng 10, 11, 12, mùa mưa thường có gió lốc. Hướng gió chính là Đông Nam. Lượng mưa trung bình 1.500 mm. Mưa nhiều tập trung vào tháng 5, 6, 7, độ ẩm trung bình 70-72% [15].
Bảng 3.1: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ không khí trung bình năm 2013 của xã Bản Lầu
Tháng Nhiệt độ (0
C) Lượng mưa (mm) Ẩm độ không khí (%)
1 18,50 38,20 87,00 2 15,26 53,50 88,00 3 24,97 49,00 86,00 4 28,10 165,00 85,00 5 31,77 257,50 70,00 6 32,23 309,50 65,00 7 32,97 362,00 60,00 8 31,65 484,00 50,00 9 30,73 385,50 60,00 10 29,74 316,50 64,00 11 26,13 140,50 62,00 12 22,32 25,50 63,00 TB 27,03 215,56 70,00
(Nguồn: UBND xã Bản Lầu năm 2013, [15])
Bản Lầu có hai con suối lớn là suối Na Nhung và suối Na Lốc bắt nguồn từ xã Nậm Chảy và khu vực Cao Sơn, lưu lượng nước của các suối chính khá ổn định kết
hợp với các khe suối nhỏ tạo nên mạng lưới thuỷ văn khá dày, phục vụ tốt cho sản xuất và sinh hoạt. Ngoài ra đây còn là tiềm năng lớn cho việc phát triển hệ thống thuỷ điện vừa và nhỏ trên địa bàn xã.
3.1.1.4. Thổ nhưỡng và các đặc điểm đất đai
Theo kết quả khảo sát, nghiên cứu của Viện thổ nhưỡng nông hoá, địa bàn của xã gồm 05 nhóm đất chính sau.
Nhóm đất Feralit vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên núi trung bình từ 700 – 1200m. Nhóm đất Feralit vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên núi thấp từ 300 – 700m. Nhóm đất Feralit vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất vùng đồi từ 250 – 300m. Nhóm đất nâu đỏ trên đá vôi.
Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ.
Đất đai có độ dày tầng canh tác >50cm chiếm 72%, độ dày tầng canh tác < 50cm chiếm 28%. Độ phì đất cấp 1 & 2 (tốt và rất tốt) chiếm đến 85,6% tập trung ở vùng đồi và vùng thung lũng, độ phì cấp 3 (trung bình) chiếm 11,9% chủ yếu ở vùng núi thấp, độ phì cấp 4 (xấu) chỉ chiếm 2,5% ở khu vực núi cao, độ dốc lớn [15].
Điều kiện về thổ nhưỡng có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp như: trồng cây lương thực (lúa, ngô) và đặc biệt là những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như: Dứa, chuối, chè, cao su...
3.1.1.5. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Bản Lầu là 5.711,0 ha, bằng 10,27% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Mường Khương. Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 3.635,42ha chiếm 69,35% diện tích đất nông nghiệp, chủ yếu là diện tích cây chuối và cây dứa.
Diện tích cây chuối được mở rộng thêm nhờ tận dụng các vùng đất đồi, và chuyển đổi diện tích đất trồng chè cằn và hết chu kì kinh doanh sang trồng chuối. Đây chính là thế mạnh của xã từ nguồn lợi phát triển trồng cây ăn quả kết hợp trang trại nhỏ đem lại thu nhập đáng kể cho hộ gia đình, tạo công ăn việc làm, từng bước nâng cao đời sống của người dân. Đây là biện pháp đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sử dụng đất một cách có hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn, đúng mục đích hơn mà quan trọng hơn hết đó là mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Bảng 3.2 dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về tình hình sử dụng và phân bổ đất đai của xã giai đoạn 2011-2013.
Bảng 3.2: Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của xã Bản Lầu giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phát triển (%)
DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) DT(ha) CC(%) 2012/2011 2013/2012 2013/2011 BQ Tổng diện tích tự nhiên 5.711 100 5.711 100 5.711 100 - - - -
1. Đất nông nghiệp 5.493,41 96,19 5.402,03 94,59 5.242,13 91,79 98,34 97,04 95,43 96,93 1.1.Đất sản xuất nông nghiệp 3.843,74 69,97 3.761,44 69,63 3.635,42 69,35 97,86 96,65 94,58 96,36
1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 629,55 16,38 624,78 16,61 621,00 17,08 99,24 99,39 98,64 99,09 1.1.2. Đất trồng cây lâu năm 3.214,19 53,59 3.136,66 53,02 3.014,42 52,27 97,59 96,10 93,78 95,82 Đất trồng chuối 180,00 3,15 200,00 3,50 260,00 4,55 111,11 130,00 144,44 128,52 Đất trồng dứa 700,00 12,26 720,00 12,61 750,00 13,13 102,86 104,17 107,14 104,72 1.2. Đất lâm nghiệp 1.171,74 21,33 1.149,01 21,27 1.014,00 19,34 98,06 88,25 86,54 90,95 1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 19,00 0,35 22,40 0,41 27,00 0,52 117,89 120,54 142,11 126,85 1.4. Đất nông nghiệp khác 249,63 4,54 176,94 3,28 135,25 2,58 70,88 76,44 54,18 67,17 2. Đất phi nông nghiệp 409,48 7,17 436,89 7,65 453,45 7,94 106,69 103,79 110,74 107,07 2.1. Đất thổ cư 144,49 2,53 147,34 2,58 161,05 2,82 101,98 109,30 111,46 107,58 2.2. Đất chuyên dùng 222,73 3,90 222,73 3,90 222,73 3,90 100,00 100,00 100,00 100,00 2.3. Đất phi nông nghiệp khác 42,26 0,74 66,82 1,17 69,67 1,22 158,11 104,27 164,86 142,42
3. Đất chưa sử dụng 23,99 0,42 15,99 0,28 15,42 0,27 - - - -
Đất sản xuất nông nghiệp của xã là 3.635,42ha chiếm 63,66% so với tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất trồng cây hàng năm là 621ha chủ yếu nằm dọc theo các bờ suối và các thung lũng với năng suất ước đạt khoảng 5,8 đến 6,4 tấn/ha/vụ.
Diện tích dứa: 750ha, trong đó diện tích cho thu hoạch 500 ha, sản lượng đạt 12.500 tấn, giá bình quân 4.500 đồng/kg, giá trị đạt 56 tỷ đồng, tăng hơn 36 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2012 (năm 2012 do thị trường tiêu thụ không ổn định, giá thấp nên đã gây thiệt hại cho nhân dân khoảng trên 20 tỷ).
Diện tích chuối: 260ha được trồng chủ yếu ở các thôn Na Lốc và Cốc Phương, sản lượng cho thu hoạch đạt 3.500 tấn, giá trung bình 6000 đồng/kg, tổng trị giá đạt 21 tỷ đồng.
3.1.1.6. Tài nguyên rừng, khoáng sản
Xã có tài nguyên rừng khá phong phú, là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều nguồn gen quý của các loài động, thực vật cận và á nhiệt đới. Diện tích đất có khả năng phát triển rừng của xã khá lớn là một tiềm năng cho phát triển lâm nghiệp, tuy nhiên độ che phủ rừng của toàn xã còn thấp chỉ đạt >32%.
−Tổng diện tích rừng khoanh nuôi bảo vệ: 914ha −Diện tích rừng trồng mới: 31ha
−Diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh: 50ha
Thường xuyên tuyên truyền cho các thôn không phát, phá rừng làm nương trái phép, phòng chống cháy rừng vào mùa khô hanh, đã giao khoán 914 ha rừng đầu nguồn cho 10 thôn tham gia bảo vệ. Trong năm vẫn xảy ra một số vụ phát rừng làm nương trái phép, như ở các thôn Na Mạ, Đồi Gianh, Pạc Bo đã được UBND xã phối hợp với lượng lượng kiểm lâm xử lý kiên quyết và thông báo rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh của xã.
Tài nguyên khoáng sản của xã có mỏ sắt Na Lốc có trữ lượng vừa, hiện đang được khai thác tận thu, trữ lượng đá xây dựng khá lớn đã được quy hoạch trong vùng trọng điểm khai thác đá xây dựng của tỉnh.
Điều kiện tự nhiên của xã Bản Lầu cơ bản thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá, thuận lợi cho việc hình thành các vùng sản xuất lớn đối với các loại cây trồng có giá trị kinh
tế cao như: Chè, dứa, chuối, cao su,... Kết hợp gắn sản xuất với bảo quản, chế biến nâng cao chất lượng hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm.
Vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú là điều kiện cho phát triển giao lưu thương mại, trao đổi hàng hoá, văn hoá trong và ngoài vùng, đây cũng là động lực cho việc phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng các ngành sản xuất phi nông nghiệp và thương mại, dịch vụ.
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội của xã Bản Lầu
3.2.1. Điều kiện kinh tế lao động của xã Bản Lầu
3.2.1.1. Dân số và lao động * Lao động
−Số lao động trong độ tuổi: 2.276 lao động.
−Cơ cấu lao động: Nông nghiệp chiếm 74,8%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 4,22%, thương mại, dịch vụ chiếm 10,76%, phi nông nghiệp khác chiếm 10,22%.
−Lao động phân theo kiến thức phổ thông: −Tiểu học: 54,44%.